Hạn chót đóng cửa chính phủ đặt ra phép thử đối với tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Các thành viên Quốc hội đang bị phân cực hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, rất khó để các nhà lập pháp thoả hiệp.
Quang cảnh bên ngoài trụ sở Quốc hội Mỹ ở Washington, D.C. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang chạy đua để ngăn chặn một kịch bản chính phủ đóng cửa một phần trong vòng chưa đầy hai tuần nữa, họ cũng phải đối mặt với một câu hỏi: Liệu các nhà lập pháp, và đặc biệt là một nhóm nhỏ nhưng đầy quyền lực gồm những đảng viên Cộng hòa theo đường lối cứng rắn, có khả năng thỏa hiệp hay không.
Theo hãng tin Reuters, các đảng viên đảng Cộng hòa cho biết với thế đa số mỏng manh 221-212 tại Hạ viện, họ sẽ dành cả tuần tới để tìm cách thông qua các dự luật chi tiêu cả năm dự kiến khó có cơ hội thông qua tại Thượng viện do đảng Dân chủ chiếm đa số.
Dân biểu đảng Cộng hòa Tom Cole bày tỏ: “Chúng ta không nên cố gắng gây cản trở lẫn nhau về vấn đề này. Chúng ta đều xác định gần như phần lớn mỗi đảng muốn duy trì hoạt động của chính phủ”. Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries cũng đưa ra quan điểm tương tự.
Theo dữ liệu phân tích voteview.com của hãng tin Reuters – một công cụ được các nhà khoa học chính trị phát triển để đo lường tinh thần đảng phái, các thành viên Quốc hội đang bị phân cực hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, rất khó để các nhà lập pháp thoả hiệp.
Video đang HOT
Jeff Lewis – một nhà khoa học chính trị tại Đại học California, Los Angeles, người vận hành voteview.com – cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ gặp phải tình trạng nào như thế này.
Không có bất kỳ chiến lược nào có thể giành được phiếu bầu từ đảng Dân chủ trong tình huống như này”.
Để tránh kịch bản chính phủ đóng cửa, trách nhiệm của Quốc hội Mỹ là tài trợ cho chính phủ. Hạ viện và Thượng viện phải nhất trí cấp kinh phí cho chính phủ theo một cách nào đó, và tổng thống phải ký ban hành dự luật thành luật. Quốc hội thường dựa vào cái gọi là “nghị quyết tiếp tục”, hay CR, để tạm thời cấp tiền hoạt động cho các văn phòng chính phủ trong thời gian đàm phán về ngân sách đang diễn ra.
Mike Johnson, người kế nhiệm ông Kevin McCarthy của đảng Cộng hòa làm Chủ tịch Hạ viện vào tháng trước sau ba tuần nhậm chức đã gửi đi những tín hiệu lẫn lộn về việc thông qua một nghị quyết tiếp tục sẽ tài trợ cho chính phủ đến ngày 15/1, với phương án có thể kéo dài thêm đến tháng 4 nếu cần thêm thời gian để đàm phán.
“Ông ấy vẫn chưa quyết định kế hoạch sẽ như thế nào”, Lãnh đạo Đa số Hạ viện Steve Scalise nói với các phóng viên tại Điện Capitol ngày 3/11.
Trả lời kênh Fox News ngày 5/11, Chủ tịch Hạ viện Johnson cho biết ông và các cố vấn của mình đã làm việc suốt cuối tuần để tìm ra một biện pháp tạm thời cho phép họ có thời gian để tiếp tục quá trình phân bổ ngân sách.
Các thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa ở cả hai viện đều tin rằng một nghị quyết tiếp tục là điều khó tránh khỏi. Nhưng hiện tại, Chủ tịch Hạ viện mới cần cho các đảng viên đảng Cộng hòa theo đường lối cứng rắn thấy được cam kết của ông đối với yêu cầu của họ rằng Hạ viện phải thông qua đầy đủ dự luật phân bổ ngân sách năm 2024 trước khi banhành một nghị quyết tiếp tục.
Hạ viện đã thông qua hai trong số ba dự luật chi tiêu của đảng Cộng hòa trong chương trình nghị sự vào tuần trước, bao gồm các hoạt động của quốc hội và môi trường. Điều đó nâng tổng số dự luật chi tiêu được thông qua của đảng này lên 7trong số 12 dự luật cần thiết. Trong khi đó, Thượng viện đã thông qua 3 dự luật với sự hỗ trợ của lưỡng đảng.
“Rõ ràng, các cam kết đã được đưa ra và động lực phải được duy trì. Nhưng chúng ta đang tiến gần đến ngày 17/11. Việc gia hạn là cần thiết”, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Frank Lucas nói.
Tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ giới thiệu dự luật viện trợ cho Israel, không có Ukraine
Đây là một gói viện trợ riêng cho Israel, trái ngược với yêu cầu tài trợ lớn hơn của của Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó có cả viện trợ cho Ukraine.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. Ảnh: CNN
Theo Bloomberg ngày 31/10, Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa chiếm đa số với Chủ tịch mới Mike Johnson đứng đầu, đã đưa ra một kế hoạch viện trợ trị giá 14,3 tỷ USD cho riêng Israel, trái ngược với sáng kiến 106 tỷ USD của Nhà Trắng bao gồm cả viện trợ cho Ukraine.
Cụ thể, Bloomberg lưu ý rằng đây là một gói viện trợ riêng cho Israel, trái ngược với yêu cầu tài trợ lớn hơn của của Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó có cả viện trợ cho Ukraine và Đài Loan. Gói mới trên cũng không bao gồm viện trợ nhân đạo cho dân thường ở Gaza như Nhà Trắng yêu cầu.
Sáng kiến của ông Johnson cung cấp viện trợ 14,3 tỷ USD cho Israel được thực hiện bằng cách cách cắt một phần ngân sách từ Đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống Biden. Bloomberg viết: "Việc cắt giảm này là một sự phá vỡ tiền lệ vì Quốc hội Mỹ thường không cắt giảm các chương trình khác để chi trả cho chi tiêu khẩn cấp".
Gói viện trợ trên là một trong những sáng kiến lập pháp quan trọng đầu tiên của tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ và ông Johnson nói với các phóng viên rằng dự luật có thể được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện vào ngày 2/11 tới. Ông Johnson đã thảo luận về gói này với Tổng thống Biden vào tuần trước.
"Việc tách khoản viện trợ cho Ukraine khỏi gói tài trợ cho Israel tạo ra nguy cơ Quốc hội sẽ không tiếp tục hỗ trợ cho cuộc phản công của Kiev trước các lực lượng Nga, đặc biệt nếu Đảng Cộng hòa tại Hạ viện lặp lại nỗ lực hồi tháng 9 nhằm yêu cầu thay đổi luật nhập cư của Mỹ để đổi lấy nguồn tài trợ cho Ukraine", Bloomberg nêu rõ.
Theo Bloomberg, cách tiếp cận của ông Johnson sẽ tăng cường sự ủng hộ đối với viện trợ cho Israel của những người bảo thủ trong Hạ viện, nhưng gây ra sự phản đối từ các đảng viên Đảng Dân chủ và đề xuất này khó có thể được Thượng viện thông qua nếu không có thay đổi, có khả năng làm chệch hướng nguồn tài trợ.
Ông Johnson, người trước đây đã bỏ phiếu phản đối viện trợ cho Ukraine, đã nói kể từ khi trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ vào tuần trước rằng ông ủng hộ việc tài trợ cho Kiev nhưng muốn xử lý vấn đề này một cách riêng biệt và đang kêu gọi tăng cường giám sát chi tiêu.
Nghị sỹ Johnson được bầu làm tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ, nêu ưu tiên hành động sau khi nhậm chức Sau khi được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sĩ Mike Johnson đã nêu rõ ưu tiên hành động ngay sau khi nhậm chức. Hạ Nghị sĩ Mike Johnson (giữa) phát biểu sau khi được đề cử là ứng cử viên của đảng Cộng hòa cho chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ, tại Washington, D.C., ngày 24/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Rạng...