Hai vợ chồng liệt toàn thân do ăn hạt muồng tây trị bệnh
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ( Hà Nội) đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc hạt muồng tây dẫn đến teo cơ, liệt toàn thân.
Liệt toàn thân
Theo Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, loại cây này được khuyên dùng như một bài thuốc để chữa bệnh nhưng thực chất đây là loại cây độc, đã trực tiếp gây tử vong trên người và động vật.
TS – BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, đang đánh giá vận động cho vợ chồng bệnh nhân ngộ độc hạt muồng tây. Ảnh MAI THANH
Bệnh nhân Phạm Thị X., 56 tuổi, cùng chồng là ông Trương Công N., 64 tuổi, cùng trú tại Kiên Giang, được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng teo cơ, hạn chế vận động hai tay, nói khó và liệt hai chân.
Qua khai thác bệnh sử, bà X. chia sẻ, từ tháng 9 – 11.2021, bà cùng chồng được người quen cho hạt muồng tây để trồng và ăn.
Theo truyền miệng, bà X. được biết hạt muồng tây có thể chữa bệnh tiểu đường. Tỷ lệ đường trong máu của vợ chồng bà X. có nhỉnh hơn một chút so với chỉ số bình thường nhưng không đến ngưỡng mắc bệnh tiểu đường. Tuy vậy, hai vợ chồng bà vẫn ăn hạt muồng tây với mong muốn ngừa bệnh.
Bà X. chia sẻ, ban đầu mỗi ngày chỉ ăn khoảng 2 hạt, sau đó có ăn nhiều hơn và ăn hàng ngày. Sau khi ăn được khoảng 3 tháng, bà X. thấy người mệt mỏi, suy nhược, chân tay yếu và giảm 15 kg nên đi khám tại bệnh viện ở Kiên Giang (chồng bà cũng bị tương tự và cũng giảm 10 kg). Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bà bị thiếu canxi nên kê đơn để bà bổ sung canxi. Uống hết đơn nhưng triệu chứng không cải thiện, thậm chí còn nặng hơn, bà X. cùng chồng lên một bệnh viện lớn ở TP.HCM điều trị.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán vợ chồng bà bị viêm đa dây thần kinh, phải châm cứu và bấm huyệt.
Bệnh nặng hơn, phải đi xe lăn
Hết liệu trình điều trị, bệnh của vợ chồng bà X. không giảm mà nặng hơn, không chỉ còn là yếu chân tay mà chuyển sang bị liệt cả hai chân và phải di chuyển bằng xe lăn. Các bác sĩ ở bệnh viện gửi mẫu máu của vợ chồng bà sang Singapor để xét nghiệm, kết quả nghi bị nhiễm độc kim loại nặng.
Video đang HOT
Sau đó, vợ chồng bà được giới thiệu ra Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) để điều trị từ ngày 12.4 trong tình trạng teo cơ, hạn chế vận động hai tay, nói khó và liệt hai chân.
Sau hơn 1 tháng điều trị tích cực với 8 lần lọc máu và thay huyết tương, sức khỏe của vợ chồng bà X. dần cải thiện. Ông N. đã có thể cầm được bát cơm, tự đứng và bước quanh giường. Bà X. đã nói rõ, nuốt bình thường, tự nâng được bát cơm và tự đứng dậy.
TS – BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ: “Cả hai bệnh nhân khi nhập viện bị liệt rễ và dây thần kinh toàn thân, teo cơ nặng, người vợ bắt đầu liệt hầu họng, nguy cơ ảnh hưởng chức năng sống”.
Bác sĩ Nguyên cho hay, trung tâm đã tiến hành rất nhiều kiểm tra, xét nghiệm, hội chẩn nhiều chuyên khoa. Các thăm dò và kiểm tra đã loại trừ các nguyên nhân có các bệnh khác, kể cả ngộ độc các kim loại nặng.
Cây muồng tây. Ảnh BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Trường hợp đầu tiên tại VN
Mẫu cây của hai bệnh nhân đem tới đã được gửi đi nhận dạng bởi các chuyên gia, cho thấy đây là cây muồng tây, hay muồng lá khế, tên khoa học là Senna occidentalis (hay còn gọi là Cassia occidentalis).
Với kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực độc chất, TS – BS Nguyên khuyên mọi người bệnh không nên nghe theo lời truyền miệng để chữa bệnh mà nên đến gặp bác sĩ hoặc các lương y đã được cấp phép hành nghề để thăm khám và điều trị.
Về cây muồng tây dẫn đến tình trạng ngộ độc của bệnh nhân, BS Nguyên cho biết, vợ chồng bà X. là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện. Ngoài Việt Nam, trên y văn thế giới mới công bố một số ít ca ngộ độc ở trẻ em Ấn Độ (phần lớn các trẻ đã tử vong).
Tình trạng ngộ độc loại cây này xảy ra nhiều ở các gia súc, gia cầm tại các nước. Độc tố trong cây muồng tây là anthraquinone, có ở toàn cây nhưng tập trung ở hạt, đã được ghi nhận gây độc với cơ, thần kinh, đặc biệt gây hoại tử cơ, thoái hóa cơ, tổn thương gan, não và tử vong trên người và động vật.
Đốt sóng cao tần tuyến giáp là gì?
Đốt sóng cao tần tuyến giáp là một phương pháp điều trị nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần.
Đây là một trong những phương pháp phá hủy tại chỗ gây hoại tử mô bằng nhiệt.
Ưu và nhược điểm của đốt sóng cao tần tuyến giáp
Theo TS.BS Lê Văn Khảng, Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đốt sóng cao tần là một phương pháp điều trị nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần (Radiofrequency ablation -RFA). Đây là một trong những phương pháp phá hủy tại chỗ gây hoại tử mô bằng nhiệt. Nó đã được sử dụng rộng rãi cho điều trị các khối u gan cũng như các khối u lành tính khác như u xơ tuyến vú, u xương lành tính, u phổi...
Đối với tuyến giáp, đốt sóng cao tần đã được các tác giả Hàn Quốc nghiên cứu và đưa vào sử dụng cho điều trị các nhân tuyến giáp lành tính và một số trường hợp ung thư tuyến giáp tái phát trong vòng 15 năm trở lại đây.
Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu, dùng kim đốt có đường kính nhỏ 18G (tương đương 1mm) vào nốt tuyến giáp, không để lại sẹo hoặc rất nhỏ. Bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, thời gian điều trị ngắn 15 -54 phút, chỉ cần gây tê, không cần gây mê, ít tác dụng phụ, tỷ lệ thành công cao. Nhược điểm của phương pháp là chi phí điều trị cao hơn so với các phương pháp khác.
Nguyên lý tác động của đốt sóng cao tần trong các bệnh tuyến giáp
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật đốt nhiệt sóng cao tần tuyến giáp là sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số 300-500MHz được tạo ra từ máy RF nối với kim điện cực, tạo ra dòng điện đi từ điện cực đặt trong nhân tuyến giáp tới tấm điện cực phân tán đặt trên đùi bệnh nhân. Vì xuất hiện trở kháng của mô u so với kim điện cực bằng kim loại dẫn đến sự chuyển động hỗn loạn của các ion trong khối u xung quanh đầu điện cực và giải phóng nhiệt năng tại chỗ bởi lực ma sát giữa chúng. Chính nhiệt năng này sẽ làm nóng và gây chết các tế bào và tổ chức của mô u, BS Khảng cho biết.
Các bước thực hiện đốt sóng cao tần
- Bệnh nhân được đặt tư thế nằm ngửa với phần cổ mở rộng.
- Sát trùng vị trí chọc, phủ toan vô trùng có lỗ.
- Gây tê tại chỗ bằng lidocain 1% x 02 ống, tịnh tiến từng lớp đến bao tuyến giáp.
- Tiến hành đốt sóng cao tần tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm.
Thời gian đốt phụ thuộc và kích thước của khối u và khả năng chịu đựng của bệnh nhân. Kết thúc thủ thuật khi tổn thương nhân tuyến giáp được đốt hoàn toàn.
- Kết thúc thủ thuật - rút kim đốt sóng.
- Sát trùng da tại điểm chọc, băng vô khuẩn
- Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường, theo dõi và phát hiện các biến chứng sớm sau đốt sóng cao tần.
Sự chuyển động của các ion trong tổ chức mô u gây ra ma sát tạo thành nhiệt phá hủy khối u (Ảnh: BVCC)
Để thực hiện kỹ thuật này, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm, hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân cần phối hợp thực hiện các yêu cầu/ hướng dẫn của nhân viên y tế để tiến hành kỹ thuật
Hai tai biến hay gặp đó là:
- Tụ máu vùng cổ: Thường biến chứng này ít, khi thấy vùng cổ sưng nề lên và quan sát trực tiếp dưới siêu âm có tụ máu vùng cổ, xử lý bằng ép tại chỗ khi có hiện tượng tụ máu.
- Tổn thương các dây thần kinh do nhiệt: Thường tự hồi phục trong khoảng một tháng
Trong quá trình thực hiện, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ sẽ tương tác với người bệnh, khi thấy các triệu chứng như đau, khó thở, nói khàn người bệnh sẽ thông báo cho bác sĩ, từ đó phát hiện và xử trí các tai biến kịp thời.
Sau khi thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân sẽ uống kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn trong 3-5 ngày đầu tiên theo hướng dẫn của bác sỹ nội khoa.
Thời gian đốt sóng cao tuần tuyến giáp phụ thuộc và kích thước của khối u và khả năng chịu đựng của bệnh nhân, thường kéo dài trong khoảng thời gian 15-45 phút, có thể lâu hơn với các khối kích thước lớn.
Cặp vợ chồng ở Hà Nội nhập viện vì uống nhầm nước làm mát động cơ ô tô Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận cặp vợ chồng nhập viện trong tình trạng hốt hoảng lo sợ do vừa uống nhầm nước làm mát động cơ ô tô. Được biết, trước đó hai vợ chồng (ở Long Biên, Hà Nội) được người quen cho 2 lon nước 1 màu xanh, 1 màu đỏ và không dặn dò thêm. Nhìn...