Hải quân Mỹ dự định mua 16 tàu chiến đấu duyên hải trong 5 năm tới
Từ năm 2013 đến 2017, Hải quân Mỹ có kế hoạch mua 16 tàu chiến đấu duyên hải.
Tàu chiến đấu duyên hải Freedom LCS-1 của Mỹ.
Mạng Tin tức Trung Quốc dẫn nguồn tin khoa học công nghệ quốc phòng cho biết, tàu chuyên đấu duyên hải là tàu chiến mặt nước (tàu nổi) tiện lợi, giá rẻ của Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ có kế hoạch mua 55 chiếc, trong đó 12 chiếc được cấp tiền năm tài khóa 2012; từ năm 2013-2017 tiếp tục mua 16 chiếc, số lượng mua mỗi năm lần lượt là 4-4-4-2-2 chiếc.
Hải quân Mỹ chi 1,785 tỷ USD năm 2013 để mua 4 tàu chiến đấu duyên hải, cấp bổ sung 102,6 triệu USD để mua các gói nhiệm vụ của tàu chiến đấu duyên hải.
Video đang HOT
Tàu chiến đấu duyên hải có 2 loại hoàn toàn khác nhau, một loại do tập thể công nghiệp – dưới sự lãnh đạo của Công ty Lockheed Martin lãnh đạo – phát triển, chế tạo tại nhà máy đóng tàu hải quân Marinette; một loại khác do tập thể công nghiệp (dưới sự lãnh đạo của Công ty General Dynamics lãnh đạo) phát triển, đóng tại nhà máy đóng tàu Aosta, Mỹ.
Hải quân Mỹ dành hợp đồng mua sắm cho nhà máy đóng tàu Aosta Mỹ và Lockheed ngày 29/10/2010, hợp đồng được tính theo giá cố định cộng với hình thức tiền thưởng.
Hiện nay, vấn đề của chương trình tàu chiến đấu duyên hải được Quốc hội quan tâm là gói nhiệm vụ, khả năng sinh tồn trên chiến trường của tàu chiến đấu duyên hải, vấn đề động lực (động cơ) và vết rạn thân tàu của chiếc LCS-1, vấn đề ăn mòn của tàu LCS-2.
Tàu chiến đấu duyên hải Independence LCS-2 của Mỹ.
Theo GDVN
Quốc hội "duyệt" quy định về địa vị pháp lý của Đại học Quốc gia
Chiều 18/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua luật Giáo dục Đại học với gần 85% số phiếu tán thành. Một nội dung được chỉnh sửa lần cuối trong dự thảo luật là quy định về vai trò, địa vị pháp lý của Đại học Quốc gia.
Quá trình thảo luận đã loại bỏ đề xuất đổi tên Đại học Quốc gia.
Quá trình thảo luận, cho ý kiến về dự thảo luật tại các phiên làm việc tại tổ và hội trường ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau về các nội dung về việc trao quyền tự chủ, về phân tầng đại học, về mô hình Đại học Quốc gia...
Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật lần cuối trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu, UB Thường vụ đã quyết định bỏ điều 28 của dự thảo về phân công phối hợp trong hoạt động đào tạo và biên tập lại điều 27 về vai trò, địa vị pháp lý của Đại học Quốc gia.
Về nguyên tắc trao quyền tự chủ ở mức tối đa phù hợp với năng lực thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), luật quy định theo hướng chỉ mang tính nguyên tắc về quyền tự chủ của cơ sở GDĐH và không dẫn chiếu đến các điều khoản cụ thể.
Vấn đề phân tầng, cơ sở GDĐH được phân tầng và xếp hạng theo các tiêu chí: Vị trí, vai trò trong hệ thống GDĐH quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học kết quả kiểm định chất lượng GDĐH.
Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013 tới.
Luật Giáo dục Đại học gồm 7 chương, 73 điều, quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Đối tượng áp dụng là các trường cao đẳng, trường đại học, học viên, đại học vùng, đại học quốc gia viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ tổ chức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học.
P.Thảo
Theo dân trí
Truy tố tên bảo vệ cuỗm 7 bộ điều hòa của Viện Khoa học công nghệ Tuy làm bảo vệ cho Viện khoa học nông nghiệp Bắc miền Trung nhưng Bình rất ham mê cờ bạc. Do đó, số tiền lương hàng tháng của gã không đủ để hắn chi trả cho những trận sát phạt nhau. Để trang trải nợ nần cũng như có tiền tiếp tục chơi, Bình đã lợi dùng sơ hở của nơi làm việc...