Hai nghệ sĩ Việt cưỡng hiếp gái Tây 17 tuổi thiếu hiểu biết pháp luật: Vấn đề vẫn là tư cách đạo đức
“Thực ra pháp luật được đề ra không phải để bắt hay xử phạt người này người kia mà để răn đe giáo dục, tránh cho con người thực hiện những hành vi sai trái. Chúng ta hay hiểu sai pháp luật là cán cân công lý để xử phạt người ta.”
Ngày 1/7, dư luận Việt Nam “dậy sóng” khi Majorca Daily Bulletin đưa tin, cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt 2 nghệ sĩ nổi tiếng người Việt Nam do cáo buộc hiếp dâm một cô gái 17 tuổi người Anh ở đảo Mallorca. Hai nghệ sĩ này đã từ chối trả lời các câu hỏi khi xuất hiện trước tòa.
Còn cô gái người Anh được cho là đã rời hòn đảo cùng gia đình sau khi được thẩm phán phê chuẩn. Ngoài ra, danh tính của hai nghệ sĩ hiện vẫn chưa được tiết lộ. Mới đây, phóng viên Zing có cuộc trao đổi về việc này với tiến sĩ, luật sư đang công tác tại Tạ Quang Huy & Cộng sự ở Australia, Nguyễn Thành Tô.
“Thực ra pháp luật được đề ra không phải để bắt hay xử phạt người này người kia mà để răn đe giáo dục, tránh cho con người thực hiện những hành vi sai trái. Chúng ta hay hiểu sai pháp luật là cán cân công lý để xử phạt người ta.
Đó là lý do tại sao tại một số nước châu Á, những hành vi xâm hại rất nhiều, nhưng tỷ lệ người bị xử phạt lại không nhiều. Tới khi ra nước ngoài, người ta cảm thấy những chuyện này bình thường, họ không nghĩ nó lại nghiêm trọng tới mức như thế.
Ví dụ cụ thể, tại châu Âu, họ cho phép múa khỏa thân, thoát y trong những quán bar, club. Khi những người tới uống bia, chơi tại đó, chỉ được nhìn chứ không được đụng chạm tới bất kỳ thân thể của người múa thoát y, nếu không chấp hành chắc chắn sẽ bị xử phạt.
Không giống như người châu Á hay nghĩ tôi có tiền vào đó, đụng chạm cái đâu có mất mát hay chết chóc ai. Nhưng đó là ý thức công cộng, cần đọc nội quy trước khi tới đó. Ngay cả ra đường, khi sử dụng những dịch vụ công cộng như xe bus mà mình vô tình chạm vào người đó, đã cảm thấy có lỗi chứ chưa kể tới ở đây là cố ý”, Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Thành Tô nói.
“Để giảm thiểu rơi vào tình thế như vậy, bản thân chúng ta phải biết nên làm gì? Ví dụ như ở Việt Nam, vấn đề mua bán dâm là chưa hợp pháp, nhưng ở nước ngoài một số nơi là hợp pháp.
Ở đây, không phải tôi khuyến khích việc này, nhưng nếu muốn trải nghiệm, chúng ta phải nghiên cứu nơi nào là hợp pháp. Đó là thực tế để bảo vệ bản thân mình, bởi những nơi hợp pháp sẽ không thể xảy ra các vấn đề tệ nạn được”, ông nói.
Ở Tây Ban Nha, 4.000 người sập bẫy tống tiền tình dục. Liên quan tới vụ việc của 2 nghệ sĩ Việt Nam, ông có nhận định: “Thực tế việc dàn cảnh hại người khác là có xảy ra ở một số đất nước như Tây Ban Nha. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây vẫn là tư cách đạo đức.
Để giảm thiểu rơi vào tình thế như vậy, bản thân chúng ta phải biết nên làm gì? Ví dụ như ở Việt Nam, vấn đề mua bán dâm là chưa hợp pháp, nhưng ở nước ngoài một số nơi là hợp pháp. Ở đây, không phải tôi khuyến khích việc này, nhưng nếu muốn trải nghiệm, chúng ta phải nghiên cứu nơi nào là hợp pháp.
Đó là thực tế để bảo vệ bản thân mình, bởi những nơi hợp pháp sẽ không thể xảy ra các vấn đề tệ nạn được. Giả định thứ nhất, nếu 2 người nghệ sĩ kia phạm tội thật chứ không phải nạn nhân của lừa đảo nào, bài học rút ra là ngay cả trong nước hay ra nước ngoài, chúng ta phải tự biết giới hạn cho bản thân mình.
Xâm hại tình dục tới phụ nữ, trẻ em hay vị thành niên là không nên mắc vào những chuyện đó dù pháp luật nước đó có quy định xử phạt nặng hay nhẹ. Giả định thứ hai, nếu 2 người đó thực sự bị lừa, bài học ở đây là khi tới nước nào, nên tìm hiểu về những chính sách của nước đó, nơi nào hợp pháp chuyện tình dục, nơi nào không.
Những điều đó giờ quá dễ dàng, lên mạng tìm hiểu chắc chắn sẽ có. Mở rộng ra với xã hội, chúng ta chưa cần biết chính xác họ là ai, có phạm tội hay không, ngay cả khi phạm tội thì họ đã có pháp luật trừng phạt. Chúng ta có quyền yêu ghét, nhưng không thể mạt sát, kỳ thị quá mức như vậy.
Sự việc này rồi sẽ chìm xuống rồi có thể có những vụ khác nổi lên, nhưng chúng ta đã bao giờ nghiêm túc nhìn nhận vấn đề xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em. Nếu nhìn nhận đúng cách, chúng ta sẽ có cách giáo dục làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình trước những tình huống bị xâm hại.”
Vụ 2 nghệ sĩ Việt hiếp dâm cô gái Anh 17 tuổi: Luật sư phân tích về thuyết âm mưu bị gài bẫy
Khi đã đưa ra phiên tòa, họ phải nắm chắc chứng cứ trong tay. Phiên tòa chưa thể kết án ngay được là do pháp luật quy định, sau khi khởi tố vụ án, họ vẫn tiếp tục điều tra. Khi nào có kết quả điều tra cuối cùng, tòa mới có thể kết án.
Mới đây, truyền thông trong nước và quốc tế xôn xao vụ việc 2 nghệ sĩ người Việt Nam bao gồm một diễn viên và một nhạc sĩ bị cáo buộc hành vi hiếp dâm cô gái 17 tuổi người Anh. Sự việc khiến dư luận Việt Nam dậy sóng kéo theo nhiều đồn đoán về danh tính của hai nghệ sĩ Việt bị bắt. Chế tài của luật pháp Việt Nam trong trường hợp các đối tượng này bị kết án ở Tây Ban Nha càng khiến công chúng quan tâm.
Dù danh tính 2 nghệ sĩ chưa được tiết lộ, song cái tên Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh liên tiếp được người dùng mạng xã hội nhắc tới. Theo thống kê trên Google thịnh hành, "Hồng Đăng" và "Hồ Hoài Anh" hiện là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất.
Mới đây, phóng viên Zing đã có cuộc trao đổi vụ việc này với tiến sĩ, luật sư Nguyễn Thành Tô. Theo đó, nam luật sư cho biết: "Trên thực tế, khi tiếp nhận vụ án, bất kể ở Việt Nam hay tại phương Tây, điều quan trọng nhất luật sư muốn biết là cảnh sát đã có chứng cứ gì. Chứng cứ cảnh sát giữ là điều rất quan trọng, bởi khi tòa xử án sẽ căn cứ theo chứng cứ mà cảnh sát có."
"Đứng trên góc độ là luật sư, tôi thấy hành vi của 2 nhạc sĩ và diễn viên chưa tới mức nghiêm trọng và cực kỳ nghiêm trọng. Nếu có những hành vi dẫn tới mức độ nói trên, họ đã bị bắt giam chứ không thể tại ngoại chờ tiếp tục điều tra được.
Lý do họ bị giữ hộ chiếu là để không thể rời khỏi Tây Ban Nha, bởi tòa chưa có quyết định cuối cùng. Hiện chưa thể khẳng định 2 người này có tội hay không, nhưng cảnh sát có căn cứ để truy tố tội của họ, thế nên họ vẫn chưa thể được rời khỏi Tây Ban Nha trong quá trình tiến hành điều tra."
Về độ tuổi của cô gái, luật sư Tô cho rằng: "Ở đây, độ tuổi của cô gái Anh không còn quá quan trọng, bởi họ bị tố cáo là xâm hại tình dục chứ không phải quan hệ với trẻ dưới vị thành niên. Xâm hại tình dục cũng không nhất thiết phải quan hệ tình dục mà chỉ đơn giản là dùng từ ngữ, hành động xâm hại đến cơ thể của người khác. Còn khi quan hệ tình dục mà không được sự đồng ý đó sẽ là hiếp dâm. Độ tuổi ở đây là điểm tăng nặng nhẹ để cấu thành hình sự.
Xét dưới góc độ xã hội học mà chưa cần dùng tới luật pháp, không riêng gì phương Tây mà ngay tại châu Á, người ta có thể đặt câu hỏi nghi vấn tại sao người con gái đó chấp nhận vui vẻ và đi cùng 2 người đàn ông đó rồi, giống như họ đã tạo điều kiện, nhưng lại quay ra kiện ngược lại.
Người phụ nữ họ có quyền đồng ý đi với người đàn ông: ăn, uống, chơi, nhảy,... đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, chúng ta đụng chạm vào cơ thể họ, đấy là chuyện khác. Họ có thể mặc đồ sexy ra ngoài đường, đến quán bar, quán nhậu, thậm chí ngồi cạnh chúng ta, nhưng điều đó không đồng nghĩa chúng ta được chạm vào thân thể của họ.
Đó cũng không thể coi là tình tiết giảm nhẹ. Pháp luật hình sự chỉ căn cứ vào chứng cứ và hành vi. Những vấn đề khách quan hay chủ quan bên ngoài không quá quan trọng."
Khi được hỏi về những cạm bẫy và có những nghi vấn được đặt ra, quan điểm của luật sư rằng: "Thực ra, vụ án này theo kinh nghiệm của tôi, cảnh sát họ đã có chứng cứ đầy đủ hết rồi. Những vụ việc xâm hại tình dục, chứng cứ tìm rất dễ dàng: camera an ninh, nhân chứng, tin nhắn hay bất cứ hình thức gì đó.
Khi đã đưa ra phiên tòa, họ phải nắm chắc chứng cứ trong tay. Phiên tòa chưa thể kết án ngay được là do pháp luật quy định, sau khi khởi tố vụ án, họ vẫn tiếp tục điều tra. Khi nào có kết quả điều tra cuối cùng, tòa mới có thể kết án."
"Pháp luật công bằng, không phân biệt người này người kia. Những cá nhân phạm tội ở nước ngoài không thể đại diện cho cả hình ảnh của một đất nước. Nếu là người nổi tiếng, đầu tiên là họ sẽ đánh mất chính danh dự gia đình (bao gồm cả bố mẹ, vợ con).
Ngoài họ ra, còn có những đứa trẻ rất tội nghiệp. Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước châu Á nói chung, bố mẹ có phạm tội, con cái đi học dễ bị đàm tiếu. Những điều đó ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của một đứa bé. Hiện tại dù chưa có thông tin chính thức, nhưng cuộc sống của gia đình những người nghệ sĩ đã bị đảo lộn", luật sư Nguyễn Thành Tô nói thêm.
Tối cùng ngày, Bộ Ngoại giao cho biết hai công dân Việt Nam bị nhà chức trách Tây Ban Nha bắt với cáo buộc "xâm hại tình dục đối với trẻ vị thành niên 17 tuổi" và "xâm phạm quyền riêng tư". Hiện 2 công dân đã được tại ngoại và trong quá trình chờ cơ quan chức năng Tây Ban Nha xử lý.
Vụ "hai nghệ sĩ Việt" cưỡng hiếp cô gái Anh 17 tuổi: Lý giải nguyên nhân chưa công bố danh tính Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường (VP luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn dừng lại ở thông tin ban đầu. Do đó, cần phải có thông tin, cụ thể chính xác từ các cơ quan chức năng của nước sở tại. Ngày 1/7, dư luận...