Hà Nội: Thêm cháu bé 3 tuổ.i ở Sóc Sơn bị chó dại cắn, 18 ổ dịch sốt xuất huyết mới
Trong tuần vừa qua, Hà Nội ghi nhận 18 ổ dịch sốt xuất huyết mới, đồng thời vừa phát hiện thêm 01 ổ dịch Dại trên chó ở Sóc Sơn với nạ.n nhâ.n là cháu bé 3 tuổ.i bị chó dại cắn…
Tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó ở Sóc Sơn
Sáng 30-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội có báo cáo cho biết, trong tuần qua (từ ngày 20-9 đến 27-9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc Sốt xuất huyết (SXH); 65 ca Tay chân miệng; 07 ca Sởi; 01 ca uốn ván; 01 ca Ho gà; 01 ca Uốn ván…
Đồng thời, trong tuần ghi nhận 18 ổ dịch SXH mới tại 8 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Hoàng Mai, Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai; giảm 5 ổ dịch so với tuần trước (23 ổ dịch). Cộng dồn từ đầu năm 2024 ghi nhận 183 ổ dịch, hiện còn 34 ổ dịch đang hoạt động.
Video đang HOT
Cũng theo CDC Hà Nội, vừa ghi nhận thêm 01 ổ dịch Dại trên chó tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn. Cụ thể, phát hiện con chó dại khoảng 3 tháng tuổ.i, chó không rõ nguồn gốc, được một gia đình mua từ chợ về nuôi khoảng 1 tháng nay, chưa tiêm phòng. Con chó này đã cắn cháu bé 3 tuổ.i – là cháu của chủ nhà.
Sau đó, chó có biểu hiện ốm (bỏ ăn, nôn) được người nhà cho đi xét nghiệm, kết quả dương tính với virus Dại. Hiện tại, cháu bé đã được tiêm phòng vaccine và huyết thanh phòng Dại, sức khỏe đang bình thường.
Còn trường hợp mắc Uốn ván trên địa bàn Hà Nội trong tuần qua được ghi nhận tại huyện Chương Mỹ. Đây là bệnh nhân nam, 47 tuổ.i, trước vào viện 10 ngày bị dằm đâ.m vào ngón tay trong khi làm vườn, không tiêm phòng uốn ván.
Đến ngày 20-9, bệnh nhân có biểu hiện cứng hàm, nhập Bệnh viện Quân y 103, chẩn đoán uốn ván. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 14 trường hợp mắc uốn ván, 1 t.ử von.g.
Hồi sinh nhờ lá phổi từ người cho chế.t não
Bị bệnh phổi hiếm gặp, chị Hiền tưởng không qua khỏi nhưng đã hồi sinh nhờ lá phổi của người cho chế.t não.
Đầu năm 2024, thấy tức ngực, khó thở, chị Trịnh Thị Hiền (quê Bắc Ninh) đi khám được phát hiện tràn dịch màng phổi. Nhận thấy sức khỏe của vợ ngày một yếu, anh Nguyễn Minh Hạnh (chồng chị Hiền) xin bệnh viện tỉnh cho chuyển đến tuyến trung ương.
Kết quả thăm khám tại Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy, ngoài tràn dịch màng phổi, chị Hiền còn bị bệnh LAM - bệnh phổi đột lỗ (là sự tăng trưởng không đau của tế bào cơ trơn chung quanh phổi, các mạch má.u phổi, mạch bạch huyết và màng phổi).
Theo các chuyên gia, bệnh LAM hiếm gặp và chỉ xảy ra ở phụ nữ trẻ. Các triệu chứng là khó thở, ho, đau ngực và ho ra má.u, tràn khí màng phổi tự phát là phổ biến. "Lúc bác sĩ thông báo tình trạng bệnh, cả gia đình vô cùng ngỡ ngàng", anh Hạnh nói.
Các bác sĩ ghép phổi cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
Để điều trị cho chị Hiền, bác sĩ đặt ra hai phương án, một là vá phổi nhưng cách này chỉ được một thời gian ngắn và nguy cơ bục rất cao nếu lá phổi hoạt động quá công suất. Phương pháp còn lại, là ghép phổi nhưng cơ hội rất mong manh khi cả nước đến nay mới có khoảng 10 ca ghép.
Đầu tháng 4/2024, anh Hạnh nhận cuộc điện thoại từ bệnh viện thông báo có phổi hiến từ người cho chế.t não ở Bệnh viện Việt Đức. Anh lập tức đưa vợ ra Hà Nội, các xét nghiệm phù hợp, chị Hiền được ghép lá phổi mới hôm 3/4.
Theo TS Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, ca ghép cho chị Hiền khó khăn, do người phụ nữ mắc nhiều bệnh nền nặng, cấu trúc giải phẫu khó, việc hồi sức, chăm sóc hậu phẫu diễn phức tạp. May mắn, sau 5 tháng ghép phổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh hồi phục tốt, sẽ sớm được xuất viện.
Ghép phổi là kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng, đòi hỏi sự phối hợp nghiêm ngặt của tất cả bộ phận. Đến nay, Bệnh viện Phổi Trung ương đã phối hợp thực hiện thành công 3 ca ghép phổi.
Các ca ghép phổi được thực hiện theo những quy trình chặt chẽ, bài bản và thành công theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Các ca ghép có sự tham gia hội chẩn trực tuyến của các chuyên gia hàng đầu tại UCSF - Đại học California, San Francisco, Mỹ - một trong những trung tâm y học uy tín nhất trên thế giới, cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia về tim mạch trong nước.
Hằng năm, trên thế giới có khoảng 5.000 ca ghép phổi, chủ yếu từ người cho chế.t não, trong đó tại Mỹ có khoảng 2.500 ca. Việt Nam đang có khoảng 1.000 ca có chỉ định ghép phổi nhưng đang thiếu nguồn tạng hiến. Đến nay, cả nước mới chỉ ghép được khoảng hơn 10 ca.
Thêm một người đàn ông ở Hà Nội mắc liên cầu lợn Ngày 23/9, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, TP vừa ghi nhận 1 trường hợp mắc liên cầu lợn tại huyện Đan Phượng. Đó là nam bệnh nhân (77 tuổ.i), tiề.n sử dịch tễ chưa rõ, khởi phát bệnh ngày 6/9 với triệu chứng sốt cao kèm đau mỏi người, ăn kém, nghe kém, sau đó xuất hiện ý...