Hà Nội lại ngập sâu sau cơn mưa lớn rạng sáng 16/9
Sáng 16/9, Phòng CSGT, Công an Hà Nội thông tin, trận mưa vào rạng sáng cùng ngày khiến nhiều tuyến phố úng ngập, gây khó khăn cho việc đưa trẻ đến trường và người dân di chuyển.
Thông tin từ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, đầu giờ sáng nay, lượng mưa đo được lớn nhất tại địa bàn quận Thanh Xuân (154,5mm). Tại các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm và Hà Đông, lượng mưa đều trên 100mm
Ở khu vực ngoại thành, lượng mưa lớn nhất ghi nhận tại huyện Đông Anh với 229,9mm. Mực nước trên hệ thống hồ điều hòa đến sáng nay đang ở ngưỡng cao, khả năng điều hòa kém.
Từ 6h, nhiều tuyến phố đã rơi vào cảnh ngập nước. (Ảnh Lưu Hiệp).
Tại thời điểm 7h30, trên địa bàn thành phố còn nhiều điểm úng ngập. Cụ thể, tại khu vực lưu vực sông Tô Lịch, các tuyến phố ngập úng gồm: Thái Hà, Quan Nhân, Bùi Xương Trạch, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Tuân, Cự Lộc, Nguyễn Khuyến, ngã 3 Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương, Liên Trì – Nguyễn Gia Thiều, 155 Phùng Hưng, Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt, Thụy Khuê, Cao Bá Quát…
Ngoài việc phân luồng, CSGT đã mang biển báo ra đặt để người dân chú ý hơn khi lưu thông trên đường.
Tại lưu vực sông Cầu Bây, khu vực gầm chui xe lửa phố Thiên Đức, Nam Đuống, ngõ 80 Hoa Lâm, Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Vũ Xuân Thiều, Ngọc Lâm chưa thoát nước.
Giờ cao điểm người dân ra đường đi làm, đưa trẻ đi học, tình trạng ùn ứ đã diễn ra trên nhiều tuyến phố.
Tại lưu vực sông Nhuệ, các “điểm đen” về ngập úng vẫn là: Đại lộ Thăng Long (ngã ba giao Lê Trọng Tấn), hầm chui (số 3, số 5, số 6, Km9 656), Triều Khúc, Cầu Bươu, Yên Xá, Khu Tổng cục V – Bộ Công An, đường Tố Hữu, Yên Nghĩa (Bến xe Yên Nghĩa tới ngã ba Ba La), đường Quyết Thắng, Võ Chí Công, Phú Xá, Hoa Bằng, Phùng Khoang, Lê Lợi – Trần Hưng Đạo, Quang Trung (trước cổng trường Nguyễn Huệ và đối diện ga La Khê), Tô Hiệu.
Công ty Thoát nước Hà Nội đang tiếp tục vệ sinh, kiểm tra thanh thải đảm bảo thông thoáng dòng chảy bị ảnh hưởng do mưa, vận hành các cửa phai, trạm bơm nhằm hạ mực nước trên toàn bộ hệ thống.
Lực lượng chức năng đang cố gắng khắc phục tình trạng ngập úng trên nhiều tuyến phố.
Thông tin thêm tới phóng viên, đại diện Đội CSGT số 4 cho biết, đơn vị đã tạm hoãn các chương trình theo kế hoạch để tập trung giải quyết ùn ứ khu vực phố Minh Khai, Vĩnh Tuy, Kim Ngưu và các điểm khác.
CSGT hỗ trợ người dân đi qua các điểm ngập.
Còn trên tuyến phố Tố Hữu, Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương… bị ùn ứ khu vực đi qua quận Thanh Xuân. Trung tá Nguyễn Đức Thắng, Đội trưởng Đội CSGT số 7 lưu ý, hiện trên các tuyến đường này có một số điểm còn úng ngập nhưng không sâu và nguy hiểm, các phương tiện có thể lưu thông bình thường theo hướng dẫn của CSGT, tránh dồn ứ vào cùng một thời điểm.
Hiện ở khu vực đường 70 đoạn đầu ngã ba Xa La đi bệnh viện K, nước vẫn chưa rút, đường ngập sâu, Đội CSGT số 14 và Công an quận Hà Đông đã tổ chức ứng trực, khuyến cáo các phương tiện chọn lộ trình khác di chuyển.
Chị Đào Thu Hiền ở quận Thanh Xuân cho biết, các tuyến đường xung quanh nhà chị đều ngập như đoạn Lương Thế Vinh – Tố Hữu, Nguyễn Quý Đức, Vũ Hữu. Đây là tuyến đường có lòng đường hẹp, lại đông dân, có nhiều trường học nên chỉ một đoạn đường ngập thì ngay lập tức sẽ ùn tắc. Chị Hiền đưa con đi học ở Nguyễn Tuân nhưng vòng đi vòng lại đường nào cũng có đoạn ngập sâu nên cuối cùng chị phải thả con từ Khuất Duy Tiến để cháu đi bộ đến trường, nếu không sẽ muộn học.
Nói về nguyên nhân tắc đường, anh Lê Anh, cũng trú tại quận Thanh Xuân cho biết, khu vực này vẫn còn nhiều chỗ cây cối bị gãy chưa được dọn dẹp nên người dân đi chuyển khó khăn. Nay cơn mưa lớn, gây ngập nên di chuyển lại càng khó khăn. “Hôm nay, tôi chọn đi xe buýt, nhưng đi từ 7h đến gần 9h tôi mới đến được cơ quan. Tôi mong cơ quan chức năng dọn nhanh cây cối bị đổ, khơi dòng thoát nước, nếu không người dân sẽ vô cùng khổ sở khi đưa con cái đi học”, anh Lê Anh kiến nghị.
Xã ở Sóc Sơn bị cô lập, ngập kỷ lục từ ngoài đường vào trong nhà
Nhiều thôn của xã Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội) bị ngập sâu và cô lập do nước lũ dâng cao.
Đến sáng 12/9, nhiều tài sản của người dân đã bị nhấn chìm.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Cầu và sông Cà Lồ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lên nhanh. Một số khu dân cư ven sông, ngoài bờ bãi đã bị ngập lụt nhiều ngày nay.
Đường vào thôn Hoà Bình nước ngập sâu gần 2m, hơn 700 hộ dân bị cô lập hoàn toàn.
Nhà văn hoá thôn Hoà Bình chìm trong biển nước.
Con đường liên xã Trung Giã biến thành "sông". Các chuyến xe của các lực lượng chức năng liên tục tiếp cận để đưa người dân tới nơi an toàn.
|
Nước dâng cao khắp xóm làng, nhiều căn nhà chìm nghỉm.
Phương tiện di chuyển duy nhất là bằng thuyền, phao. Nhiều người dân vẫn liên tục dùng thuyền cá nhân để vào hỗ trợ di chuyển và tiếp tế cho những người còn kẹt lại.
Chị Mến đứng tại cầu thang ngổn ngang đồ đạc mà chị cùng chồng kịp dọn lên khi nước dâng cao đột ngột từ ngày 8/9. "Hôm nay không mưa nên tôi chuẩn bị ra ngoài xóm khác để tắm rửa gội đầu nhờ, mấy ngày lo nước lên, phải gắng giữ tài sản, không dám rời khỏi nhà", chị Mến kể.
|
Nhà chị Mến có 4 chiếc xe máy thì chỉ kịp kê 2 chiếc lên cao, còn lại thì ngập nước.
Một người dân giăng lưới câu cá ngay trong sân nhà mình. Phía trước là bờ tường cao gần 2m chỉ còn nhô lên chừng 30cm.
Nhiều đồ đạc của người dân trôi lềnh bềnh khắp xóm làng.
Một con chó còn ở lại căn nhà khi cả gia đình đã chuyển ra bên ngoài di tản.
Nhiều tài sản, vật nuôi trong các nhà dân được kê cao.
9h hôm nay, mưa ngưng, anh Nguyễn Văn Kết (48 tuổ.i) dùng bè chuối tự chế vào nhà gia cố, kiểm tra đồ đạc. Đây là lần thứ 3 anh phải nâng độ cao giá đỡ đồ lên theo mực nước tăng.
Nhà có chiếc thuyền thường ngày dùng để ra ao đán.h bắt cá, nay anh Cao Văn Hành phải dùng để đi khắp xóm, hỗ trợ những người dân không có phương tiện di chuyển.
Theo người dân ở thôn Hoà Bình, đây đã lần ngập thứ 4 trong năm 2024 và là lần ngập cao nhất mà người dân ở đây từng trải qua.
Theo đó, mực nước sông Cầu, Cà Lồ đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971 và tiếp tục có xu hướng dâng cao.
|
Lương thực thực phẩm, nước uống cũng đã được đưa vào để hỗ trợ cho công tác cứu trợ và cứu hộ người dân nhất là các hộ bị ngập sâu bên trong.
Trước đó, theo báo cáo nhanh của UBND huyện Sóc Sơn, đến trưa 11/9, nước sông Cầu tại Lương Phúc (xã Việt Long) đạt mức 9,3m, vượt báo động 3 là 1,3m, vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1971 là 0,1m và tiếp tục có xu hướng dâng lên. Sông Cà Lồ là 8,75m, vượt báo động 3 là 0,75m, tiếp tục lên chậm. Việc nước lũ trên các sông vượt báo động 3 đã gây ngập lụt 3.311 hộ dân, 15.673 nhân khẩu các xã ven đê.
Đưa trẻ nhỏ, người già ở ven đê Hà Nội chạy lụt, nhiều người về quê tránh lũ Gia đình chị Hoa phải dùng chậu để đưa con nhỏ ra ngoài đường lớn, về nhà bà ngoại ở quận Hà Đông để tránh ngập. Người dân Hà Nội ở khu vực ngoài đê khẩn cấp chạy lụt, di chuyển tới nơi an toàn. Trưa 11/9, hàng loạt con ngõ tại phố Phúc Tân (Hoàn Kiếm) ngập sâu, lượng mưa lớn khiến...