Hà Nội: Hoảng loạn vì cột điện bốc cháy dữ dội
Khoảng 14h45 chiều nay (17/9), một cột điện ở đầu ngõ số 4 đường Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa cháy lan ra phần mái của 2 nhà gần kề khiến người dân bị một phen hoảng loạn.
Ông Trương Văn Chính (42 tuổi) làm thợ mộc tại cửa hàng gỗ số 2 đường Kim Giang – ngay sát cây cột điện bốc cháy – kể lại: Vào khoảng thời gian trên, khi ông đang làm việc bỗng ngửi thấy mùi khét kèm theo tiếng nổ nhỏ. Ông quay ra phía cột điện thì thấy khói phát ra từ hộp công tơ điện kèm theo tia lửa. Sau đó, ngọn lửa đã bùng phát thiêu cháy những mớ dây điện, đồng hồ điện xung quanh.
“Vì phía trên mái cửa hàng gỗ nhà tôi chằng chịt dây điện nên tôi không dám vào trong sơ tán đồ đạc, sợ cháy. Tôi vội chạy xe đến báo cho đơn vị điện lực gần đó biết đến xử lý. Khi họ cắt điện, bà con mới dùng bình xịt chữa cháy cá nhân và lấy nước để dập lửa. Nhưng khi dập được ngọn lửa thì toàn bộ số đồng hồ điện và dây điện khu vực đó đã bị cháy hết. May mắn cửa hàng đồ gỗ nhà tôi chỉ bị cháy nhẹ phần mái” – ông Chính kể lại.
Khói vẫn còn âm ỉ
Toàn bộ số công tơ điện tại đây bị thiêu rụi
2 nhà liền kề bị ảnh hưởng phần mái…
Video đang HOT
Ngành điện khu vực nhanh chóng có mặt để khắc phục sự cố
Quan sát tại hiện trường, toàn bộ đồng hồ điện treo tại cây cột điện này đã cháy rụi, những mớ dây điện chằng chịt tại đây cũng bị ngọn lửa thiêu cháy. Một phần mái nhà số 6 và số 2 cạnh cây cột điện này bị cháy.
Rất may vụ cháy đã được người dân và lực lượng chức năng nhanh chóng khống chế, không lan rộng sang các nhà liền kề, hậu quả không lớn nhưng cũng làm cho những hộ dân sinh sống gần đó bị một phen hoảng loạn.
Người dân khu vực bị một phen hoảng loạn
Nhân viên điện lực khu vực đang nhanh chóng khắc phục sự cố để cấp điện trở lại cho nhân dân. Nguyên nhân vụ cháy, theo đánh giá ban đầu có thể do bị chập điện tại hộp chứa công tơ điện.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Lập thiết kế chi tiết khắc phục sự cố sạt lở taluy cầu "Khuyến học & Dân trí"
Liên quan đến vụ sạt lở taluy bảo vệ mố cầu "Khuyến học & Dân trí" tại bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, bước đầu phán đoán có thể do bản thiết kế chưa phù hợp với chất đất, địa hình nên đã xảy ra sự cố đáng tiếc trên.
Sạt lở hãi hùng phần taluy bảo vệ mố cầu "Khuyến học & Dân trí"
Phần đất sạt lở sẽ được nhà thầu cào sạch đến tầng đá mẹ
Ngày 10/9, Công ty Cổ phần xây dựng & thương mại 343 đã điều động xe tải, máy múc cào hết phần đất bị sạt lở đến tầng đá mẹ, sau đó đơn vị chủ đầu tư và Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 sẽ lên bản thiết kế chi tiết.
Tại hiện trường, ông Trần Văn Trung, Công ty Cổ phần xây dựng & thương mại 343, Chỉ huy Trưởng công trình cầu "Khuyến học & Dân trí" tại bản Ông Tú cho biết, sau khi cào hết lớp đất sạt lở đến tầng đá mẹ, đơn vị sẽ gửi số liệu chi tiết cho đơn vị tư vấn thiết kế. Sau khi có bản thiết kế, theo ông Trung, nếu thời tiết thuận lợi thì chỉ mất khoảng 15 ngày là hoàn thành việc khắc phục sự cố sạt lở.
Dây chống sét cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến sạt lở
Trao đổi với PV Dân trí về nguyên nhân vụ sạt lở taluy bảo vệ mố cầu "Khuyến học & Dân trí" tại bản Ông Tú, ông Trung cho hay: "Hiện tại vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân vụ sạt lở, tuy nhiên theo tôi nhận định, để xảy ra sự cố sạt lở taluy bảo vệ mố cầu là do phần móng được thiết kế nằm một nửa trên mặt đá, một nửa nằm trên đất phong hóa yếu nên tạo sự kết dính không vững chắc. Ngoài ra, yếu tố nguồn nước ngầm từ trong núi rò rỉ ra, cộng thêm nước mưa từ trên dây chống sét chảy xuống cũng là một trong những nguyên nhân khiến taluy bảo vệ mố cầu bị bung ra".
Cũng theo ông Trung, trong quá trình phê duyệt bản thiết kế, các đơn vị liên quan cũng đã đưa ra nhiều ý kiến, đề xuất và sau đó bản thiết kế cũng đã được chỉnh sửa nhiều lần, tuy nhiên khi cầu mới đưa vào sử dụng đã xảy ra sự cố đáng tiếc trên.
Có mặt tại cầu "Khuyến học & Dân trí", theo ghi nhận của PV, ngoài sự cố sạt lở taluy bảo vệ mố cầu, bề mặt cầu dù mới đưa vào sử dụng nhưng đã có nhiều dấu hiệu sai sót về kỹ thuật. Đó là các tấm ván gập ghềnh, mục nát ở giữa rất nguy hiểm.
Ván gập ghềnh, mục nát ở giữa
Học sinh đi lại gặp không ít trở ngại
Về vấn đề này, ông Trung cũng cho biết, ván lát cầu dài 2,7m, lòng mặt cầu rộng, tuy nhiên quá trình thiết kế, đơn vị tư vấn thiết kế không tính đến việc làm tấm tôn ép các tấm ván lại. "Hiện tại chúng tôi đang tính làm hai tấm tôn dày khoảng 3cm, siết ốc vít phía dưới để làm cho lớp ván lát mặt cầu kết dính vào nhau", ông Trung cho hay.
Trao đổi với PV Dân trí về sự cố sạt lở taluy bảo vệ mố cầu "Khuyến học & Dân trí" tại bản Ông Tú, nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng đóng trên địa bàn Quảng Bình cho rằng, yếu tố chất đất ở huyện miền núi Minh Hóa thường có sự kết dính không cao, kèm theo đó tầng địa chất ở đây có nhiều nước ngầm, bởi vậy khi tiến hành thực hiện một dự án xây dựng, nhất thiết đơn vị tư vấn thiết kế phải tiến hành khoan trắc, nghiên cứu chất đất, địa hình một cách kỹ lưỡng rồi mới đưa ra bản thiết kế cuối cùng. Tuy nhiên, ở trường hợp này, có lẽ đơn vị tư vấn thiết kế chủ quan, còn hội đồng thẩm định cũng thiếu trách nhiệm!
Sáng 10/9, nhà thầu đang tiến hành cào múc đất sạt lở, những tảng đá to có thể rơi xuống bất cứ lúc nào...
... trong khi đó ở phía dưới có nhiều học sinh đang tắm rất nguy hiểm.
Liên quan đến vụ việc, theo một nguồn tin riêng của PV Dân trí, hiện tại lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình cũng đã vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc và làm rõ trách nhiệm đối với các đơn vị liên quan.
Dù sạt lở kinh hoàng...
...nhưng mỗi ngày, hàng chục em học sinh ở bản Ông Tú vẫn phải đi qua cầy cầu.
Làm việc với PV Dân trí về vụ sạt lở taluy cầu "Khuyến học & Dân trí" tại Quảng Bình, ông Mai Văn Thành, Phó Ban Quản lý các dự án kinh tế miền núi huyện Minh Hóa cho biết, những ngày qua, đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn thiết kế rất khẩn trương trong việc khắc phục sự cố sạt lở taluy bảo vệ mố cầu "Khuyến học & Dân trí".
Theo ông Thành, hiện tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 (đóng tại Đà Nẵng) đã ra tận hiện trường hai lần và lên phương án vẽ bản thiết kế mới bằng cách đổ bê tông vĩnh cửu từ dưới tầng đá mẹ lên tận mặt đường, bê tông được đổ theo dạng đan ô vuông, khoảng 3 đến 4m2, ở giữa xây đá. Ngoài ra, vấn đề xử lý nguồn nước ngầm rò rỉ ra từ núi cũng được đơn vị tư vấn thiết kế lên phương án xử lý một cách triệt để.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin những diễn biến mới nhất về vụ việc này.
Đặng Tài - Văn Lịnh
Theo dantri
Tạm đóng cửa nhà thi đấu Phan Đình Phùng để khắc phục sự cố Theo giám đốc trung tâm TDTT Phan Đình Phùng, ông Nguyễn Minh Hoàng, nhà thi đấu (NTĐ) sẽ tạm thời đóng cửa để khắc phục sự cố sập trần tối 2/9. Ước tính ban đầu, thiệt hại về mặt vật chất có thể lên đến hàng tỷ đồng. Ngay sau sự cố sập trần tối 2/9, NTĐ Phan Đình Phùng đã tạm thời...