Hà Nội: Ca tái dương tính COVID-19 sau 5 ngày xuất viện có lịch trình như thế nào?
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật CDC Hà Nội trưa 25/2 xác nhận, Hà Nội vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tái dương tính với SARS-CoV-2 sau khi xuất viện.
Đó là bệnh nhân 1819 Đ.T.L., 48 tuổi, địa chỉ 51/49 tổ 21, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, liên quan ổ dịch Chí Linh ( Hải Dương ). Ngày 23/1, bà L. đi cùng gia đình 3 người đến Bạch Đằng, Chí Linh, Hải Dương . Ngày 24/1 về Hà Nội, được lấy mẫu xét nghiệm và được TCDC Hà Nội xác định dương tính với SARS-CoV-2 tối 31/1. Bệnh nhân được cách ly điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 từ ngày 30/1-20/2.
Ngày 21/2, bà L. được xuất viện sau 3 lần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 vào các ngày: 14/2; 17/2/; 20/2.
Ngày 24/2, bệnh nhân được lấy mẫu theo dõi sau ra viện, kết quả dương tính ngày 25/2. Hiện tại bệnh nhân đang được chuyển Bệnh viện Nhiệt đới trung ương 2 để tiếp tục cách ly , điều trị. Theo ông Tuấn, ca bệnh tái dương tính không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam thông tin, việc xuất hiện các ca bệnh Covid-19 tái dương tính không phải là vấn đề mới, các nước trên thế giới cũng ghi nhận rất nhiều, bởi vậy người dân không cần quá lo lắng. Tại Trung Quốc từng ghi nhận tới 12.000 ca tái dương tính .
“Các ca tái dương tính ở Nhật Bản, Trung Quốc… đều không lây nhiễm cho bất kỳ trường hợp nào dù họ đã về cộng đồng cách ly . Những người F1 tiếp xúc gần cũng hoàn toàn âm tính”, GS Kính nói.
Hầu hết những trường hợp tái dương tính không có dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân khỏe mạnh.
Tại Việt Nam, nuôi cấy lại virus từ những ca tái dương tính phát hiện virus đều không phát triển. Xét nghiệm F1 cũng không ai bị nhiễm. Đến nay, nước ta đã ghi nhận rất nhiều ca tái dương tính nhưng chưa có ca nào lây nhiễm ra cộng đồng.
Trong cuộc họp với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam về vaccine phòng Covid-19 chiều qua (24/2) Bộ Y Tế nhấn mạnh: Về đối tượng ưu tiên tiêm, các bên thống nhất sẽ thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận vaccine phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Đại diện các tổ chức quốc tế đồng ý với những trao đổi về việc một số vaccine bảo quản trong điều kiện khó khăn, phải huy động nguồn lực xã hội hoá như vaccine của Pfizer.
Với vaccine của Pfizer, yêu cầu bảo quản ở âm 70 độ C và tiêm trong 5 ngày sau khi rã đông, nên nếu không tiêm kịp trong thời hạn đó vì những lý do khách quan thì sẽ gây lãng phí. Thực tế tiêm vaccine này tại Mỹ cho thấy tỷ lệ không sử dụng ở mức cao.
“Việt Nam mong muốn được tiếp cận với nguồn vaccine đảm bảo chất lượng, giá hợp lý, phù hợp, bảo quản như theo điều kiện của các vaccine thông thường mà Việt Nam đang có”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đồng thời cam kết Bộ Y tế sẽ giải quyết ngay các vấn đề liên quan tới thủ tục để đảm bảo vaccine của Chương trình COVAX Facility sớm được nhập vào Việt Nam.
Bộ Y tế cho biết sẽ xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 cụ thể phù hợp với từng giai đoạn.
Về tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 diễn ra ngay sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam với hơn 100 triệu liều.
Bộ Y tế đang chuẩn bị khẩn trương các kịch bản, huy động tất cả đơn vị trong và ngoài ngành Y tế tham gia vào quá trình tiêm, để đẩy nhanh tiến độ tiêm, đảm bảo độ bao phủ, làm sao sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm tác động của đại dịch Covid-19 đến đời sống.
Hà Nội rà soát được gần 37.000 người về từ Hải Dương
Từ 2/2 đến nay, Hà Nội rà soát được 36.962 người về từ tỉnh Hải Dương, lấy mẫu xét nghiệm cho 14.112 người, kết quả 1.279 âm tính, còn lại chưa có kết quả.
Chiều 19/2, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 TP chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tuyến với các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn.
Báo cáo tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ 17-19/2, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc mới. Như vậy trong giai đoạn 4 này Hà Nội ghi nhận 35 ca mắc COVID-19.
Tổng số người về từ huyện Cẩm Giàng, Hải Dương từ 15/1 là 2.207 người. Cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho 2.096 người, kết quả có 1.562 trường hợp âm tính, còn lại chưa có kết quả.
Tổng số người về từ các nơi khác của tỉnh Hải Dương từ 2/2 đến nay theo thống kê sơ bộ của các trung tâm y tế là 36.962 người. 14.112 người đã được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả 1.279 âm tính, còn lại chưa có kết quả.
" Hà Nội k hông để sót những trường hợp đến vùng dịch trong thời gian quy định. Tuy nhiên cũng không xét nghiệm tràn lan để tránh lãng phí, tiêu tốn nhiều công sức của ngành chức năng và vật tư y tế. Do đó, người dân cần khai báo chính xác để cơ quan chức năng có hướng xử lý" - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói.
Hà Nội đã rà soát được gần 37.000 người về từ tỉnh Hải Dương.
Theo ông Hạnh, ngành y tế thực hiện rà soát, xét nghiệm cho 17.528 người tại 18 địa điểm có liên quan tới các ca mắc tại Hà Nội và cho kết quả toàn bộ âm tính.
Từ 17-19/2, các bệnh viện của Hà Nội khám sàng lọc 1.021 bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt, khó thở. Tính từ 27/1 đến nay, các bệnh viện tại Hà Nội khám sàng lọc cho 6.558 trường hợp.
Cũng trong thời gian trên, các bệnh viện xét nghiệm 1.021 trường hợp là bệnh nhân nghi ngờ, nhân viên y tế, bệnh nhân nặng. Tất cả đều cho kết quả âm tính.
Ông Hạnh cũng nhận định, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc theo ngày dù đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.
Tại Hà Nội, mặc dù trong các ngày qua không ghi nhận thêm ca mắc ngoài cộng đồng nhưng hiện nay các chuyên gia tiếp tục nhập cảnh vào Việt Nam làm việc. Mặc dù chuyên gia đã được cách ly theo quy định nhưng vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh xâm nhập từ các chuyên gia này.
Sau Tết, người dân trở lại Hà Nội sinh sống làm việc nhiều, có thể có nhiều người từ các tỉnh thành có dịch vào TP. Một số người dân vẫn chưa tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch chưa thực hiện đúng khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; đặc biệt là không khai báo đầy đủ lịch trình đi lại, gây khó khăn cho việc giám sát dịch.
Trước những nguy cơ trên, ông Hạnh yêu cầu tăng cường công tác giám sát dịch, tiếp tục mở rộng quy mô xét nghiệm sàng lọc diện rộng cho toàn bộ những người về từ Hải Dương, các ổ dịch tại các tỉnh thành khác; xét nghiệm ngẫu nhiên cho các đối tượng tại các khu công nghiệp, khu vực có nhiều người từ các tỉnh thành khác, các chuyên gia người nước ngoài sinh sống và làm việc; tăng cường công tác kiểm tra việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn, yêu cầu các cơ sở này phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát những người về Hà Nội từ các tỉnh thành có dịch để hướng dẫn thực hiện khai báo y tế và cách ly lấy mẫu theo quy định; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ COVID-19 cộng đồng phải khai thác thật kỹ lịch trình của những người đi về từ Hải Dương nhằm tránh khai báo không trung thực.
Vắc-xin do Việt Nam sản xuất có thể tiêm cho nhóm nguy cơ cao vào tháng 5 Sáng 19/2, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế có cuộc họp cuối trước khi đưa ra quyết định chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vắc-xin Nanocovax do Công ty cổ phần Sinh học dược Nanogen nghiên cứu, sản xuất. Ông Nguyễn Ngô Quang - Phó cục trưởng Cục Khoa học công...