GS Nguyễn Lân Dũng ‘bật mí’ cách uống rượu an toàn
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng dân uống rượu mách nhau: “Muốn uống rượu lâu say nên uống thêm paracetamol”, điều này rất nguy hiểm, vì khi uống rượu nhiều rất dễ bị ngộ độc thuốc, nhất là các thuốc có hại cho gan như paracetamol.
Trong khi rượu kém chất lượng, có nguồn gốc từ cồn và nước lã, được bày bán tràn lan, từ trong nam ngoài bắc, và khả năng phân biệt rượu kém chất lượng và rượu có nguồn gốc từ nhà máy là rất khó, thì việc tự bảo vệ mình mỗi khi phải uống rượu là điều nên làm.
xin gửi tới những chia sẻ của Giáo sư (GS) Nguyễn Lân Dũng với những độc giả thích uống rượu, bia cách giữ gìn sức khỏe khi tiếp cận thường xuyên với rượu cũng nhưxử lý khi bị say rượu.
Người Việt có truyền thống tụ tập bạn bè uống rượu bia.
GS có lời khuyên gì cho độc giả khi chọn mua rượu? Làm thế nào để chọn đúng rượu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Chọn uống rượu ngoại là cách đơn giản nhất vì thường đã được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, rượu ngoại hiện nay cũng thật giả lẫn lộn. Rượu ngoại giả được sản xuất trong nước và cả ngoài nước nhập vào.
Rượu sản xuất trong nước, theo tôi, nên chọn mua sản phẩm của các loại rượu của các nhà máy lớn và có đủ uy tín. Các loại rượu tự chế tại các cơ sở tư nhân rất khó xác định được chất lượng.
Theo các tài liệu khoa học thì cồn được hấp thụ trên toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy sẽ đi thẳng vào máu và được phân tán ra toàn cơ thể. Chính vì thế, nếu chọn rượu không an toàn và nhiều tạp chất, các bộ phận trên cơ thể đều bị ảnh hưởng rất nhiều, rất nhanh.
Các bác sĩ đã ghi nhận rất nhiều bệnh tật từ rượu kém chất lượng, như Alzheimer, bệnh ung thư ở đường tiêu hóa trên và ở gan. Do đó, bạn không nên phó mặc sức khỏe của mình cho rượu kém chất lượng.
Những cũng không thể vì rượu tốt mà uống bao nhiêu cũng được. Với các loại rượu tốt, chúng ta cần uống thế nào để đảm bảo sức khỏe, thưa GS?
Video đang HOT
Ở người châu Âu, nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể mất 1h để có thể phân hủy được khoảng 1g cồn/10kg cân nặng. Có nghĩa là một người nặng 70kg trong 1giờ chỉ có thểphân hủy được tối đa 7g cồn. Nếu trong giờ đó uống quá 7g cồn sẽ rất có hại cho cơthể.
Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì việc hay uống rượu. Chúng ta biết rằng 1 lon bia (330 ml) thường chứa khoảng 10g cồn, số lượng này tương đương với 1 ly rượu vang (120 ml) hoặc 45 ml rượu Whisky hay các loại rượu mạnh khác.
Từ đó suy ra không được uống quá số lượng đó trong 1 giờ. Việc đua nhau “Dzô, dzô” để uống thật nhiều bia hay rượu là một tập quán rất xấu và hết sức nguy hại cho sức khỏe nói chung và cho gan nói riêng.
Người ta đã thấy mối liên quan giữa rượu và các nguy cơ của bệnh xơ gan, nhiều dạng ung thư và chứng nghiện rượu. Mặc dù êtanol không phải là chất độc có độc tính cao, nhưng nó có thể gây ra tử vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới trên 0,4%.
Nồng độ thậm chí thấp hơn 0,1% có thể sinh ra tình trạng say, nồng độ 0,3-0,4% gây ra tình trạng hôn mê.
Tại nhiều quốc gia có luật điều chỉnh về nồng độ cồn trong máu khi lái xe hay khi phải làm việc với các máy móc thiết bị nặng, thông thường giới hạn dưới 0,05% tới 0,08%. Người ta cũng đã chỉ ra mối liên quan tỷ lệ thuận giữa etanol và sự phát triển của vi khuẩn Acinetobacter baumannii, vi khuẩn gây ra viêm phổi, viêm màng não và các viêm nhiễm hệ bài tiết.
Sự phát hiện này là trái ngược với sự nhầm lẫn phổ biến cho rằng uống rượu có thểgiết chết nhiều loại vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm.
Hiệu ứng quen với cồn thường được nhìn thấy ở những người nghiện rượu không phải do việc phân hủy cồn nhanh mà là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn so với những người khác. Họ ít say hơn, ít đỏ mặt hơn nhưng tác hại của cồn thì không có gì thay đổi.
Trên thị trường có nhiều loại rượu.
Vậy theo GS, nhiều nam giới buộc phải uống rượu nhiều, cần phải làm gì để giảm tác hại của bia, rượu?
Đúng là nhiều người lo sợ cho sức khỏe nhưng vì công việc họ vẫn phải chung thân với rượu. Họ cũng sợ tác hại của bia, rượu nên săn lùng những kinh nghiệm dân gian, những loại thuốc có tác dụng bổ gan và giải độc rượu.
Họ mách nhau: “Muốn uống rượu lâu say nên uống thêm paracetamol”. Điều này rất nguy hiểm, vì khi uống rượu nhiều rất dễ bị ngộ độc thuốc, nhất là các thuốc có hại cho gan như paracetamol.
Có người lại khuyên nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để giải độc rượu. Thật ra đây chỉ là cách để bù lại lượng vitamin thiếu hụt do gan khi chuyển hoá rượu mà thôi.
Lại có người quảng cáo mật gấu có khả năng bổ trợ gan. Thật ra điều này cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào cả. Rõ ràng là không thể trông chờ vào các phương thuốc bổ gan để rồi uống bia rượu quá mức.
Có một vài cách để giảm thiểu tác dụng xấu của rượu, bia như sau:
-Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: vì việc tắm ngay sau khi uống rượu sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiêt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch
- Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
- Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: vì tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.
- Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia khi đói: Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Vì vậy, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.
- Không dùng nhiều loại rượu, bia cùng lúc: rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng… mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.
- Không uống nhiều trong một lần: Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ “đổ bộ” vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.
- Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.
- “Làm ấm” rượu trước khi uống: Đối với tất cả các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy “làm ấm” chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một sốchất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
Vâng, xin cảm ơn Giáo sư.
Theo vietbao
Thuốc không kê đơn có phải là thuốc không có độc tính?
Nhiều người khi nghe nói thuốc không cần kê đơn là vội nghĩ ngay những loại thuốc này không có độc tính, dùng sao cũng được, bởi nếu độc thì bác sĩ đã phải lưu ý kê đơn rồi.
Nhiều người khi nghe nói thuốc không cần kê đơn là vội nghĩ ngay những loại thuốc này không có độc tính, dùng sao cũng được, bởi nếu độc thì bác sĩ đã phải lưu ý kê đơn rồi. Chính suy nghĩ này đã gián tiếp gây ra nhiều vụ ngộ độc thuốc giảm đau, các loại men vi sinh, men tiêu hoá... vừa qua.
Có hai loại thuốc hiện được bán tại các nhà thuốc, đó là thuốc bán theo đơn thuốc của bác sĩ, gọi là thuốc kê đơn (thuốc kê toa) và thuốc bán không cần đơn thuốc, gọi là thuốc không kê đơn. Cả hai loại này đều đòi hỏi phải sử dụng đúng mới đạt hiệu quả và an toàn.
Thuốc nào cũng có độc tính
Thuốc kê đơn là thuốc nếu không dùng đúng chỉ định của bác sĩ kê trong đơn thuốc có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ người dùng thuốc. Còn thuốc không kê đơn, còn gọi là thuốc OTC (viết tắt của Over The Counter, có nghĩa thuốc bán ở quầy không cần đơn thuốc) là thuốc có độc tính thấp, không có những tác dụng phụ có hại nghiêm trọng.
Thuốc OTC cũng là thuốc dùng trong điều trị các bệnh thông thường và người bệnh có thể tự điều trị, không nhất thiết có thăm khám, chỉ định thuốc hoặc theo dõi của bác sĩ. Từ ngày 1.7.2009, bộ Y tế Việt Nam đã ban hành danh mục thuốc không kê đơn và hướng dẫn thực hiện danh mục này. Theo đó, có hai loại: danh mục thuốc hoá dược và danh mục thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.
Nhìn vào danh mục thuốc hoá dược (thuốc tây) không kê đơn, ta sẽ thấy bao gồm những thuốc mà người bệnh có thể mua để tự điều trị các bệnh nhẹ, như thuốc giảm đau hạ nhiệt trị cảm sốt, thuốc trị ho, trị tiêu chảy, trị táo bón, hay thuốc bổ sung vitamin, chất khoáng,...
Đơn cử là thuốc giảm đau hạ nhiệt paracetamol. Không chỉ có paracetamol không thôi mà còn có paracetamol phối hợp với các thuốc khác, đặc biệt có cả paracetamol phối hợp với thuốc gây nghiện codein.
Trước đây, paracetamol phối hợp với codein thuộc loại kê đơn, bởi liên quan đến tính chất gây nghiện và không an toàn nếu dùng sai (dùng tuỳ tiện dài ngày sẽ đưa đến nghiện như nghiện ma tuý).
Nay, thuốc phối hợp này thuộc loại không kê đơn nhưng được chú thích: "dạng thuốc chia liều không được chứa 30mg codein/đơn vị dạng thuốc" và đặc biệt: "thành phẩm chứa paracetamol và codein được bán không cần đơn với số lượng tối đa cho mười ngày sử dụng".
Như vậy, trong danh mục thuốc không kê đơn vẫn có thuốc có "những điều kiện bắt buộc có sự tuân thủ của người phân phối và người sử dụng thuốc" chứ không phải sử dụng dễ dàng vô điều kiện.
Sở dĩ trong danh mục có loại thuốc đặc biệt này là vì paracetamol và codein cần được mua dễ dàng hơn để đáp ứng thuận lợi việc chăm sóc điều trị đau theo phác đồ "ba bước thang giảm đau" của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Theo phác đồ đó, khi mới đau, tức đau nhẹ chỉ cần dùng thuốc giảm đau thông thường là paracetamol; đau mức cao hơn là đau trung bình nên dùng thuốc kết hợp như paracetamol và codein; còn đau nặng như đau ung thư phải dùng thuốc gây nghiện mạnh như morphin.
Hiện nay ở ta, bệnh nhân đau loại trung bình cũng khá nhiều nên thuốc paracetamol và codein được xếp vào loại không kê đơn để người bệnh dễ tiếp cận với thuốc điều trị hiệu quả là hợp lý.
Phải thận trọng hơn cả thuốc kê đơn
"Vì dùng bất kể liều lượng mà trong thời gian qua, đã có nhiều trường hợp ngộ độc paracetamol, đa số là trẻ con".
Khi nghe nói đến thuốc không kê đơn, người dùng thuốc thường có sự hiểu lầm thuốc loại này dùng sao cũng được. Vì vậy, có người cứ mua các loại thuốc hoặc chế phẩm như thuốc bổ sung vitamin, chất khoáng, các axit amin, các loại men vi sinh, men tiêu hoá, chất bổ dưỡng như nhân sâm... dùng bừa bãi, bất kể liều lượng.
Đúng là các loại thuốc ấy mua không cần đơn (men vi sinh, nhân sâm được kể là "thực phẩm chức năng" không phải thuốc nên cũng thuộc loại mua không cần đơn) nhưng người dùng phải có sự hiểu biết nhất định về các thuốc không kê đơn, để sử dụng đạt hiệu quả và an toàn, đặc biệt là liều lượng và cách dùng.
Để có thông tin, người dùng thuốc có thể hỏi dược sĩ tại nhà thuốc. Nước ta đang hướng đến các nhà thuốc phải đạt chuẩn thực hành nhà thuốc tốt - GPP chính là để đạt đến dược sĩ tư vấn dùng thuốc trong mọi trường hợp.
Trong tình hình hiện nay, cách tốt nhất để có thông tin về thuốc, đặc biệt thuốc không kê đơn, là xem tờ hướng dẫn dùng thuốc. Nếu mua thuốc viên rời, không mua nguyên lọ thuốc, ta vẫn có quyền đòi hỏi nhà thuốc cho xem tờ này.
Trong tờ hướng dẫn dùng thuốc, ta cần đọc: thành phần - công thức (để biết đó đúng là dược chất sử dụng), chỉ định (những trường hợp dùng thuốc này), chống chỉ định (những trường hợp không được dùng thuốc này), cách dùng - liều lượng, tương tác thuốc...
Tóm lại, cả hai loại thuốc kê đơn và không kê đơn đều đòi hỏi sử dụng đúng cách, thận trọng. Riêng thuốc không kê đơn vì mua dễ dàng nên đòi hỏi càng phải thận trọng hơn đối với người dùng thuốc.
Ngộ độc Paracetamol do dùng bất kể liều lượng
Khi dùng thuốc paracetamol, ít nhất phải biết thông tin về liều dùng của paracetamol như sau: liều thông thường hạ sốt cho trẻ là 10mg/kg cân nặng, ngày uống 3 - 4 lần; liều tối đa cho trẻ là không quá 60mg/kg/ngày.
Còn đối với người lớn, mỗi lần uống 500mg, ngày uống 3 - 4 lần, không nên quá 4g trong ngày. Riêng với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém. Chính vì dùng bất kể liều lượng mà trong thời gian qua, đã có nhiều trường hợp ngộ độc paracetamol, đa số là trẻ con.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức
Theo SGTT
Sử dụng quá liều: Thuốc hạ sốt thành... thuốc độc Không chỉ thuốc ngủ, thuốc diệt cỏ (paraquat), thuốc trừ sâu hay thuốc chuột mới gây ngộ độc, ngay cả thuốc hạ sốt cũng gây ra những nguy hiểm chết người nếu sử dụng quá liều... Hạ sốt nhanh, bệnh nhi phải vào cấp cứu Bị sốt 2 ngày liên tiếp không bớt, em Ph.T.B.Ng 6 tuổi, ngụ tại phường 8, quận 4,...