Google bị yêu cầu gỡ bỏ 235 triệu “link” bất hợp pháp
Google đã nhận được tổng cộng 235 triệu yêu cầu gỡ bỏ các đường dẫn vi phạm bản quyền trên công cụ tìm kiếm của mình trong năm 2013.
Trong số đó, Google đã đáp ứng đến 214 triệu yêu cầu, tức khoảng 90%. 21 triệu yêu cầu còn lại, tương ứng với 10% được Google cho rằng nó không vi phạm hoặc đó chỉ là những đường dẫn sao chép lại từ những đường dẫn đã được gỡ bỏ nên Google không có trách nhiệm xử lý.
Google bị yêu cầu gỡ bỏ 235 triệu “link” bất hợp pháp.
235 triệu yêu cầu là một con số “khủng” trong năm 2013, tăng vọt so với 5 triệu và 10 triệu trong năm 2011 và 2012. Năm 2013, nhóm chống vi phạm bản quyền ngành âm nhạc BPI và RIAA đã hoạt động mạnh nhất khi gửi đến Google lần lượt 41,7 triệu và 30,8 triệu yêu cầu, Microsoft cũng yêu cầu Google phải gỡ bỏ 10,4 triệu đường dẫn.
Video đang HOT
Đại diện Google cho biết, hãng này đang nỗ lực để mang lại sự trong sạch cho môi trường internet, hãng cũng sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu hợp lý từ người dùng.
Tuy nhiên, đại diện RIAA lại nghĩ khác. Theo vị này, Google phải chấm dứt ngay việc xâm nhập trái phép dữ liệu của họ, thậm chí là ngăn chặn tất cả mọi đường dẫn có chứa các tên miền thuộc sở hữu của RIAA, chứ không phải đợi đến lúc có yêu cầu thì mới xử lý.
Google hiện đang là công cụ tìm kiếm số 1, có những thuật toán cực kỳ thông minh. Với cơ chế hoạt động là xâm nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu của các website để trích xuất thông tin nên Google thường bị người dùng lên án. Mặc dù vậy, phần lớn các trang web trên internet lại tận dụng điều này để đưa tên miền của mình lên vị trí cao trong kết quả tìm kiếm của Google.
Theo Khampha
Dân công nghệ Trung Quốc cho rằng Google đang ... "dắt mũi" cả thế giới
Đây là ý kiến được tổng hợp và rút ra từ quan điểm của một số nhân viên hàng đầu ngành công nghệ Trung Quốc.
Mới đây, một trang thông tin uy tín của Mỹ đã tiến hành đăng tải kết quả phỏng vấn một loạt các nhân viên cao cấp thuộc một số tập đoàn Internet lớn của Trung Quốc về những gì mà con người đất nước này đánh giá về sự phát triển của công nghệ Mỹ nói riêng và xu hướng công nghệ toàn cầu nói chung.
Theo đó, hầu hết các ý kiến đưa ra đều có những điểm tương đồng nhất định, trong đó nổi bật nhất là quan điểm từ một người vừa mới có chuyến thăm Thung lũng Silicon đầu năm nay. Cụ thể, ông cho rằng Google đang đóng vai trò bá chủ nền tảng Internet Mỹ, dắt mũi và bỏ xa tất cả các đối thủ còn lại: "Google quá bành trướng và chẳng ai có thể làm gì để thay đổi điều này. Công nghệ Mỹ như được chia làm hai thái cực, một bên là Google, bên còn lại là tất cả các công ty lớn, nhỏ còn lại. Ở Trung Quốc thì khác, chúng tôi có một cục diện đa dạng hơn rất nhiều.", vị nhân viên cấp cao chia sẻ.
Với nguồn lực tài chính dồi dào, Google dường như có thể hạ bất cứ đối thủ nào cản đường họ. Năm nay, Facebook và Google có đua tranh mua lại Waze (một dự án bản đồ triển vọng với cả hai) và phần thắng đã thuộc về Google.
Suy cho cùng thì ý kiến trên cũng không hẳn không có cơ sở. Google hiện nay đang đứng số một trong ba yếu tố quan trọng cơ bản nhất: tìm kiếm, video và nền tảng cho di động. Hãng cũng đứng số một trong lĩnh vực bản đồ số và trình duyệt, cùng rất nhiều các dịch vụ tiện ích khác mà người dùngInternet phần nhiều đều đã từng nghe qua như Gmail, Google Dịch... Ngoài ra, hãng còn là một trong những cái tên tiên phong trong phát triển và phổ biến công nghệ mang mặc, thậm chí gần đây Google còn được cho là sẽ lấn sân sang cuộc chơi sản xuất... robot.
Ở Trung Quốc, Baidu mới là công cụ tìm kiếm số 1, các dịch vụ của Google được sử dụng vô cùng hạn chế tại nước này.
Tuy nhiên, Google cũng có một số điểm yếu nhất định. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng đang dần chuyển dịch về hướng mua sắm và thanh toán hoàn toàn trong ứng dụng, tránh xa sự hiện diện củaGoogle do đó điều này có thể ảnh hưởng xấu tới doanh thu quảng cáo của hãng. Bên cạnh đó, tại những thị trường đông dân như Trung Quốc, sức mạnh của ông lớn này gần như bị... triệt tiêu vì người Trung Quốc không sử dụng Google như một công cụ tìm kiếm chính. Mặc dù hệ điều hành Android rất phổ biến tại đây nhưng các hãng sản xuất đều tiến hành tùy biến rất nhiều sao cho tối ưu hóa lợi nhuận cho bản thân và tối thiểu lợi nhuận của Google.
Trung Quốc là một thị trường lớn, tuy nhiên, việc cộng đồng mạng ở đây tỏ ra không mặn mà với ông lớn này cũng không đồng nghĩa với việc thế trận "bá chủ" của Google sẽ kết thúc trong tương lai gần. Trung Quốc còn dự định trong tương lai họ sẽ tự tạo ra một hệ điều hành Android riêng để không còn bất kì liên kết nào đối với Google nữa.
Theo VNE
Google thu thêm phí "đảm bảo hữu hình" cho nhà quảng cáo Google sắp thu thêm phí đảm bảo khả năng hiện hữu trước mắt người dùng của những nội dung quảng cáo đăng trên công cụ tìm kiếm của mình. Sở hữu nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ, Google sắp thu thêm phí "đảm bảo hữu hình" cho những khách hàng muốn tối ưu hóa nội dung quảng cáo của mình -...