‘Gọng kìm’ chống độc quyền siết ‘Big Tech’ ở cả hai bờ Đại Tây Dương
Phán quyết độc quyền nhắm vào Google của tòa án Mỹ đánh dấu sự thay đổi hướng tới quy định chặt chẽ hơn đối với những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu ( Big Tech).
Biển hiệu Google trên một tòa nhà ở New York. Google tuyên bố sẽ kháng cáo phán quyết của thẩm phán tại Washington, D.C. rằng họ là công ty “độc quyền”.
“Google là nhà độc quyền”, Thẩm phán Amit P. Mehta của Tòa án Quận Columbia ngày 5/8 đã đưa ra phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền nhằm vào Google. Đây là phán quyết chống độc quyền đầu tiên của kỷ nguyên internet hiện đại trong vụ kiện chống lại gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
Phán quyết trên đánh dấu một sự thay đổi lớn ở Mỹ liên quan đến việc quản lý các hoạt động mang tính cạnh tranh giữa các công ty công nghệ lớn. Phương thức hoạt động của các công ty này từ lâu đã bị nghi ngờ ở Liên minh châu Âu (EU), nơi đưa ra các quy định đặc biệt cho phép họ hành động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, như Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) – và đã đề xuất yêu cầu Alphabet, công ty mẹ của Google, phải tách hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình.
“Người khổng lồ” bị tuyên “độc quyền”
“Cha đẻ” của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên Internet không phải là doanh nghiệp duy nhất phải đối mặt với cáo buộc về “các hành vi phản cạnh tranh”, mà các “ông lớn” khác như Amazon, Apple, Meta và Microsoft đều trên cùng một con thuyền.
Sau phán quyết hôm 5/8 của Mỹ, dù các hình phạt vẫn chưa được công bố, sự chú ý hiện đang đổ dồn vào Alphabet và công cụ tìm kiếm của họ. Công ty tuyên bố: “Quyết định này công nhận rằng Google cung cấp công cụ tìm kiếm tốt nhất. Vì điều này và việc mọi người ngày càng tìm kiếm thông tin theo nhiều cách hơn, chúng tôi dự định sẽ kháng cáo”.
Google hiện cũng là mục tiêu của các vụ kiện và cáo buộc chống độc quyền ở Brussels, bao gồm cả cuộc điều tra của Ủy ban Cạnh tranh EU diễn ra từ năm 2021. Công ty đã phải chịu một số khoản tiền phạt lớn nhất trong lịch sử của Ủy ban châu Âu (EC), hơn 8,7 tỷ USD, xuất phát từ ba vụ kiện.
Vào cuối mùa hè này, dự kiến sẽ có phán quyết cuối cùng về một trong những vụ kiện đó: cuộc điều tra nhằm vào Google Shopping, dẫn đến khoản phạt 2,64 tỷ USD vì cáo buộc Google thu lợi bất hợp pháp nhờ dịch vụ so sánh mua sắm thông qua công cụ tìm kiếm của mình.
Câu hỏi lớn nhất liên quan đến các vụ kiện của EC là liệu công ty có trụ sở tại California có bị buộc phải chia tách hoạt động kinh doanh hay không. Kết quả như vậy đã được đề xuất trong một tuyên bố phản đối được gửi cách đây hơn một năm, trong đó coi sự hiện diện của Google trên khắp chuỗi quảng cáo kỹ thuật số quá áp đảo đến mức EC kết luận đó là “lạm dụng vị trí thống trị”, và rằng việc “thoái vốn bắt buộc” của Google về một phần dịch vụ của mình sẽ giải quyết những lo ngại về cạnh tranh”.
Rất ít người ở Brussels nghi ngờ việc Phó Chủ tịch EC kiêm Ủy viên về Cạnh tranh, Margrethe Vestager, muốn giải quyết vấn đề trước khi Ủy ban nhiệm kỳ mới bắt đầu hoạt động, theo lý thuyết sẽ diễn ra vào ngày 1/11, và bà Vestager sẽ không còn là thành viên.
Nhưng mối đe dọa buộc phải thoái vốn khỏi hoạt động quảng cáo của Google không chỉ đặt ra ở châu Âu. Bộ Tư pháp Mỹ và 8 tiểu bang khác cũng đã yêu cầu phân chia như vậy trong một vụ kiện hiện đang được xét xử tại các tòa án ở Virginia.
Video đang HOT
Juan José Ganuza, Giáo sư kinh tế và kinh doanh tại Đại học Pompeu Fabra ở Barcelona (Tây Ban Nha), cho rằng kết quả như vậy đang thu hút được sự ủng hộ của các học giả nghiên cứu thị trường và cạnh tranh. “Đó sẽ là một sự thay đổi về cấu trúc trên thị trường”.
Dàn Big Tech đang bị “sờ gáy”
Alphabet và các công ty liên quan không phải là đối tượng đơn độc đối mặt với những khả năng như vậy. Trên thực tế, ở châu Âu, trong vài tháng qua, ngày càng có nhiều công ty công nghệ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của các nhà quản lý. Ví dụ: vào ngày 1/7, EC đã công bố một cuộc điều tra về mô hình quảng cáo Instagram và Facebook thuộc Meta.
“Ngày nay, quyết định này đang được áp dụng trên toàn thế giới. Vương quốc Anh cũng đã xử lý vấn đề đó”, Giáo sư Ganuza giải thích và làm rõ rằng ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden đã thay đổi các nguyên tắc cơ bản của chính sách quản lý cạnh tranh để khiến nó thân thiện hơn với người tiêu dùng. Giáo sư chỉ ra rằng điều đó có nghĩa là cuộc bầu cử vào tháng 11 giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris có thể có những phân nhánh lớn trong lĩnh vực này.
Đối với Meta, rủi ro sẽ cao hơn ở Mỹ, nơi Cục quản lý Liên bang và 40 tiểu bang đã kiện ra công ty này tòa vào năm 2021 liên quan đến vụ sáp nhập Instagram và WhatsApp.
Tương tự, Apple cũng đang bị giám sát chặt chẽ ở cả hai bờ Đại Tây Dương trong các vụ kiện tương tự nhau, đặc biệt khi nói đến điểm mấu chốt của họ: rằng “Nhà Táo” gây khó khăn cho các công ty khác trong việc đưa ra các lựa chọn thay thế cho sản phẩm của chính họ. Cho đến gần đây, Apple chưa từng chịu khoản tiền phạt lớn nào từ Brussels hay Mỹ. Nhưng điều đó bắt đầu thay đổi trong năm nay, khi EC áp đặt lệnh trừng phạt trị giá 1,96 triệu USD, tương đương 0,5% doanh thu toàn cầu của công ty. Hiện tại, Apple đang thu hút nhiều sự chú ý hơn vì từ chối tuân thủ các yêu cầu của DMA (Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số).
Amazon là một công ty khác đang có các vụ kiện chờ xử lý ở Mỹ và EU. Ngược lại, Microsoft chỉ bị điều tra ở Brussels. Sau khi trở thành trung tâm của một trong những cuộc điều tra tiêu biểu nhất vào đầu thế kỷ, cái tên Microsoft lại thành một tâm điểm với cáo buộc vi phạm chống độc quyền tiềm ẩn khi liên kết mặc định ứng dụng Teams với Office 365 và Microsoft 365.
Tòa án Mỹ tuyên phán quyết bước ngoặt: Google độc quyền
Thẩm phán liên bang Mỹ ra phán quyết, Google đã vi phạm luật chống độc quyền khi duy trì vị thế độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến.
Đây là phán quyết mang tính bước ngoặt của Bộ Tư pháp Mỹ trong nỗ lực kiềm chế các gã khổng lồ công nghệ.
Chính phủ lập luận rằng bằng cách chi hàng tỷ USD để trở thành công cụ tìm kiếm tự động trên các thiết bị tiêu dùng, Google đã ngăn cản các đối thủ cạnh tranh. Ảnh: Al Jazeera
"Google là nhà độc quyền", Thẩm phán Amit P. Mehta của Tòa án Quận Columbia đưa ra phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền nhằm vào Google. Đây là phán quyết chống độc quyền đầu tiên của kỷ nguyên internet hiện đại trong vụ kiện chống lại gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
Thẩm phán Amit P. Mehta cho rằng, Google đã hành động bất hợp pháp để duy trì sự độc quyền trong tìm kiếm trực tuyến. Theo tờ New York Times, phán quyết công bố ngày 5/8 (theo giờ địa phương này) là một quyết định mang tính bước ngoặt nhằm vào quyền lực của những gã khổng lồ công nghệ trong kỷ nguyên Internet hiện đại và điều đó có thể thay đổi căn bản cách họ kinh doanh.
Trong phán quyết dài 277 trang, Thẩm phán Mehta cho rằng, Google đã lạm dụng độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh tìm kiếm. Trước đó, Bộ Tư pháp và các bang đã kiện Google, cáo buộc tập đoàn này củng cố vị trí thống trị của mình một cách bất hợp pháp, một phần bằng cách trả cho các công ty khác, như Apple và Samsung, hàng tỷ đô la mỗi năm để Google tự động xử lý các truy vấn tìm kiếm trên điện thoại thông minh và trình duyệt web của họ.
Thẩm phán Mehta tuyên bố trong phán quyết của mình: "Google là một nhà độc quyền và họ đã hành động như vậy để duy trì sự độc quyền của mình".
Đây là một phán quyết nghiêm khắc nhằm vào sự trỗi dậy của các công ty công nghệ khổng lồ đã sử dụng nguồn gốc từ Internet để tác động đến cách chúng ta mua sắm, sử dụng thông tin và tìm kiếm trực tuyến - đồng thời cho thấy giới hạn tiềm tàng về quyền lực của Big Tech. Nó có khả năng ảnh hưởng đến các vụ kiện chống độc quyền khác của chính phủ chống lại Google, Apple, Amazon và Meta - chủ sở hữu của Facebook, Instagram và WhatsApp.
Phán quyết chống độc quyền quan trọng gần đây nhất chống lại một công ty công nghệ là phán quyết nhắm vào Microsoft từ hơn hai thập kỷ trước.
Rebecca Haw Allensworth, giáo sư nghiên cứu về chống độc quyền tại trường luật của Đại học Vanderbilt, cho biết: "Đây là vụ kiện chống độc quyền quan trọng nhất thế kỷ và là vụ đầu tiên trong số nhiều vụ kiện lớn chống lại Big Tech. Đó là một bước ngoặt lớn."
Quyết định này là một đòn giáng mạnh vào Google, tập đoàn vốn được xây dựng dựa trên nền móng là công cụ tìm kiếm, thậm chí chính tên của họ đã trở thành một động từ chi hành động tìm kiếm.
Phán quyết vừa qua của thẩm phán Mỹ có thể có tác động lớn đến thành công của Google, đặc biệt là khi công ty chi mạnh tay để cạnh tranh trong cuộc đua về trí tuệ nhân tạo. Google còn phải đối mặt với một vụ kiện chống độc quyền liên bang khác về công nghệ quảng cáo dự kiến sẽ được đưa ra xét xử vào tháng tới.
Phán quyết ngày 5/8 không bao gồm các biện pháp khắc phục hành vi của Google. Thẩm phán Mehta sẽ quyết định điều đó, có khả năng buộc công ty phải thay đổi cách thức hoạt động hoặc bán bớt một phần hoạt động kinh doanh của mình.
John Schmidtlein, luật sư của Google, trên đường tờ tòa án vào tháng 10/2023. Ảnh: New York Times
Phán quyết của Thẩm phán Mehta đã kết thúc một vụ kiện kéo dài nhiều giữa Bộ Tư pháp Mỹ và Google, dẫn đến hãng phai đưa ra bản dùng thử kéo dài 10 tuần vào năm ngoái. Bộ Tư pháp và các bang đã khơi kiện vào năm 2020 nhằm sự thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, tạo ra hàng tỷ lợi nhuận hàng năm. Bộ này cho biết công cụ tìm kiếm của Google đã thực hiện gần 90% lượt tìm kiếm trên web, một con số mà công ty bác bỏ.
Google đã chi hàng tỷ USD hàng năm để trở thành công cụ tìm kiếm tự động trên các trình duyệt như Safari của Apple và Firefox của Mozilla. Theo New York Times, Google đã trả cho Apple khoảng 18 tỷ USD vào năm 2021 để cài sẵn hoạt động tìm kiếm trên trình duyệt của "Nhà Táo".
Jonathan Kanter, quan chức chống độc quyền hàng đầu của Bộ Tư pháp Mỹ, cho biết trong một tuyên bố: "Quyết định mang tính bước ngoặt này buộc Google phải chịu trách nhiệm. Nó mở đường cho sự đổi mới cho các thế hệ mai sau và bảo vệ quyền truy cập thông tin cho tất cả người Mỹ."
Kent Walker, chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Google, cho biết công ty sẽ kháng cáo phán quyết này.
Ông nói: "Quyết định này công nhận rằng Google cung cấp công cụ tìm kiếm tốt nhất, nhưng kết luận rằng chúng tôi không được phép cung cấp công cụ đó một cách dễ dàng. Khi quá trình này tiếp tục, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm mà mọi người thấy hữu ích và dễ sử dụng."
Trong phiên tòa, giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, đã làm chứng rằng ông lo ngại rằng sự thống trị của đối thủ cạnh tranh đã tạo ra một "Google web" và mối quan hệ của họ với Apple là "độc quyền tập đoàn". Ông nói, nếu Google tiếp tục như vậy, họ có khả năng chiếm ưu thế trong cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo.
Giám đốc điều hành của Google, Sundar Pichai, phản bác rằng Google đã tạo ra dịch vụ tốt hơn cho người tiêu dùng. Theo ông, người dùng chọn tìm kiếm trên Google vì họ thấy nó hữu ích và công ty đã tiếp tục đầu tư để làm cho nó tốt hơn.
Chính phủ cũng cáo buộc Google bảo vệ sự độc quyền đối với các quảng cáo chạy bên trong kết quả tìm kiếm. Các luật sư của chính phủ cho biết Google đã tăng giá quảng cáo vượt quá mức lẽ ra nên tồn tại trên thị trường tự do, điều mà họ cho là dấu hiệu cho thấy sức mạnh của công ty. Quảng cáo tìm kiếm mang lại doanh thu hàng tỷ USD hàng năm cho Google.
Thẩm phán Mehta phán quyết rằng sự độc quyền của Google đã cho phép hãng này tăng giá cho một số quảng cáo tìm kiếm. Ông nói, điều đó đã mang lại cho công ty nhiều tiền hơn để trả cho công cụ tìm kiếm của mình để có được vị trí hàng đầu.
Ông nói trong phán quyết: "Việc tăng giá không giới hạn đã thúc đẩy doanh thu tăng trưởng đáng kể của Google và cho phép hãng duy trì lợi nhuận hoạt động cao và ổn định đáng kể".
Các học giả pháp lý đánh phá, phán quyết trên sẽ ảnh hưởng đến các vụ kiện chống độc quyền của chính phủ chống lại những gã khổng lồ công nghệ khác. Tất cả các cuộc điều tra đó, do Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Tư pháp tiến hành, bắt đầu từ thời chính quyền cựu Tông thống Trump và ngày càng gia tăng dưới thời Tổng thống Biden.
Bộ Tư pháp đã kiện Apple, cho rằng công ty này đã gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc từ bỏ iPhone và khởi kiện Google. FTC khởi kiện riêng Meta, tuyên bố công ty đã loại bỏ các đối thủ cạnh tranh non trẻ, và kiện Amazon, cáo buộc họ chèn ép người bán trên thị trường trực tuyến của mình.
Với những trường hợp đó, chính phủ đang viện đến các đạo luật hàng trăm năm tuổi, ban đầu được sử dụng để kiềm chế các công ty tiện ích và các công ty độc quyền khác như Standard Oil.
William Kovacic, cựu chủ tịch FTC, cho biết chiến thắng dành cho chính phủ mang lại uy tín cho nỗ lực rộng rãi hơn của họ nhằm sử dụng luật chống độc quyền để nhắm vào các công ty Mỹ.
Google cũng đang phải đối mặt với sự giám sát chống độc quyền ở châu Âu, nơi các quan chức buộc tội công ty này vào năm ngoái vì đã phá hoại các đối thủ trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
Lợi nhuận của Meta vượt dự kiến Ngày 31/7, "gã khổng lồ" truyền thông xã hội Meta Platforms của Mỹ - công ty mẹ của Facebook và Instagram, đã công bố báo cáo doanh thu và thu nhập lạc quan trong quý II vừa qua. Biểu tượng của Tập đoàn Meta. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, trong quý II/2024, tổng doanh thu của Meta đạt 39,07 tỷ USD, tăng 22% so...