Giúp trẻ sáng tạo với màu vẽ
Thay vì dùng cọ vẽ thông thường, bạn có thể để trẻ dùng thân hoặc lá cây, vẽ bằng chân hoặc chơi trò vẽ theo bảng chữ cái .
Sara Annapolen, nhà sáng lập thương hiệu thời trang Sara Joy, là nghệ sĩ ở Westchester, New York, Mỹ. Với kinh nghiệm sử dụng nghệ thuật để nuôi dưỡng và thúc đẩy sự sáng tạo của hai con 2 và 4 tuổi, Sara đưa ra lời khuyên cho phụ huynh trong việc giúp trẻ sáng tạo tại nhà.
Sáng tạo là kỹ năng cần thiết cho trẻ trong tương lai, nhưng cũng là thứ trừu tượng và rất khó định hình cũng như khuyến khích trẻ. Nghệ thuật không có ranh giới, giúp trẻ phát huy tối đa những gì chúng nghĩ và muốn thể hiện. Đây là những cách giúp trẻ sáng tạo từ nghệ thuật .
Vẽ với thiên nhiên
Nếu trẻ có thể vẽ bằng cọ, bạn có thể cho chúng dùng thân cây hoặc hoa để tạo nên những bức tranh yêu thích. Chỉ cần sử dụng phần thân, thậm chí cánh hoa, lá rồi nhúng vào màu, trẻ có thể tạo ra những cây cọ vẽ với tạo hình khác biệt. Đôi khi, bạn nên hướng dẫn trẻ tận dụng màu có sẵn từ chính cây đó để giúp bức tranh đặc biệt hơn.
Điều bạn cần lưu ý khi để trẻ tham gia hoạt động này là chuẩn bị sẵn tạp dề hoặc các loại áo khoác để tránh bột màu, nhựa cây dính bẩn lên quần áo. Nhiều chất liệu không thể giặt sạch nếu bị dính sơn.
Ảnh: Eric Jeon
Vẽ bằng chân
Ngược lại với dùng cọ, sao bạn không để trẻ thử vẽ bằng chân ? Rất đơn giản, bạn đem cuộn giấy trắng khổ lớn ra ngoài sân hoặc ngay tại sàn bếp, đổ sơn vào khay và cho trẻ dùng chân vẽ. Việc này có thể khiến trẻ bị trơn trượt nên hãy đảm bảo rằng bạn đang cho trẻ chơi ở vị trí phù hợp.
Vẽ theo bảng chữ cái
Để các hoạt động nghệ thuật thêm thú vị, bạn có thể cho trẻ trải nghiệm việc vẽ (hoặc làm đồ thủ công) theo bảng chữ cái . Trẻ có thể bốc thăm hoặc trải qua lần lượt các chữ cái trong bảng. Chẳng hạn, vào ngày chữ “S”, trẻ có thể vẽ hoặc cắt dán hình sao Thổ (Saturn).
Bạn có thể quy ước với trẻ để triển khai hoạt động này bằng tiếng Anh. Ngoài việc giúp trẻ tư duy xem thể hiện hình ảnh nào bằng chữ cái được yêu cầu, bạn sẽ giúp trẻ nhớ thêm nhiều từ mới tiếng Anh. Khi trẻ hoàn thành 7 hoặc cả bảng chữ cái , đừng quên dành phần thưởng xứng đáng cho chúng.
Cho trẻ tạo bộ sưu tập của riêng mình
Những tác phẩm nghệ thuật trẻ tạo ra, bạn không nên bỏ đi. Thay vào đó, hãy cho trẻ sử dụng nhà kho hoặc một góc trong căn phòng mình để xây dựng bộ sưu tập, thậm chí là khu trưng bày. Biết đâu khi ngắm nhìn lại những bức tranh, trẻ sẽ nghĩ ra nhiều ý tưởng mới mẻ và hay ho hơn, đồng thời khuyến khích trẻ theo đuổi các dự án nghệ thuật trong tương lai.
Nếu khu trưng bày đã kín chỗ hoặc gia đình không đủ khả năng giữ lại toàn bộ tác phẩm, bạn có thể đề nghị trẻ tặng cho người thân hoặc gửi đến trang trí tại các địa điểm công cộng.
"Đánh vật" cả học kỳ với chương trình lớp 1 mới, Tết này bố mẹ sẽ cho con chơi hay vẫn học xuyên ngày đêm để bắt kịp nhịp chương trình?
Suốt một học kỳ "nháo nhào" vì chương trình học mới, những đứa trẻ lớp 1 vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh đến giờ học là "con khóc mẹ mếu".
Đến thời điểm hiện tại, nội dung chương trình học kỳ I đã kết thúc. Nửa năm học trôi qua, câu chuyện quá tải xoay quanh chương trình cải cách lớp 1 vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Trong khi nhiều học sinh đã nắm vững bảng chữ cái, ghép âm, ghép vần, đọc trơn các đoạn thơ ngắn... thì rất nhiều em vẫn hàng ngày "vật lộn" cùng chữ và số.
Đây là "lứa" đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên phụ huynh cũng không tránh khỏi lo lắng, căng thẳng khi thấy con chưa theo kịp nhịp độ của chương trình.
Hết một học kỳ con vẫn chưa biết ghép chữ, đánh vần
Sau khi đi họp phụ huynh cuối kỳ về, chị Ngọc Hương (TP. HCM) lộ vẻ thất vọng rõ rệt vì kết quả học tập của con quá kém. Chị kể con bắt đầu vào lớp 1 như một tờ giấy trắng nên chị chỉ dạy con mặt chữ và con số.
Nhiều trẻ lớp 1 vẫn chưa theo kịp chương trình. (Ảnh minh họa)
Dù tối nào cũng tranh thủ rèn cho con nhưng đến ngày thi học kỳ mà con chỉ mới thuộc bảng chữ cái, còn nhiều âm, chữ ghép... bé chỉ có thể chép theo mẫu nhưng đọc không được; làm toán thì cộng xuôi được chứ cộng ngược và phép trừ thì làm sai.
"Trong khi nhiều bạn cùng lớp đã đọc thông viết thạo, có bạn gần nhà còn cầm sách đọc nhoay nhoáy thì con mình chẳng đâu vào đâu. Với tình hình không mấy khả quan, cô giáo còn thông báo nếu con không cố gắng sẽ ở lại lớp. Tôi nghe như sét đánh ngang tai" , chị chia sẻ.
Nhiều phụ huynh sốt ruột vì con chưa theo kịp chương trình.
Một phụ huynh khác kể: Từ đầu năm đến nay, cứ buổi tối là cả nhà cùng "đánh vật" với những con chữ. Sau mỗi buổi học, cô giáo sẽ chụp ảnh các chữ gửi trong nhóm Zalo rồi yêu cầu phụ huynh cho con em rèn chữ ở nhà. Tức là phụ huynh phải viết chữ mẫu vào tập để bé nhìn vào đó viết tiếp cho đúng. Việc này không dễ dàng chút nào khi phụ huynh không phải là giáo viên, không thể viết đẹp, viết đúng chiều cao, khoảng cách của các con chữ.
"Dù cố gắng là vậy nhưng con chưa kịp học xong chữ này thì trên lớp đã học qua chữ khác, rồi ghép vần, ghép câu, đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi. Đó là chưa kể học số và làm toán. Có thể con mình hơi chậm nhưng một phần chương trình cũng đi khá nhanh. Học xong học kỳ 1 nhưng thằng bé còn lẫn lộn chữ này qua chữ nọ, âm này qua âm kia chứ đừng nói tới đọc cả đoạn văn ngắn. Bố mẹ thì đi làm về nấu nướng ăn uống xong cũng quá đuối", phụ huynh này bày tỏ.
Trên một số hội nhóm của phụ huynh có con học lớp 1, nhiều bố mẹ cũng "than trời" vì kết thúc học kỳ 1, kiến thức ôn tập môn tiếng Việt quá nhiều.
Có phụ huynh còn đăng cả video lên nhờ tư vấn.
"Chương trình lớp 1 năm nay biết là mới, nhưng quá nhiều, quá nặng so với thực tế học lực của các bé tuổi lớp 1. Thi học kỳ con làm bài không tốt, điểm không cao. Qua học kỳ hai chưa biết tính sao", một bà mẹ hoang mang nói.
Tranh thủ cùng con "cày" dịp nghỉ Tết
Theo kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của UBND TP. HCM, học sinh sẽ được nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 từ ngày 8/2/2021 đến hết 16/2/2021. Ngày 6 và 7/2 vào thứ Bảy và Chủ nhật, do đó học sinh sẽ được nghỉ tất cả 11 ngày. Đây cũng là khoảng nghỉ "quý giá" nhiều phụ huynh TP. HCM tận dụng để "phụ đạo" thêm cho con.
"Năm nay coi như không có Tết. Nếu muốn không ở lại lớp thì bố mẹ phải cố, con cũng cố, tranh thủ vài ngày nghỉ để ôn luyện lại kiến thức. Tết nhất ai cũng muốn nghỉ ngơi, vui chơi nhưng cứ đà này mà thả nổi thì qua học kỳ 2 tụi nhỏ cũng đuối dần rồi chán học, ảnh hưởng cả thành tích lẫn tâm lý" , anh Minh Tuấn (Tân Bình, TP. HCM) nêu ý kiến trên một diễn đàn.
Trên thực tế, với nhiều phụ huynh đi làm cả tuần bận rộn, hầu như không có thời gian nghỉ ngơi để kèm cặp cho con thì việc lên kế hoạch dạy thêm cho con vào những ngày nghỉ Tết Nguyên đán có thể hiểu được. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều ý kiến cho rằng, việc học là cả năm, cả đời, không thể cả 4 tháng trời bắt tụi nhỏ căng thẳng nào chữ nào số giờ lại "cướp" đi những ngày đáng ra phải được vui chơi của con em mình.
"Không hiểu sao nhiều người có suy nghĩ ép con học xuyên Tết. Đồng ý con không theo kịp thì cả nhà cùng căng thẳng, lo lắng, nhưng thử hỏi trong không khí nhà nhà vui vẻ đi chơi, đi chúc Tết thì tụi nhỏ có tập trung được không? Có thể thỉnh thoảng nhắc cho con khỏi quên bài, nhưng bắt con học cả chục ngày Tết thì không phải lo cho con mà đơn giản là bố mẹ quá coi trọng thành tích" , một phụ huynh phản đối.
Có bà mẹ "hiến kế", thay vì bỏ bê việc học của con hoặc ép con rèn chữ hàng ngày, bố mẹ có thể sáng tạo các trò chơi cho con nhớ mặt chữ và con số, thêm vào đó tạo thói quen đọc sách cho con nghe để con quen dần với các đoạn văn.
Cách vừa học vừa chơi này có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, cải thiện dần kiến thức cho con mà không lo chuyện "cả nhà mất Tết". Bởi nếu "đốt cháy giai đoạn" mà dạy trẻ liên tục trong nhiều ngày, chắc chắn trẻ sẽ "lạc" vào rừng chữ mà không biết nên bắt đầu lại từ đâu. Học nhanh và học nhiều, viết nhiều như thế, hiệu quả ra sao là điều có thể nhìn thấy.
"Mục tiêu của lớp 1 dù chương trình cũ hay mới đều là các con nhận diện con chữ, đọc thông, viết thạo; biết làm toán cộng trừ trong phạm vi của chương trình. Mỗi đứa trẻ có sự tiếp thu khác nhau. Nếu các con tiếp thu được thì tốt, tiếp thu chậm cũng không sao, vì học tập là cả một quá trình. Đừng để những con số, con chữ và điểm số là nỗi ám ảnh" , một phụ huynh nhận định.
Giáo viên tiểu học gợi ý mẹo giúp rèn kỹ năng cho học sinh đọc yếu
Trước tình trạng kết thúc học kỳ nhưng nhiều bạn vẫn chưa đọc tốt, cô Thái Thị Thanh (Giáo viên trường tiểu học Hiến Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) chia sẻ một số kinh nghiệm của mình:
"Chưa đọc được là do các cháu chưa nhớ chắc mặt chữ và chưa biết cách ghép âm và vần. Đến thời điểm này thì tiếng đã có 4 ,5 chữ ghép lại, những bạn yếu sẽ rất khó học.
Điều trước hết ai cũng biết, muốn đọc được thì các cháu phải thuộc bảng chữ cái. Cách duy nhất là các mẹ phải bắt các cháu đánh vần tất cả các tiếng cho quen. Mẹ không được đọc trước con đọc sau nhé. Chỉ nghe cháu đánh vần chữ nào các cháu không nhớ mới nhắc giữa chừng thôi, và nhớ chỉ có động viên không được to tiếng.
Cách đánh vần như sau: Hãy đánh vần lại phần vần trước rồi mới ghép phần đầu.
Cam: a- m- am- c - am- cam
Cảm: a-m- am - c-am- cam -hỏi - cảm
Lớp mình có 35 cháu trừ 2 cháu khuyết tật, tất cả các cháu đều biết đọc trơn. Hơn 20 cháu đọc trơn rất tốt và đã biết đọc truyện tranh rồi. Lớp có nhiều học sinh đọc kém, áp dụng cách này cũng đã thành công, học sinh tiến bộ rất nhiều.
Cô bé không tay, vẽ bằng chân nhận bằng khen của Bộ GD-ĐT 130 học sinh, sinh viên là những điển hình xuất sắc trong Học tập và làm theo lời Bác vừa được tuyên dương tại Hà Nội. Trong đó có câu chuyện cô bé Linh Thị Hồng không tay vẽ cuộc sống bằng đôi chân. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (trái) cùng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao bằng khen cho...