Giữ gìn nét đẹp đồng phục học sinh
Đồng phục học sinh là một phần của văn hóa giáo dục. Mỗi trường có những quy định riêng về trang phục nhằm tạo sự đồng nhất, thể hiện nét riêng của từng trường.
Ảnh minh họa
Qua thời gian, hình ảnh chiếc áo sơ mi trắng của những cô, cậu học trò vẫn là nét đẹp không thể thay thế được. Na.m sin.h thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây; n.ữ sin.h thì áo trắng, váy xanh, tạo nên sự trang nhã và lịch sự.
Với các trường THPT, áo dài trắng là đồng phục truyền thống, thể hiện nét đẹp duyên dáng và thanh lịch của n.ữ sin.h Việt Nam.
Theo thời gian, đồng phục học sinh có nhiều thay đổi do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong thời kỳ thuộc địa, đến sự tối giản trong những năm tháng đất nước mới thống nhất và gần đây là sự kết hợp giữa phong cách truyền thống và hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Hiện nay, một số trường học, đặc biệt là các trường quốc tế và dân lập cho học sinh mặc đồng phục mang phong cách trẻ trung, năng động, hiện đại. Đồng phục học sinh bắt đầu đa dạng hơn về kiểu dáng và chất liệu, thường kết hợp áo sơ mi trắng với áo khoác blazer, cà vạt và váy xếp ly,… giống như ở Hàn Quốc, Nhật Bản.
Khi đồng phục học sinh bị ảnh hưởng bởi phong cách nước ngoài, các giá trị truyền thống gắn liền với trang phục như áo dài hay những bộ đồng phục truyền thống có thể bị mai một. Mặt khác, trong thời đại 4.0, việc này có thể khiến các bạn trẻ hướng ngoại, dần xa rời các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Cân bằng giữa hiện đại và truyền thống, có thể kết hợp các yếu tố truyền thống với phong cách hiện đại để tạo ra những bộ đồng phục phù hợp với xu hướng mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Song song với việc áp dụng các kiểu đồng phục mới, các trường học cần đẩy mạnh giáo dục về văn hóa, lịch sử dân tộc để học sinh hiểu và trân trọng hơn các giá trị truyền thống.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để giáo dục Việt Nam phát triển một cách bền vững và mang bản sắc riêng./
Tranh cãi gay gắt chuyện trường học yêu cầu đồng phục cả... balo
Mới đây, một tài khoản mạng xã hội đăng tải đoạn clip, trong đó, nhân viên hướng dẫn học sinh mua các loại đồng phục và nói rõ không đeo (balo đồng phục) bảo vệ không cho vào cổng trường.
Video đang HOT
Đoạn clip được cho là quay tại một trường THPT công lập ở TP.HCM, ghi lại cuộc trao đổi giữa học sinh và nhân viên nhà trường về việc mua đồng phục đầu năm học.
Trong clip, khi hướng dẫn học sinh đăng ký mua đồng phục, nhân viên này nói balo cũng là đồng phục (có tên trường) "để mai mốt đeo, không bảo vệ sẽ không cho vào cổng trường".
Cũng trong clip, học sinh rụt rè cho biết chỉ tính mua thêm áo đồng phục vì đã có váy, nhân viên nói không được vì "đồng phục tính theo đơn vị bộ". N.ữ sin.h này tiếp tục trình bày: "Tại nhà có mấy cái váy mới mua nữa sẽ bỏ uổng". Lúc này, nhân viên nhà trường đề nghị: "Không đủ thì mua 2 bộ sơ mi, 1 bộ thể dục trước".
Cùng với clip, phiếu đăng ký đồng phục của trường cũng được đăng tải lên mạng xã hội.
Không đề cập tới giá tiề.n của các món đồ, người đăng tải clip chỉ đưa ra thắc mắc liệu có nhất thiết phải đồng phục cả balo hay không và đồng phục có nhất thiết bắt buộc phải mua theo bộ hay có thể tách lẻ? Câu hỏi này đã nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận.
"Lần đầu tiên nghe đồng phục balo" - chị Hà Thanh Hoa (quận 10, TP.HCM) nhận xét. "Trước đây chỉ đồng phục áo dài, rồi phát sinh đến đồng phục ngày thường, tiếp đến là đồng phục thể dục, nay lại cả đồng phục balo. Đầu năm học đã như thế này hỏi sao giáo dục cứ bị lôi ra nói mãi".
Cũng theo chị Hoa, có đồng phục toàn trường là đúng tuy nhiên, trường chỉ cần lên mẫu, phụ huynh có thể mua bên ngoài, miễn là giống và đính thêm logo trường. "Còn balo thì thôi, học sinh không cần đồng phục làm gì".
"Trường công này sao kỳ vậy? Trường con mình theo học là trường tư còn chưa bắt buộc mua đồng phục mới, mua mới hay mặc cũ cũng được. Balo hay sách giáo khoa cũng không bắt mua trong trường, có thể mua ở ngoài" - chị Lê Thị Hà, sống tại TP.HCM, chia sẻ.
Còn chị Nguyễn Thu Huyền (quận Tân Bình, TP.HCM) nhận xét: "Vào đầu năm học, các gia đình đều phải lo nhiều khoản, nhà có 2, 3 con đi học lại càng mệt hơn, nhất là khi năm nay kinh tế khó khăn. Vì vậy, giảm được khoản chi nào dù nhiều hay ít cũng đỡ khoản đó.
Nếu không yêu cầu đồng phục, nếu phụ huynh không có tiề.n mua balo cho con cũng có người cho. Giờ phải mua balo của trường, dù không quá nhiều tiề.n nhưng cũng là một khoản phải chi, khiến phụ huynh thêm nặng gánh".
Học sinh TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng
Còn trước câu hỏi: "Đồng phục có nhất thiết bắt buộc phải mua theo bộ hay có thể tách lẻ?", nhiều người cho rằng bán theo bộ là đúng, bởi nếu học sinh đăng ký mua lẻ quần, áo hay váy, phần còn lại của bộ đồng phục không biết bán cho ai.
Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến phản đối quan điểm này. Chị Lê Như (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: "Ép mua theo bộ sẽ kỳ lắm, ví dụ có bạn mặc lệch size thì sao? Rồi áo rách nhưng quần vẫn mới, chỉ có nhu cầu mua áo phải làm thế nào? Đầu năm học không phải mỗi học sinh mới nhập trường mới cần mua, học sinh cũ cũng cần mua lại áo hoặc quần cũ rách.
Nên gộp lại vẫn là số lượng lớn, nhà trường hoàn toàn có thể làm việc với các nhà may để đặt đúng theo nhu cầu của học sinh".
Chị Thanh Thùy chia sẻ: "Mình sinh năm 1997, nhớ ngày còn học cấp 1, cấp 2 cứ quần tây hoặc váy xanh, áo sơ mi trắng thêu tên phù hiệu trường là được. Sách vở tái bản nhưng vẫn có thể học sách mấy anh chị cho, hoặc mình học có thể để lại cho em mình. Các bạn vẫn học tốt, vẫn làm ông này bà kia, đi du học đầy ra. Bây giờ sao nhiều cái rối rắm thế này?".
Anh Hoàng Minh Thành cũng nhớ lại: "Trước đây, tôi đi học toàn mua lẻ mỗi cái áo đồng phục, còn quần ra ngoài mua chả thấy vấn đề gì. Bây giờ mọi người hay "đồn" các hiệu trưởng được trích phần trăm từ tổng tiề.n mua đồng phục nên rất nhiệt tình "tiếp tay" cho doanh nghiệp may để ép học sinh mua càng nhiều càng tốt, từ bắt buộc mua theo bộ đến mỗi khối một kiểu đồng phục...".
"Những việc thế này bây giờ thực sự nhức nhối. Đồng phục bán lẻ áo sẽ dư quần không bán được nên trường ép mua cả bộ. Thời nay nói trắng ra là đi mua từng con chữ" - anh Nguyễn Trần Ngọc (Tân Bình, TP.HCM) bức xúc.
Ngày 12/7, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024.
Theo đó, mức thu được áp dụng với 2 nhóm học sinh: Nhóm 1 là học sinh tại các trường ở TP.Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2 là học sinh tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Có 26 khoản thu thuộc 4 nhóm chính, bao gồm: Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa theo quy định; Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục thực hiện theo các đề án được phê duyệt; Các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú; Các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh.
Trong đó, 10 khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh gồm:
Tiề.n mua sắm đồng phục học sinh: 200.000-500.000 đồng/bộ.
Tiề.n học phẩm - học cụ - học liệu: 300.000-600.000 đồng/năm.
Tiề.n suất ăn trưa bán trú: 35.000 đồng/ngày.
Tiề.n suất ăn sáng: 20.000 đồng/ngày.
Tiề.n nước uống: 20.000 đồng/tháng.
Tiề.n khám sức khỏe học sinh ban đầu (bao gồm khám nha học đường): 50.000-70.000 đồng/năm.
Tiề.n sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh (tiề.n điện, chi phí bảo trì máy lạnh): 35.000-50.000 đồng/tháng.
Tiề.n dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: 110.000 đồng/tháng.
Tiề.n trông giữ xe học sinh: 2.000 đồng/lượt.
Tiề.n tổ chức xe đưa rước học sinh: 8.000-10.000 đồng/km.
Đối với học sinh nhóm 2, mức thu tối đa các khoản thấp hơn khoảng 10.000-50.000 đồng so với nhóm 1.
Bà Rịa - Vũng Tàu cấm ép học sinh mua đồng phục
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022, sở đã có chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện đồng phục theo quy định. Tuy nhiên, một số trường chưa thực hiện nghiêm, gây phiền hà và tốn kém cho gia đình học sinh, sinh viên. Do đó, năm nay, sở tiếp tục chỉ đạo thực hiện đúng quy định và có sự giám sát để giảm bớt khó khăn cho phụ huynh.
Cụ thể, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các trường tuyệt đối không bắt buộc học sinh may hay mua đồng phục mới vào đầu năm học. Nhà trường không tự ý thay đổi mẫu đồng phục, nếu có thay đổi cần báo trước và được sự đồng thuận của ban đại diện phụ huynh học sinh của trường.
Sở yêu cầu không in phù hiệu trên áo, không may thêm các họa tiết như: cà vạt, nơ, viền... trên đồng phục học sinh và lễ phục. Bảng tên học sinh, phù hiệu (logo) do trường làm riêng và trang bị cho học sinh vào đầu năm học để học sinh tự may hoặc ép trên áo.
Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có cụ thể hoá quy định về đồng phục cho học sinh phải đơn giản, phù hợp lứa tuổ.i, điều kiện thời tiết và dễ tìm mua hoặc may để không tạo ra sự khác biệt giữa các học sinh với nhau.
2 người lớn chặn đán.h 1 na.m sin.h trên đường đi học về Sáng 13-5, lãnh đạo UBND phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) cho hay, cơ quan chức năng của địa phương đang vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc 1 học sinh trường THPT Trần Nhân Tông bị 2 người lớn chặn đán.h Trước đó, ngày 10-5, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip dài gần 2...