Giới khoa học biết gì về biến thể COVID mới ‘Eris’ đang lây lan nhanh?
Biến thể phụ mới đang lây lan nhanh, có tên gọi chính thức là EG.5 hay “Eris”, đã được WHO xếp vào danh sách theo dõi.
Chủng virus gây bệnh COVID-19 mới, có biệt danh Eris đang lây lan rất nhanh. Ảnh minh họa
Theo trang Politico, một biến thể phụ mới lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2, có tên gọi chính thức là EG.5 nhưng được các chuyên gia y tế đặt biệt danh là Eris, gần đây đã trở thành chủng phổ biến nhất ở Mỹ, mặc dù nó dường như không gây bệnh nghiêm trọng hoặc gây nguy hiểm ngay lập tức.
Theo ước tính của Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ, tính đến cuối tuần trước, biến thể EG.5 chiếm khoảng 17% tổng số ca mắc COVID ở Mỹ, khiến nó trở thành chủng bệnh chiếm ưu thế nhất. Con số này tăng so với tỷ lệ khoảng 12% của các ca nhiễm biến thể EG.5 trong số tất cả các chủng theo thống kê vào ngày 22/7. Biến thể này cũng đã được ghi nhận đang lây lan ở nhiều quốc gia.
Theo Cơ quan An ninh Y tế Anh, nước này đã bắt đầu theo dõi EG.5.1 vào tháng 7. Tính đến ngày 20/7, biến thể này chiếm 14,5% các ca nhiễm tại Anh.
Mối nguy hiểm từ COVID-19 đã giảm đi đáng kể nhờ các chiến dịch tiêm chủng, nhưng các biến thể mới vẫn tiếp tục phát sinh. EG.5 là một biến thể phụ của omicron, chính xác hơn, nó được coi là hậu duệ của dòng virus XBB. Sau EG.5, biến thể phụ phổ biến tiếp theo, XBB.1.16, chỉ chiếm hơn 15% trường hợp mới, trong khi XBB.2.23 chiếm khoảng 11%.
Video đang HOT
Biến thể mới hiện không gây lo ngại
Các chuyên gia y tế đã nói rằng EG.5 dường như không gây ra bệnh nặng hơn các chủng COVID-19 trước đó và chưa có tuyên bố mạnh mẽ nào từ Nhà Trắng hoặc Đồi Capitol về biến thể này. CDC đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của tờ Politico.
Sự lây lan mạnh của EG.5 ở Mỹ diễn ra khi nước này thông báo 9.000 người phải nhập viện vì Covid trong tuần cuối cùng của tháng 7, tăng từ khoảng 6.300 vào cuối tháng 6.
Tuy nhiên, ba chuyên gia được phỏng vấn cho câu chuyện này cho biết vẫn chưa có bằng chứng cho thấy EG.5 là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca nhập viện. Tuy nhiên, EG.5 có khả năng đã phát triển để trở nên dễ lây truyền hơn so với những biến thể tiền nhiệm của nó. Dù vậy, khả năng miễn dịch rộng rãi nhờ sự kết hợp giữa tiêm chủng và những lần nhiễm bệnh trước đây, sẽ giúp hầu hết mọi người an toàn trước EG.5.
Tổ chức Y tế Thế giới đã bắt đầu theo dõi EG.5, nhưng chưa xếp nó là một biến thể cần quan tâm hoặc lo ngại. Trong khi đó, chủng XBB.1.5, trước đây chiếm ưu thế lây lan ở Mỹ, được WHO coi là một biến thể đáng quan tâm.
Trên toàn cầu, số ca nhập viện do COVID-19 nhìn chung đã giảm kể từ đầu năm.
Mặc dù số ca nhập viện do COVID-19 có tăng nhẹ trong mùa hè ở Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden vẫn tiếp tục bày tỏ sự lạc quan về việc đánh bại đại dịch. Washington đã chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và Điều phối viên chống COVID-19 của Nhà Trắng đã rời ghế vào đầu mùa hè này.
Người phát ngôn Nhà Trắng Kelly Scully trước đó đã nói với POLITICO qua email: “Chính quyền Biden-Harris đã đạt được tiến bộ lịch sử về khả năng xử lý COVID-19 để nó không còn làm gián đoạn đáng kể cuộc sống của chúng ta”.
Các triệu chứng của Eris
Các triệu chứng từ biến thể EG.5 không khác với các biến thể trước đó: với những triệu chứng cảm lạnh điển hình như đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho và sốt.
Có cần vaccine tăng cường mới không?
Kể từ tháng 6, các quan chức y tế và nhà sản xuất thuốc đã làm việc hướng tới việc phát triển các mũi vaccine đối phó được với biến thể phụ EG.5, vì nó tồn tại trong họ Omicron.
Công chúng sẽ có thể bắt đầu nhận được những mũi vaccine này vào mùa thu.
Hàn Quốc bỏ hoàn toàn quy định đeo khẩu trang từ tháng sau
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ điều chỉnh cấp độ lây nhiễm của dịch COVID-19 từ cấp 2 xuống cấp 4 - cấp thấp nhất và dỡ bỏ hoàn toàn quy định đeo khẩu trang trên toàn quốc từ tháng 8 tới.
Người dân đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm phòng lây nhiễm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 30/1/2023. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông báo của Bộ Y tế và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 23/7 cho biết, chính phủ nước này dự kiến sẽ phân loại COVID-19 là bệnh đặc hữu, tương tự cúm và bệnh tay chân miệng.
Hiện nay, tại Hàn Quốc, COVID-19 thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm cấp 2, cùng nhóm với các bệnh truyền nhiễm như lao, sởi, tả, thương hàn, viêm gan A và bệnh phong.
Đầu tháng 6 vừa qua, Hàn Quốc đã dỡ bỏ hầu hết các hạn chế liên quan đến phòng dịch COVID-19, thời gian cách ly bắt buộc trở thành thời gian khuyến nghị và giảm xuống còn 5 ngày so với 7 ngày trước đó. Tuy nhiên, quy định về đeo khẩu trang vẫn tiếp tục được duy trì tại các bệnh viện hoặc cơ sở điều dưỡng.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Hàn Quốc tăng liên tiếp 8 ngày Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết số ca mắc mới COVID-19 tại nước này đã tăng lên trên 12.000 người trong ngày 28/3. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại ga tàu ở Seoul, Hàn Quốc ngày 30/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là ngày thứ 8 liên tiếp, Hàn Quốc ghi nhận sự gia...