Giáo sĩ Hồi giáo Mỹ kêu gọi tấn công khủng bố
Giáo sĩ Hồi giáo người Mỹ Anwar al-Awlaki, một trong những nhân vật chủ chốt của Al-Qaeda, đã tạo hơn 60 địa chỉ email để gửi hàng ngàn thư cho những người ủng hộ.
Đó là thông tin thu được từ nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về hưu Keith Slotter trong cuộc điều tra kéo dài 5 tháng của đài truyền hình Fox News (Mỹ).
Giáo sĩ Hồi giáo người Mỹ Anwar al-Awlaki. Ảnh: FOX NEWS
Đến năm 2009, vị giáo sĩ này biết rằng ông là mục tiêu của giới tình báo Mỹ và nhiều nước khác. Do đó, Al-Awlaki hạn chế việc sử dụng điện thoại và chọn cách liên lạc bằng email vì ông tin rằng cách làm này an toàn hơn. “Ông ấy đã luân phiên sử dụng số địa chỉ email nói trên”- Slotter nói.
Video đang HOT
Cũng trong năm 2009, Al-Awlaki đã trao đổi email với thiếu tá Ni Nidal Hasan, người đã xả súng bắn chết 13 đồng đội và làm bị thương 43 người khác tại căn cứ quân sự Fort Hood. Vị giáo sĩ cực đoan người Mỹ đã kêu gọi một cuộc tấn công khủng bố. Thượng nghị sĩ Susan Collins thuộc Ủy ban An ninh Nội địa nhận định: “Tôi đã đọc những bức thư này, quả là đáng báo động”.
Theo NLD
Tiêu diệt al-Awlaki có hợp pháp không?
Bộ Tư pháp Mỹ đã phê duyệt quyết định tiêu diệt giáo sĩ Anwar al-Awlaki.
Sau khi giáo sĩ Hồi giáo Anwar al-Awlaki bị máy bay không người lái Mỹ tiêu diệt ngày 30-9 ở tỉnh Jawf (miền Bắc Yemen), báo chí quốc tế đã đặt nghi vấn: Tổng thống Mỹ có quyền nhân danh đấu tranh chống khủng bố để ra lệnh tiêu diệt công dân Mỹ ở nước ngoài hay không?
Theo trang web salon.com (Mỹ), hồi tháng 1-2010, Tổng thống Obama đã thông qua danh sách các mục tiêu khủng bố sẽ ám sát, trong đó có Anwar al-Awlaki là công dân Mỹ gốc Yemen. Báo The Washington Post (Mỹ) ngày 1-10 tiết lộ các luật gia của chính quyền Obama đã xem xét mọi khía cạnh pháp lý và Bộ Tư pháp Mỹ đã phê duyệt quyết định tiêu diệt Anwar al-Awlaki.
Trang web salon.com phân tích chính quyền Mỹ có tuyên bố sẽ xem xét truy tố Anwar al-Awlaki vào tháng 10 năm ngoái nhưng thực sự không có nỗ lực nào nhằm tiến hành truy tố.
Đến nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào về tội ác của Anwar al-Awlaki ngoài những lời buộc tội từ chính quyền Mỹ. Trong khi đó, một số chuyên gia về Yemen vẫn nghi ngờ liệu Anwar al-Awlaki có thực sự giữ vai trò hoạt động trong Al Qaeda hay không hay chỉ là một nhân vật mang tính chất biểu tượng.
Giáo sĩ Anwar al-Awlaki ở Virginia (Mỹ) năm 2001 trước khi đến Yemen cư trú. Ảnh: WASHINGTON POST/GETTY IMAGES
Như vậy có thể nói trong vụ Anwar al-Awlaki bị tiêu diệt, ông Obama vừa là thẩm phán, vừa là bồi thẩm đoàn và người hành quyết.
Báo New York Times (Mỹ) ghi nhận hiến pháp Mỹ bảo đảm quyền được xét xử bình đẳng và đúng trình tự pháp luật. Tuy nhiên, vụ Anwar al-Awlaki bị ám sát cho thấy chính phủ Mỹ đã vi phạm điều bổ sung sửa đổi thứ năm của hiến pháp. Điều luật này nêu rõ: Không ai bị tước đoạt quyền được sống mà không thông qua pháp luật.
Chính phủ Mỹ còn có thể vi phạm điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của hiến pháp Mỹ (bảo đảm quyền tự do ngôn luận). Theo báo New York Times, Anwar al-Awlaki chủ yếu bị cáo buộc với tội danh kích động khủng bố. Tuy nhiên, đến nay cáo buộc này vẫn chưa được làm rõ.
Mỹ có luật quy định những trường hợp được sử dụng biện pháp gây chết người bên ngoài khu vực chiến tranh như trong trường hợp của Anwar al-Awlaki. Dù vậy, theo báo The Guardian, biện pháp gây chết người chỉ có thể được sử dụng khi có mối đe dọa cụ thể và sắp xảy ra tấn công. Thậm chí trong trường hợp đó, giết người cũng chỉ là phương án được áp dụng cuối cùng.
Hơn nữa, vụ ám sát Anwar al-Awlaki đã lập ra một tiền lệ nguy hiểm là chính quyền Mỹ có thể ám sát bất cứ công dân Mỹ nào mới chỉ bị nghi dính líu đến khủng bố mà không cần xét xử.
Anwar al-Awlaki sinh ngày 22-4-1971 ở Las Cruces thuộc bang New Mexico (Mỹ). Cha là chủ tịch ĐH Sanaa (Yemen). Al-Awlaki trở thành giáo sĩ năm 25 tuổi, thường xuyên rao giảng tư tưởng cực đoan. Năm 2002, al-Awlaki sang Yemen dạy ĐH Hồi giáo, thường viết blog kêu gọi thánh chiến. Mỹ nhận định giáo sĩ này là thành viên tích cực của tổ chức Al Qaeda trên bán đảo Ả Rập.
Ngày 1-10, Bộ Ngoại giao Mỹ đã khuyến cáo công dân Mỹ cảnh giác trước nguy cơ bị trả thù sau khi giáo sĩ Anwar al-Awlaki bị tiêu diệt. Trước đó, FBI và Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã phát cảnh báo chung. Trong vụ không kích, ngoài Anwar al-Awlaki còn có Samir Khan (chủ biên tạp chí Inspire) là công dân Mỹ thứ hai bị tiêu diệt. Báo Los Angeles Times cho biết có thể chuyên gia chế tạo bom Ibrahim Hassan Asiri người Saudi Arabia cũng thiệt mạng.
LÊ LINH (Theo Fox News, CNN)
Theo PLTP
"Obama nên xin lỗi chính quyền Bush" Sau vụ tiêu diệt trùm khủng bố Anwar al-Awlaki, cựu Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney cho rằng Tổng thống Barack Obama nợ chính quyền của người tiền nhiệm George W. Bush một lời xin lỗi. Phát biểu trên kênh truyền hình CNN ngày 2-10, ông Cheney cho biết ông ủng hộ việc tiêu diệt al-Awlaki, nhưng không quên nhắc ông Obama cần...