Giáo dục – tiền đề để hiện thực hóa khát vọng dân tộc
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo – nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), điều làm nên thành công của mỗi quốc gia chính là giáo dục.
Chú trọng phát huy năng lực, phẩm chất của HS.
Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), giáo dục không thể chần chừ, bị động đồng thời phải tạo ra được những nhà trường dạy học kiến tạo để có nguồn nhân lực có nhân cách, năng lực hành động hiệu quả và tinh thần hợp tác trong một môi trường đa văn hóa của thế giới toàn cầu hóa.
Tinh thần “Thực học – thực nghiệp”
- PGS nhìn nhận thế nào về tác động của CMCN 4.0 với hoạt động giáo dục, đào tạo?
PGS.TS Đặng Quốc Bảo.
- CMCN 4.0 là một cách gọi cho xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống thực ảo (Cyber – Physical Systems CPS) mạng lưới Internet vạn vật (Internet of things – IOT), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo… Nói tới CMCN 4.0 là nói tới thời đại tri thức của các nhà quản lý. Và điều làm nên thành công hay thất bại cho mỗi nước chính là nhân tố giáo dục. Nước nào bắt kịp với CMCN 4.0, nước nào lờ lững, bàng quan hay chậm chạp cũng do nhân tố giáo dục.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế, CMCN 4.0 tác động đến mọi mặt đời sống, chính trị, kinh tế, xã hội, trong đó dịch vụ GD-ĐT bị tác động mạnh. Với hình thức GD-ĐT qua mạng, chi phí sẽ giảm mạnh, người học tiếp cận được với người dạy giỏi nhất, mở ra khả năng học tập mọi lúc, mọi nơi, không biên giới. Trong tương lai không xa, nhiều “ngôi trường truyền thống” sẽ bị thay thế bằng các lớp học qua mạng với hàng triệu người tham gia cùng lúc.
Giáo dục Việt Nam trước động thái CMCN 4.0 có sự khác biệt so với nhiều nước. Đó là nhân dân ta rất hiếu học, người Việt có minh triết sống “con hơn cha là nhà có phúc”. Tuy nhiên, mặt bằng kinh tế của chúng ta hiện thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nhiều nhiệm vụ của ba cuộc CMCN trước đây còn chưa hoàn thành. Nhiều vấn đề về văn hóa, xã hội, môi trường ngổn ngang dang dở… Nhưng giáo dục đất nước lại không thể chần chừ, bị động trước xu thế sôi nổi của thời đại. Thực hiện giáo dục vừa đòi hỏi sự khẩn trương lại cần sự bình tĩnh, đam mê nhưng phải thận trọng, quyết liệt lại biết tỉnh táo.
- Trước những thời cơ và thách thức của cuộc CMCN 4.0, theo PGS, ngành GD phải làm gì để bắt kịp yêu cầu đặt ra?
- Thách thức và thời cơ luôn đi song hành với nhau, đây là một phạm trù trùng. Thời cơ là tất cả các thành tựu tiến bộ của thế giới đều có thể vào Việt Nam. Còn thách thức, giáo dục của chúng ta bị giao thoa trong những nền sư phạm (sư phạm quyền uy, ban ơn (thời Khổng tử), kiêu ngạo thời Pháp, còn dưới thời bao cấp là sư phạm tư duy đồng phục). 3 điều này tác động vào nền giáo dục, khiến cho chúng ta thấy giáo dục bên cạnh nét đẹp lại có nét xấu, bên cạnh điều hài lòng lại có những điều làm ta băn khoăn.
Video đang HOT
Có thể nêu ra đây năm vấn đề then chốt của phát triển giáo dục trước động thái CMCN 4.0: Xây dựng hệ thống giáo dục quán triệt tinh thần dân chủ; Tổ chức nhà trường kiến tạo; Tiến hành các hoạt động dạy học hiệu quả; Rèn luyện thế hệ trẻ thực hiện hệ thống giá trị đúng đắn và đào tạo, bồi dưỡng được lực lượng hiệu trưởng năng động.
Từ năm 1976, ở nước ta ra đời hệ thống đào tạo và bồi dưỡng hiệu trưởng với nhận thức: Họ là các “sĩ quan” của ngành.
Ngày nay, trong cuộc đổi mới, họ phấn đấu không chỉ là người lãnh đạo bao quát, quản lý cụ thể mà còn là người quản trị tỉ mỉ đối với quá trình giáo dục. Người hiệu trưởng bất kể lãnh đạo nhà trường loại hình nào cũng phải hài hòa ba năng lực: Năng lực công việc: Chọn việc đúng mà làm, làm khéo việc đã chọn; Năng lực quan hệ với con người: Đưa đối thủ thành đối tác, đưa đối tác thành đồng minh, đưa đồng minh thành đồng chí, đưa đồng chí thành tri âm; Năng lực tư duy phản biện.
- Người thầy đóng vai trò thế nào trong vấn đề kiến tạo nhà trường, tổ chức lớp học không biên giới?
- Trong vấn đề kiến tạo nhà trường, trước tiên phải hướng đến hoạt động của người thầy. Người thầy trong nhà trường của CMCN 4.0 phải đóng được cả 4 vai: Người chỉ huy, thiết kế, dẫn dắt, cố vấn giúp học trò khám phá sáng tạo.
Theo minh triết của nền giáo dục cách mạng, đất nước đã xây dựng được hệ thống giáo dục quốc dân theo các tiêu chí Dân tộc – Dân chủ – Khoa học. Ngày nay theo động thái CMCN 4.0, hệ thống này đòi hỏi phải quán triệt tinh thần dân chủ sâu sắc, bảo đảm mọi công dân đều được đi học, học được, được phát triển phẩm chất – năng lực một cách toàn vẹn. Tinh thần “Thực học – Thực nghiệp” phải được thấm vào tiến trình đào tạo của mọi loại hình nhà trường trong hệ thống này.
Ngoài ra phải xác định hệ giá trị phù hợp với biến đổi của thời đại, bảo toàn văn hóa dân tộc và rèn luyện thế hệ trẻ thực hiện: Tu thân đúng, xử thế sáng khôn, dưỡng sinh tích cực theo chân – thiện – mỹ và tình nghĩa.
Lý luận giá trị học ở nước ta khẳng định: Tình người, tính người – hai giá trị cội nguồn của đạo làm người là tấm lòng và trách nhiệm. Hai nhân tố này không tồn tại vu vơ mà phải quyện vào nhau, gắn với đời sống thực tiễn của cộng đồng, xã hội; là giá đỡ cho “nhân cách”, giá đỡ cho con người tu thân đúng, xử thế sáng khôn, dưỡng sinh tích cực.
Người thầy phải có quyền uy và sự bao dung.
Tạo ra những nhà trường dạy học kiến tạo
- Cuộc CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu phải phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước. Điều này khiến chúng ta sẽ gặp khó khăn?
- Yêu cầu phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một nhiệm vụ kép: Nhân lực và nhân cách. Chúng ta sốt ruột mong muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng trước tiên họ phải là những người có nhân cách. Nếu nhân cách dương mà nhân lực âm thì sẽ tụt hậu còn nếu nhân lực dương, nhân cách chưa đạt cũng sẽ lệch lạc.
Bác Hồ trong bài viết ngày 13/9/1958 có nêu: Nền giáo dục phải đào tạo ra những người công dân tốt – cán bộ tốt cho nước nhà. Có công dân tốt mà không chuyển thành cán bộ tốt thì không được, mà chỉ có cán bộ tốt nhưng không phải là công dân tốt cũng nguy hiểm.
Ngay Hà Nội cũng vậy, chúng ta hay nói Hà Nội phải vươn lên thành thành phố thông minh, hiện đại nhưng trước hết người Hà Nội phải là những người công dân thủ đô thanh lịch văn minh. Nhưng nếu chỉ thanh lịch, văn minh mà không vươn lên hiện đại sẽ trở thành “trâu chậm uống nước đục”.
- Sự phát triển nhanh của nguồn nhân lực chất lượng cao đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực phổ thông trình độ thấp sẽ bị đẩy ra khỏi guồng máy sản xuất, PGS nghĩ gì về điều này?
- Chúng ta chỉ có thể có được Nhà nước kiến tạo khi trong lòng nó có một nền giáo dục kiến tạo. Cái lõi của Nhà nước kiến tạo là nền giáo dục kiến tạo. Nhưng muốn có nền giáo dục kiến tạo phải có nhà trường kiến tạo. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sau này Cách mạng công nghiệp lần thứ 5, lần thứ 6… cũng vậy phải có dạy học kiến tạo. Vậy, dạy học kiến tạo là gì? Trong dạy học kiến tạo thầy là người cố vấn, trò là người khám phá. Thầy chủ đạo, trò chủ động (tự phục vụ và tự học).
Chúng ta hay nói sản phẩm của giáo dục là tạo ra khả năng bắt chước, tái hiện, tái tạo, sáng tạo. Đầu tiên là phải biết bắt chước, nhưng bên cạnh bắt chước phải có sự sáng tạo. Không phải học một cách máy móc.
Bên cạnh đó cần nhấn mạnh “Tiên học lễ hậu học văn”. Học trò ngày nay rất khả úy, đáng nể trọng. Người thầy trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có quyền uy và sự bao dung. Nếu người thầy quá ân thì học trò sẽ nhờn, nhưng nếu uy quá, học trò sẽ bị “thui chột” khả năng sáng tạo, vì vậy người thầy phải có ân – uy hài hòa mới tạo ra được lớp học sinh sáng tạo.
Người thầy nào cũng phải có sư đạo – sư đức và sư thuật. Lao động người thầy cho đúng với người thầy có đủ “Tam sư” như tôi nói ở trên là vô cùng vất vả. Vì vậy, cơ chế chính sách của chúng ta cần phải thực sự tôn vinh được người thầy vì họ chịu sức ép rất lớn. Có sư đạo, sư đức nhưng không có sư thuật không thể truyền lửa được cho học trò và ngược lại.
- Xin cảm ơn PGS.TS!
Chúng ta chỉ có thể có được Nhà nước kiến tạo khi trong lòng nó có một nền giáo dục kiến tạo. Cái lõi của nhà nước kiến tạo là nền giáo dục kiến tạo. Nhưng muốn có nền giáo dục kiến tạo phải có nhà trường kiến tạo. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sau này Cách mạng công nghiệp lần thứ 5, lần thứ 6… cũng vậy phải có dạy học kiến tạo. Vậy, dạy học kiến tạo là gì? Trong dạy học kiến tạo thầy là người cố vấn, trò là người khám phá. Thầy chủ đạo, trò chủ động (tự phục vụ và tự học).
Học sinh đi cách ly vì Covid-19: Truyền kỹ năng vượt khó
Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người, trong đó có học sinh, trẻ em phải đi cách ly tập trung.
Học sinh nghiêm túc xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm.
Tình huống này diễn ra khá nhanh và bất ngờ, trong khi chúng ta gần như chưa được trang bị những kỹ năng để ứng phó... Kỹ năng để thích nghi với việc bị cách ly là điều cần được chú trọng hình thành trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay. Nhờ đó, người lớn và trẻ biết cách vượt qua quãng thời gian này an toàn, tích cực nhất.
Nhận diện khó khăn
TS Hoàng Trung Học - Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Sự lo lắng là hoàn toàn có căn cứ khi cả người lớn và trẻ em đều chưa được chuẩn bị về mặt tinh thần cũng như những kỹ năng để ứng phó với tình huống hoàn toàn mới và chưa có tiền lệ.
"Tuy nhiên, lo lắng, hoang mang hay bất an đều không phải là phản ứng tích cực trước yêu cầu phòng dịch cấp bách. Khi người lớn và trẻ em cùng nhận thức được đây là tình huống cần thiết để phục vụ công tác phòng dịch và được chuẩn bị tâm lý tốt sẽ bình tĩnh, đón nhận và thích nghi mà không bị rơi vào suy nghĩ tiêu cực; ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi cá nhân và quyết sách chung của đất nước...", TS Hoàng Trung Học nhận định.
Theo TS Học, trước tiên chúng ta phải nhận thức được những khó khăn trẻ em có thể sẽ gặp phải khi đi cách ly tập trung. Khó khăn ở đây chủ yếu về mặt tâm lý. Các yếu tố khác như điều kiện sinh hoạt, quy định phòng bệnh được triển khai rất tốt để người bị cách ly yên tâm thực hiện các quy định.
Có 3 nguy cơ trẻ em, học sinh có thể sẽ đối mặt: Các em gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường cách ly, phải tuân theo các quy định phòng, chống dịch nghiêm ngặt. Tuổi nhỏ, hầu như chưa xa vòng tay của cha mẹ, nay phải sống trong môi trường xa lạ với nền nếp, nội quy khác biệt với khi ở nhà, trường. Người tiếp xúc cũng khác lạ, các mối quan hệ tương tác trong sinh hoạt là sự khác biệt lớn. Hầu hết trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non, tiểu học sẽ gặp khó khăn này.
Ngoài ra, các em cũng có thể đối mặt với một số biểu hiện lo âu, thậm chí phản ứng sợ hãi trước kích thích không nhìn thấy (Covid-19) nhưng có thể cảm nhận được thông qua thái độ và sự khác biệt của những người xung quanh. Với trẻ, nỗi lo hãi trở nên khó kiểm soát khi không nhìn thấy, sờ thấy, không hiểu... Nhiều trẻ sẽ khóc đòi về nhà. Có em thì thu mình, hoặc phản ứng tiêu cực bằng cách không hợp tác với mọi người xung quanh... Mặt khác, trẻ khi không được hỗ trợ tâm lý tốt có thể sẽ rơi vào trạng thái sốc tâm lý trong thời gian bị cách ly. Cú sốc này sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý của các em sau khi cách ly.
Học sinh tập thể dục trong khu cách ly Trường Tiểu học Xuân Phương.
Hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng cho trẻ
Theo TS Hoàng Trung Học, trước tiên người lớn cần nhìn nhận đây là tình huống bắt buộc và phải đối mặt khi dịch bệnh bùng phát. Chúng ta cần nhìn thấy những điểm tích cực, coi đây là cơ hội để trẻ em, học sinh trải nghiệm, biết cách ứng phó với những tình huống khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống.
TS Học khuyến cáo: Chúng ta cần hướng dẫn các con tôn trọng quy định về mặt y khoa; giúp trẻ hiểu rằng đây là yêu cầu bắt buộc của phòng, chống dịch. Quan trọng hơn, hãy làm cho trẻ hiểu, trẻ không cô đơn, không có lỗi trong hoàn cảnh này. Cha/mẹ hoặc thầy/cô luôn bên cạnh và cùng con vượt qua những khó khăn này. Cần truyền động lực và niềm tin cho trẻ trước việc dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Trẻ cũng cần được chăm sóc một cách tốt nhất về mặt dinh dưỡng, sức khỏe khi đi cách ly để có sức khỏe thể chất và tinh thần tích cực.
Thực tế, nhiều trẻ khó thích ứng với những quy định, yêu cầu nghiêm ngặt hơn khi ở nhà, trường. Lúc này, người lớn phải làm gương và nghiêm túc, dứt khoát thực hiện các quy định đề ra. Trẻ theo đó mà chấp nhận và thực hiện theo. Dạy cho trẻ năng lực tự lo cho bản thân; hướng dẫn trẻ biết tự phục vụ trong sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó cần rèn kỹ năng lắng nghe để hiểu và làm theo hướng dẫn của cô giáo phụ trách, lực lượng trong khu cách ly. Cùng với đó là kỹ năng chia sẻ để trẻ biết nói lên cảm xúc của bản thân với bạn bè, thầy cô, cha mẹ. Từ đó, trẻ bớt lo lắng, nhanh chóng hòa nhập môi trường lạ trong khu cách ly.
Trên cơ sở các quy định phòng dịch, trẻ cần được tham gia các hoạt động phù hợp. Mỗi ngày trẻ cần được rèn luyện thể chất, tập luyện thể thao, tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách. Thậm chí, trẻ phải được học kiến thức, kỹ năng phòng ngừa dịch bệnh phù hợp với lứa tuổi, bài bản.
Với học sinh phổ thông, cần tập trung vào kỹ năng phòng dịch, những khó khăn, rủi ro, bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống để bình tĩnh đón nhận và có ý thức vượt lên nghịch cảnh. Đây cũng là dịp tốt để giáo dục ý thức công dân và tinh thần trách nhiệm cho các em. Trước tình huống phát sinh này, các nhà tâm lý, giáo dục cần vào cuộc, xây dựng chương trình phòng ngừa, hỗ trợ tâm lý trong thời gian cách ly; xây dựng chương trình huấn luyện kỹ năng ứng phó với dịch bệnh trong hoàn cảnh đặc biệt. - TS Hoàng Trung Học
Nghỉ Tết hãy cho con trải nghiệm ý nghĩa hơn là vùi đầu vào "núi" bài tập Học cả năm rồi, Tết cô còn cho hàng chục bài tập về nhà. Điều này đang gây tranh cãi về chuyện có nên giao bài tập cho học sinh hay cho con dành thời gian trải nghiệm những điều thú vị ngoài cuộc sống. Mấy ngày trước, Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiên phong trong việc ra công văn...