Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng
Nhiều nam giới thường ít quan tâm đến tác động của béo phì hoặc thừa cân đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của họ.
1. Cân nặng có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của nam giới
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam giới bao gồm cả di truyền, tình trạng sức khỏe, chức năng nội tiết tố bất thường và các yếu tố lối sống, bao gồm sức khỏe tổng quát và cân nặng. Đàn ông thừa cân có khả năng sản xuất ít tinh trùng hơn 11% so với những người có cân nặng bình thường và có nguy cơ không sản xuất tinh trùng cao hơn 39%. Đàn ông béo phì có khả năng có số lượng tinh trùng thấp cao hơn 42% và có nguy cơ không sản xuất tinh trùng cao hơn 81%.
Tuy nhiên, một nghiên cứu lâm sàng năm 2022 đã phát hiện ra rằng những người đàn ông béo phì đã cải thiện được chất lượng tinh trùng nếu họ giảm cân với chế độ ăn ít calo trong 8 tuần và duy trì số cân nặng đã giảm. Những người đàn ông tham gia nghiên cứu đã giảm trung bình 16,5kg, giúp tăng số lượng tinh trùng lên 40%. Sự cải thiện này được duy trì trong vòng 1 năm ở những người đàn ông giữ được cân nặng.
Đàn ông béo phì có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng nếu giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp.
Số lượng tinh trùng chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (thể tích tinh dịch, khả năng di chuyển của tinh trùng và số lượng tinh trùng di chuyển không bị thay đổi do giảm cân trong nghiên cứu này) kết quả từ nghiên cứu này là sự khuyến khích tốt để có được vóc dáng tốt nhất có thể khi bạn đang mong muốn có con.
Testosterone là một loại hormone cần thiết cho quá trình sản xuất và phát triển tinh trùng trưởng thành. Các tế bào mỡ có thể làm giảm mức testosterone trực tiếp, bằng cách biến nó thành dạng estrogen, hoặc gián tiếp, thông qua việc sản xuất leptin.
Video đang HOT
Khi mỡ cơ thể tăng, sản xuất leptin tăng, làm giảm sản xuất testosterone. Điều này có nghĩa là những người đàn ông béo phì có mức leptin cao có mức testosterone thấp, làm suy yếu sản xuất tinh trùng, ham muốn tình dục và chức năng cương dương.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Trần Thành – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu – Nam học (Bệnh viện 19-8), khi nam giới gặp tình trạng thừa cân, béo phì thì chất lượng tinh trùng và khả năng sinh lý cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào béo phì chất lượng tinh trùng cũng suy giảm và không phải trường hợp nào chất lượng tinh trùng giảm thì đều liên quan tới béo phì.
2. Nam giới muốn có con làm thế nào để giảm cân?
Nghiên cứu cho thấy ăn kiêng, tập thể dục hoặc cả hai đều là những chiến lược hiệu quả để duy trì việc giảm cân và cải thiện nồng độ và số lượng tinh trùng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp giảm cân nhưng cần tránh thay đổi toàn bộ chế độ ăn uống và thực hiện những thay đổi nhỏ, lâu dài. Tránh chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và theo trào lưu vì chúng không bền vững và có thể khiến bạn có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng.
ThS.BSCKII Nguyễn Trần Thành cho biết: Béo phì, thừa cân ở nam giới không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, số lượng tinh trùng, khả năng sinh lý, sinh sản mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như đái tháo đường, mỡ máu, tim mạch, xương khớp, huyết áp,… Nam giới nên giảm cân, duy trì BMI hợp lý để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như lấy lại phong độ.
Nam giới béo phì cần thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện nghiêm ngặt để giảm cân.
Nam giới thừa cân, béo phì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn uống đều đặn và tuân thủ thường xuyên. Hiểu được khẩu phần ăn được khuyến nghị của từng nhóm thực phẩm sẽ giúp phân chia khẩu phần thực phẩm hợp lý khi chuẩn bị bữa ăn.
Thêm nhiều rau củ, trái cây ít calo và nhiều chất xơ vào mỗi bữa ăn sẽ tự động ăn ít những thực phẩm không tốt. Giảm lượng thức ăn có nhiều chất béo bổ sung, chất béo bão hòa, đường và muối. Uống nhiều nước.
Giảm thời gian ngồi hoặc nằm trong thời gian dài và xen kẽ bằng một chút vận động. Mục tiêu là thực hiện một số hoạt động thể chất mỗi ngày, mục tiêu tốt là 30 phút. Mỗi tuần, hãy cố gắng đạt được 150 – 300 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc 75 – 150 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh, hoặc sự kết hợp tương đương của cả hoạt động vừa phải và mạnh.
Điều trị thành công cho người đàn ông mắc căn bệnh hiếm gặp
Các bác sĩ Khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ 108) vừa điều trị thành công 1 ca bệnh áp xe túi tinh 2 bên rất hiếm gặp trên thế giới.
Ngày 2/8, Bệnh viện TWQĐ 108 thông tin: Bệnh nhân nam L.H.T (sinh năm 1958, ở Hưng Yên) đến Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108 khám với triệu chứng đau rất mơ hồ ở vùng bụng dưới lan ra hậu môn và sốt cao 38-39 độ không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Qua thăm khám và làm một số xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán bị áp xe túi tinh hai bên. Ngay sau khi hoàn thiện chẩn đoán, người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt túi tinh 2 bên.
Các bác sĩ, điều dưỡng phẫu thuật cắt bỏ áp xe túi tinh 2 bên cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Sau phẫu thuật bệnh nhân ra viện ổn định, các chỉ số về giá trị bình thường, hết sốt, hết đau.
BS. Phan Lê Nhật Long, Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, hiện tại, tại Việt Nam chưa ghi nhận báo cáo nào về số liệu người bệnh được chẩn đoán áp xe túi tinh đơn thuần (không kèm áp xe tuyến tiền liệt). Đây là một ca bệnh đặc biệt hiếm gặp, khó chẩn đoán, khó điều trị và đã được điều trị thành công tại Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108.
BS Long cho biết thêm, chức năng của túi tinh bao gồm sản xuất và lưu trữ chất dịch là thành phần của tinh dịch sau này. Thực tế chất dịch này sẽ chiếm khoảng 70% lượng dịch giải phóng ra trong quá trình xuất tinh.
Vì không phải chức năng sản xuất tinh trùng nên cắt túi tinh không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như nhiều người đã lầm tưởng.
Áp xe túi tinh đơn thuần (không kèm áp xe tuyến tiền liệt) là bệnh lý viêm nhiễm tầng sinh môn cực kỳ hiếm gặp.
Tại Hoa Kỳ từ năm 1958 đến 2017 mới chỉ ghi nhận 7 trường hợp, trong đó có 1 trường hợp áp xe túi tinh 2 bên. Bởi vì bệnh lý này có bệnh cảnh không thực sự đặc hiệu (đau âm ỉ, tức nặng vùng chậu, bẹn, hạ vị và tầng sinh môn) nên việc chẩn đoán chính xác là rất khó khăn.
Chẩn đoán áp xe túi tinh chủ yếu dựa vào chẩn đoán hình ảnh chụp cộng hưởng từ vùng tầng sinh môn. Sau khi đã xác định chẩn đoán, người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt túi tinh 2 bên, bảo tồn tuyến tiền liệt, bảo tồn ống dẫn tinh 2 bên.
Túi tinh là phần phồng ra phía bên của ống dẫn tinh, dung tích khoảng 3 - 4 ml, kích thước bình thường không bị tắc nghẽn là 2 - 4 cm chiều dài và 1 - 2 cm chiều rộng. Túi tinh nằm sâu trong vùng chậu, phía sau tuyến tiền liệt vì vậy các bệnh lý túi tinh thường đi kèm cùng với bệnh lý tuyến tiền liệt.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến tinh trùng yếu Tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng của tinh trùng bị suy giảm, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh nam. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai tự nhiên của các cặp vợ chồng mà còn tác động đáng kể đến tâm lý nam giới. 1. Đông y có chữa được tinh trùng...