Giải pháp điều trị tăng sắc tố
Bên cạnh việc điều trị rối loạn sắc tố, bạn gái nên chú ý tránh ánh nắng mặt trời, cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết cho da để duy trì một làn da trắng sáng, mịn màng, không tỳ vết.
Tăng sắc tố là tình trạng một vùng da nào đó trên cơ thể tăng lượng sắc tố đen (melanin) một cách bất thường khiến cho màu da bị thay đổi. Thay đổi này có thể là da sậm màu hơn hoặc nhạt màu đi, thậm chí là mất hẳn màu. Hắc sắc tố melanin có vai trò bảo vệ da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, nếu gia tăng một cách quá mức thì sẽ dẫn đến những tình trạng rối loạn sắc tố khiến cho làn da mất thẩm mỹ.
Tăng sắc tố da sẽ khiến bạn gái mất đi sự tự tin.
Những trường hợp điển hình tăng sắc tố da:
- Nám da: thường gặp ở phụ nữ, nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nội tiết, do tia UV của ánh nắng mặt trời, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách… Nám da xuất hiện dưới dạng những mảng nâu ở má, trán, cằm, môi trên, mũi… và có thể nằm ở mọi lớp của da (thượng bì, trung bì hay hạ bì).
- Bớt sắc tố: Hai dạng bớt sắc tố thường gặp là Hori và Ota. Chúng có biểu hiện là những mảng tròn hoặc dạng đốm dẹt phẳng với màu xám, xanh xám, xanh đen hay nâu. Bớt sắc tố thường gặp phải ở mặt, một bên hoặc hai bên đối xứng, do sắc tố melanin đóng thành từng mảng, có thể nằm ở mọi lớp của da (thượng bì, trung bì hay hạ bì).
Video đang HOT
- Tàn nhang: là những vết tròn có diện tích nhỏ, bề mặt phẳng, xuất hiện bất kỳ vùng nào trên da. Màu sắc của tàn nhang có thể là nâu, vàng sậm hay đen hoặc thậm chí màu đỏ với đặc điểm chung là luôn có màu sẫm hơn so với màu da xung quanh nó.
- Đồi mồi: là các nốt màu nâu đến đen, có kích thước to, nhỏ không đồng đều, xuất hiện rải rác trên da, chủ yếu là vùng cổ, mu bàn tay, hai bên mặt và ở vùng trán người bị hói đầu. Da đồi mồi thường gặp ở tuổi 50-60 nhưng đôi khi xuất hiện ngay ở tuổi trung niên. Các nốt đồi mồi thường chỉ có ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, không phải là dấu hiệu của ung thư da hay một bệnh lý da nào khác.
- Tăng sắc tố sau viêm (vết thâm): Mọi “biến cố” làm chấn thương da như vết thương, bỏng, mụn trứng cá… đều có thể gây tăng sắc tố sau viêm.
- Thâm quầng mắt: Là tình trạng quầng mắt có màu sậm hơn các vùng da khác quanh mắt. Gặp ở cả nam lẫn nữ, từ độ tuổi trung niên trở đi.
Trước và sau khi điều trị nám.
Điều trị tăng sắc tố phải kết hợp “nội công” lẫn “ngoại lực”. Do nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng sắc tố có cả khách quan lẫn chủ quan nên việc phối hợp laser – thuốc bôi – thuốc uống là phương pháp hữu hiệu trong việc “đánh bại” những biến đổi bất thường của sắc tố da. Laser đã tạo nên bước đột phá mới trong việc điều trị tăng sắc tố. Rất nhiều trường hợp tăng sắc tố da đã bị loại bỏ bởi những laser như Fractional CO2, Q-Switch Nd-YAG, IPL…
Gần đây, các loại laser xung dài, đặc trị trên sắc tố đã cho thấy kết quả lâm sàng rõ hơn trong việc điều trị tăng sắc tố da mà các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Điều quan trọng là kinh nghiệm của bác sĩ trong việc xác định đúng loại laser cũng như các thông số điều trị thích hợp cho từng loại tăng sắc tố sẽ góp phần quyết định vào thành công của điều trị.
Kết hợp điều trị laser, thuốc bôi và thuốc uống có chứa các thành phần Hydroquinone, Tretinoin, Kojic acid giúp làm trắng da, ức chế sự hình thành melanin, thúc đẩy quá trình sản sinh thực bào của bạch cầu đa nhân trung tính và tăng sinh tân bào, giúp cho việc “dọn dẹp” các tế bào hắc sắc tố đen tốt hơn. Bên cạnh việc điều trị rối loạn sắc tố da, bạn cũng nên chú ý bảo vệ da tránh tác hại của ánh nắng mặt trời, cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết cho da để duy trì một làn da trắng sáng, mịn màng, không tỳ vết.
Theo Vnexpress
Trị sẹo thâm công nghệ Laser Yag Q-switched
Tôi 25 tuổi, bị sẹo thâm lớn ở mặt do bị ngã xe. Mong chuyên mục tư vấn giúp cách chữa vết sẹo này. (Xuân Nhi)
Khi bị tai nạn mà có tình trạng da mặt bị mài xuống đường, thông thường sẽ có hiện tượng lớp da này bị xây xước, chà xát, thậm trí mất hẳn lớp bề mặt da. Bên cạnh đó, tình trạng các dị vật như bụi bẩn, nhựa đường... găm sâu vào trong da. Khi da tái tạo và lành trở lại dễ có biểu hiện là một vết sẹo thâm hoặc màu sắc không đồng nhất, tình trạng rối loạn sắc tố này được xếp trong nhóm bệnh tăng sắc tố sau viêm.
Vùng rối loạn sắc tố, có thể là màu nâu, xanh nhạt hoặc màu đen.
Sau một sang chấn viêm nhiễm, vùng da khi tái tạo có xu hướng tăng cường sự tập trung sắc tố đen melanin để chống lại sự tác động của tia cực tím. Sự tập trung này cùng với những dị vật xâm nhập vào da do san chấn đã tạo nên biểu hiện trên da là vùng rối loạn sắc tố, có thể là màu nâu, xanh nhạt hoặc màu đen.
Chính vì vậy, trong điều trị các tổn thương này, chìa khoá là phá vỡ sự tập trung sắc tố melanin và loại bỏ các yếu tố dị vật sót lại trong da. Tuỳ theo kích thước, tính chất, vị trí tổn thương và nguyên nhân mà bạn có thể lựa chọn các giải pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật, laser hay là dùng thuốc bôi... Trong đó, điều trị bằng laser được coi là giải pháp nhẹ nhàng và hiệu quả cao.
Điều trị sẹo thâm bằng laser là giải pháp nhẹ nhàng và hiệu quả cao.
Đặc biệt, công nghệ Laser Yag Q-switched thế hệ mới là máy có thể phát ra nhiều bước sóng khác nhau với cường độ mạnh, xuyên sâu đến tất cả các lớp cấu trúc của da. Ánh sáng có bước sóng đặc hiệu giúp phá vỡ sự tập trung melanin và loại bỏ dị vật một cách nhẹ nhàng, từ từ mà không gây tổn thương da lành. Kết quả là làn da trở lại màu sắc bình thường. Liệu trình điều trị 2-3 lần, khoảng cách giữa 2 lần điều trị 4-5 tuần.
Theo Vnexpress
Lý do bạn nên trị bớt sắc tố bằng Laser Ngoài khả năng trị dứt điểm bớt sắc tố bẩm sinh, laser Q-Switched ND YAG còn có ưu điểm là không để lại sẹo. Trước đây, hầu hết các biện pháp điều trị bớt sắc tố là phá bỏ như sử dụng tuyết carbon, lột da bằng axit trichloraxetic, đốt bằng laser CO2... các biện pháp này thường không có hiệu quả và...