Giải mã lý do phim bạc tỷ bán không nổi 1 vé
Nhiều người nói vui những bộ phim này như các cô gái không biết chưng diện, ăn mặc kín bưng nên ra đường không có anh chàng nào thèm dòm ngó.
Những bộ phim bạc tỷ hẩm hiu phòng vé
Không phải đợi đến “hiện tượng” Sống cùng lịch sử, kinh phí hơn 20 tỷ đồng nhưng chẳng bán được vé nào, người ta mới nhìn ra vấn đề phim được Nhà nước bị ế khách, mà hầu hết những tác phẩm được đặt hàng, tài trợ đều thất bại khi ra rạp. Cho đến nay, chỉ duy nhất bộ phim Gái nhảy(2003) của Hãng phim Giải Phóng do Lê Hoàng đạo diễn là làm nên kỳ tích khi được một nhà phát hành tư nhân nhảy vào “đóng gói” lại. Từ một tác phẩm tuyên truyền về bệnh AIDS mang tên Trường hợp của Hạnh, bộ phim được thị trường hóa với tựa gây sốc Gái nhảy, lập tức thu hút sự chú ý của khán giả và đạt doanh thu 12 tỷ đồng – một con số “khủng” lúc bấy giờ. Chính Gái nhảy đã manh nha hình thành nên mùa phim Tết của điện ảnh Việt.
Poster phim Gái nhảy.
Trong khi đó, dù đã nắm trong tay 4 giải thưởng quan trọng của Cánh diều vàng 2005 và một giải thưởng của phê bình báo chí dành cho Phim hay nhất, được dư luận “ca” không tiếc lời, thông tin đầy ắp về cảnh nóng trong phim nhưng sau 5 ngày ra rạp ở TP. HCM, bộ phim Sống trong sợ hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đành ngậm ngùi bước ra khỏi màn ảnh với doanh thu chưa tới 100 triệu đồng. Thất bại này khiến cho người anh em Chuyện của Pao của đạo diễn Ngô Quang Hải đã bị một số chủ rạp lắc đầu thẳng thắn, khiến phim không được chiếu rộng rãi.
Những bộ phim từng gây được tiếng vang tại các liên hoan phim quốc tế như Tâm hồn mẹ (Đạo diễn Nhuận Giang), Đừng đốt (Đạo diễn-NSND Đặng Nhật Minh) hay Mùi cỏ cháy (Đạo diễn NSƯT Nguyễn Hữu Mười) dù đầu tư cả chục tỷ đồng nhưng chủ yếu chiếu phục vụ sự kiện hoặc miễn phí. Chính đạo diễn Phạm Nhuệ Giang từng chia sẻ, có lẽ sẽ chẳng có nhà phát hành nào nhận phim Tâm hồn mẹ vì dòng phim này không hứa hẹn một doanh thu như ý.
Cảnh phim Những người viết huyền thoại.
Cảnh phim Sống cùng lịch sử.
Năm 2013, bộ phim Người viết huyền thoại của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng đã nhận được những “cơn mưa” lời khen từ báo chí và một bộ phận giới chuyên môn. Sau đó, bộ phim về đề tài giao thông thời chiến này đã đoạt 6 giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18. Vậy mà rốt cục, tác phẩm phải nhận lấy sự thất bại trước công chúng, các suất chiếu vốn ít lại rơi vào những khung giờ “chết” nên chỉ sau một tuần, nhà phát hành BHD đành rút phim khỏi lịch chiếu.
Video đang HOT
Hay như Và anh sẽ trở lại – một bộ phim được hỗ trợ từ Cục Điện ảnh về đề tài miền núi, nông thôn của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ cũng có số phận đìu hiu, khi ra rạp nhanh chóng chìm khuất trước phim tư nhân hay những “bom tấn” nước ngoài. Thậm chí, nhà phát hành không dám công bố doanh thu.
Và vấn đề doanh thu phim được nhà nước bảo trợ một lần nữa được dấy lên khi cùng lúc 3 bộ phim Sống cùng lịch sử (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân), Mộ gió (đạo diễn Nguyễn Hữu Phần) và Đam mê (đạo diễn Phi Tiến Sơn) đồng loạt ê mặt tại phòng vé. So với những đối thủ ra rạp cùng thời gian, đặc biệt là bộ phim “treo đầu dê bán thịt chó” Mất xác (đạo diễn Đỗ Thành An), những tác phẩm này được đánh giá cao hơn về nội dung cũng như tay nghề nhưng vì ra rạp không kèn không trống nên chấp nhận thảm bại.
Giải mã lý do phim phải “đắp chiếu”, bán không nổi 1 vé
Không ít khán giả trẻ đã thẳng thừng từ chối bỏ tiền mua vé vào xem nếu biết đó là phim theo dòng lịch sử, hoặc được cục Điện ảnh bảo trợ, vì với họ, những bộ phim này khô khan, kém hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào gắn mác “ phim Nhà nước” cũng thế, thực tế đã có những bộ phim chất lượng tốt như Đừng đốt, Những người viết huyền thoại, Tâm hồn mẹ, Rừng đen, Mùi cỏ cháy… Song, như những cô gái vốn xinh xắn nhưng lại không biết trang điểm, sắm sửa váy áo rực rỡ nên chìm lỉm giữa đám đông ồn ào, xa hoa. Trong khi đó, nhiều “em gái” phim tư nhân biết cách dùng mỹ phẩm, trang phục, phụ kiện chê khuyết điểm trên cơ thể mình, thu hút sự chú ý của các “đại gia” – khán giả, khiến họ sẵn sàng móc hầu bao, để rồi sau khi bước ra khỏi rạp chiếu phim, họ mới té ngửa đã gặp phải “cô gái xấu xí”.
Cảnh phim Rừng đen.
Cảnh phim Đừng đốt.
Cảnh phim Tâm hồn mẹ.
Cảnh phim Mùi cỏ cháy.
Khâu yếu nhất trong việc đưa phim Nhà nước đến với khán giả là truyền thông quảng bá. Vấn đề này đã được nhìn ra từ lâu nhưng dường như từ người đại diện Cục Điện ảnh cấp tiền đến người nhận tiền làm phim đều không mấy quan tâm. Có kinh phí thì làm phim, làm xong phim thì ngồi chờ phát hành, có rạp hay không có rạp, có thu hồi vốn hay không cũng chẳng phải điều cần suy nghĩ vì đó là… phim được bảo trợ.
Một lý do nữa khiến các bộ phim dòng này thảm bại khi ra rạp hoặc phải đắp chiếu vô thời hạn là vấn đề rạp chiếu. Trong khi các công ty tư nhân đua nhau xây các cụm rạp mới, hiện đại với chi phí lên đến cả chục triệu USD thì Nhà nước hầu như không đầu tư xây thêm một cụm rạp nào trong những năm qua. Đã bỏ một số tiền lớn để xây rạp thì dĩ nhiên vấn đề lợi nhuận được đặt lên hàng đầu. Dù đã ưu ái xếp lịch cho những bộ phim Nhà nước nhưng khi thấy không đạt hiệu quả, chủ rạp liền rút phim ra, thay vào những tác phẩm có thể mang về doanh thu cao.
Cần một chiếc áo mới cho phim Nhà nước
Phim Nhà nước được coi là dòng “chủ đạo” tạo nên dấu ấn cho phim Việt Nam, bên cạnh việc hướng đến những giá trị nghệ thuật, những tác phẩm này còn phục vụ nhiệm vụ chính trị và góp phần tạo nên hình hài điện ảnh Việt trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, dòng phim này vẫn cần khán giả và cần thu hồi vốn đã bỏ ra, có khi đến hàng chục tỷ đồng.Chính vì vậy, ngoài công tác thúc tiến nhanh quy định bắt buộc đấu thầu đối với những phim có sử dụng ngân sách Nhà nước, nhằm đảm bảo năng lực thực hiện tác phẩm đang được các nhà làm phim phản hồi tích cực thì việc đẩy mạnh và xem trọng chiến lược truyền thông quảng bá là vô cùng quan trọng. Phim Nhà nước muốn hấp dẫn khán giả, kéo họ vào rạp thì phải cho họ biết sự tồn tại của mình. Sẽ không thể có một Gái nhảy thứ 2 nếu chỉ có 10 triệu đồng như từng cấp cho bộ phim Những người viết huyền thoại để làm PR.
Một tác phẩm dù có hay, hay dở nhưng nếu được truyền thông, quảng bá tốt vẫn thu hút được người xem. Các nhà làm phim tư nhân đã thành công thì phim Nhà nước cũng cần khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ hơn.
Theo Zing
Diễn viên 'Chạm tay vào nỗi nhớ' điển trai trong bộ ảnh mới
Thanh Sơn đang trở thành gương mặt quen của khán giả phim truyền hình Việt khi vừa xuất hiện trong "Chỉ có thể là yêu", vừa đảm nhận vai Tài "đơ" trong "Chạm tay vào nỗi nhớ".
Vai phản diện Duy trong Chỉ có thể là yêu là mô típ nhân vật trái ngược hẳn với những vai hiền lành, tốt bụng trước đây của Sơn trong Hoa nở trái mùa hay Chạm tay vào nỗi nhớ.
Lần đầu vào vai ác song nam diễn viên sinh năm 1991 tròn vai tới mức, ai cũng phải "ghét" một cách thậm tệ.
"Tài đơ" của Chạm tay vào nỗi nhớ dí dỏm viết trên trang cá nhân: "Cứ hết mỗi tập phim Chỉ có thể là yêu là lại 'rình mò' lên Facebook lén lút xem các bạn chửi mình". Các fan của Thanh Sơn nhanh chóng đáp lại: "Tại anh diễn đạt quá đấy".
Chia sẻ về vai ác trong Chỉ có thể là yêu, Thanh Sơn nói: " Đây là nhân vật phản diện đầu tiên tôi thể hiện. Đó là một sự thử nghiệm, trải nghiệm trong cuộc đời diễn xuất".
"Mọi người có thể ghét Duy chứ đừng ghét Sơn. Hãy luôn ủng hộ Sơn trong các phim sắp tới nhé".
Ở tuổi 23, Thanh Sơn "bỏ túi" số lượng phim truyền hình đáng nể như Mùi cỏ cháy, Chạm tay vào nỗi nhớ, Hoa nở trái mùa và Chỉ có thể là yêu...Thời gian tới, khán giả sẽ tiếp tục được gặp lại hot boy điển trai này trong những dự án phim Lời thì thầm từ quá khứ và Viết tiếp bản tình ca.
Trên trang cá nhân, Thanh Sơn nhận được rất nhiều tình cảm mến mộ của các khán giả xem truyền hình, đặc biệt là các fan nữ nhờ diễn xuất ấn tượng và vẻ điển trai thư sinh, kiểu Hàn Quốc. Anh cũng rất chăm chút hình ảnh, kiểu tóc và trang phục trong những bộ ảnh dành cho người hâm mộ.
Sau khi tốt nghiệp đại học sân khấu điện ảnh, hiện Thanh Sơn đang công tác tại nhà hát kịch quân đội.
Nam diễn viên sinh năm 1991 quyết tâm theo đuổi sự nghiệp diễn xuất chuyên nghiệp và lâu dài.
Theo Tri thức
Phim Việt và những cuộc chiến tại Oscar Điểm lại những lần "đem chuông" đi đánh ở Oscar của điện ảnh nước nhà. Trong danh mục đề cử Phim nước ngoài hay nhất (Best Foreign Language Film) tại lễ trao giải Oscar lần thứ 86, người Campuchia vô cùng tự hào khi đất nước họ tiếp tục có phim lọt vào top 5. The Missing Picture (Bức tranh bị mất tích)...