Giải mã bí ẩn về ngọn núi Tổ linh thiêng nhất Việt Nam: Từng khiến người Pháp sửng sốt, đang thờ vị thần đứng đầu Tứ bất tử
Nơi đây gắn liền với những truyền thuyết huyền bí của Việt Nam. Bên cạnh đó, vị thần đứng đầu trong ‘Tứ bất tử’ hiện đang được thờ ở ngọn núi này.
Ở miền Bắc nước ta có một ngọn núi vô cùng đặc biệt, gần như ai cũng biết hoặc ít nhất đã từng nghe tên. Đó chính là núi Ba Vì. Ngọn núi rộng khoảng 5.000 ha, trong đó 3.500 ha thuộc địa phận Hà Nội, 1.500 ha thuộc về Hòa Bình. Năm xưa Nguyễn Trãi viết về núi Ba Vì trong cuốn “Dư địa chí” như sau: “Núi Tản Viên ấy là núi Chủ (Tổ) của nước Nam ta đó”.
Ảnh minh họa
Khác với những ngọn núi khác, núi Ba Vì có hình tựa như chiếc ô xòe ra. Cũng vì thế mà cái tên Tản Viên gắn liền với nó. Dân gian Việt Nam lưu truyền câu nói nổi tiếng liên quan đến ngọn núi Tổ này như sau: “Nhất cao là núi Tản Viên/ Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”. Mặc dù thấp hơn Tam Đảo nhưng núi Tản Viên là nơi ngự của Đức Thánh Tản Viên nên nhân dân tôn vinh là ngọn núi cao nhất, thiêng nhất.
Video đang HOT
Núi Ba Vì gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, là nơi ở của Sơn Tinh – vị thần trị thủy thuở sơ khai. Đến tận bây giờ, những di tích như bãi Đá Chông, dãy Gò Choi, tre Ngòi Lạt, núi Đá Chèm, dãy Gò Choi đều còn tồn tại, đây là vết tích của cuộc trị thủy xưa kia. Tầm ảnh hưởng của Đức Thánh Tản Viên là vô cùng lớn ở Việt Nam. Ngài được tôn đứng đầu trong bốn vị thánh bất tử của nước ta, bao gồm: Đức Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh.
Nói núi Ba Vì bí ẩn bởi bao đời nay nơi đây có ý nghĩa đặc biệt về phong thủy, tín ngưỡng của người Việt. Núi có 3 đỉnh nổi tiếng là đỉnh Vua, Tản Viên và Ngọc Hoa. Chân núi có đền Hạ, lưng chừng lại có đền Trung, đỉnh núi thì có đền Thượng – nơi thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh. Ngoài ra trên dãy Ba Vì còn còn hệ sinh thái phong phú, đa dạng.
Khi đến Việt Nam, người Pháp rất chú ý đến dãy núi đặc biệt này. Năm 1902, Công sứ Pháp ở Sơn Tây là Theodore Muselier đã cùng một số người hầu đến núi Ba Vì thám hiểm. Nhóm người này muốn đến nơi thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh. Khi đứng trước ngôi đền, ai nấy đều phải sững sờ, thán phục vì người Việt Nam xưa đã huy động biết bao nhân lực, tốn không biết bao thời gian, nguy hiểm để vận chuyển vật liệu lên núi xây đền.
Vị công sứ Pháp và đoàn tùy tùng còn gặp hiện tượng kỳ bí như sau: “Rồi tôi miên man nghĩ về vị thánh được thờ trong đền. Đang chìm vào suy nghĩ, bỗng nhiên tôi giật mình khi nhìn một quầng sương như một chiếc thuyền khổng lồ màu bạc lao thẳng đến. Cú va chạm nhẹ nhưng thảng thốt đầy cảm xúc. Vừa kịp thấy cái lạnh phả vào mặt, tôi đã thấy nắng rực rỡ bừng lên. Sương bị nắng bào mòn, mỏng như khói bao phủ lên cây rừng khiến màu xanh của đại ngàn bỗng chốc bị đổi màu giống như một tấm ảnh cũ vì thời gian. Vài phút sau cảnh vật bật nét trở lại, xanh ngắt”.
Bí ẩn một cây cầu xây 'kỳ lạ' nhất thế giới, 400 năm vẫn chưa có lời giải
Trước đây muốn qua sông cách chúng ta chọn là đi thuyền, sau này phát minh ra những cây cầu nối trực tiếp hai bên sông cũng giúp cho việc đi lại của người dân thuận tiện hơn, bây giờ có rất nhiều cây cầu trên thế giới, một số cây cầu có hình dáng rất kỳ dị.
Hôm nay, chúng ta hãy cùng điểm qua những cây cầu "kỳ quặc" nhất trên thế giới, xây dựng suốt 400 năm vẫn chưa có lời giải, mọi người ai đã nhìn thấy nó cũng sẽ bày tỏ sự ngưỡng mộ.
Ảnh minh họa.
Người ta đặt tên cho cây cầu được mệnh danh là "kỳ quặc" nhất thế giới này là cầu Shaharal, biểu tượng sự kiên cường của người Yemen, cây cầu này được xây dựng giữa vách đá của hai ngọn núi, mặc dù hiện tại, việc xây dựng kiểu cầu này không phải là một vấn đề, đối với công nghệ xây dựng cầu tiên tiến hiện nay, đây là một vấn đề nhỏ, nhưng cây cầu này đã tồn tại hơn 400 năm trước, và vẫn nằm giữa các vách đá, vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi, chính xác thì nó được xây dựng như thế nào? Chính vì vậy, sự kỳ lạ của nó đã thu hút rất nhiều học giả đến nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn chưa ai khám phá ra được bí ẩn của nó.
Shaharal ở là một trong những cây cầu đá kỳ diệu, biểu tượng về sự kiên cường của nhân loại
Hai đỉnh núi ban đầu không có thông tin liên lạc được nối với nhau bằng một cây cầu nhỏ như vậy, điều này giúp cho việc giao tiếp giữa cư dân trên hai ngọn núi trở nên thường xuyên hơn. Nếu không phải do con người tạo ra thì nó giống như một món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân địa phương, trông thật hài hòa, không có cảm giác vi phạm gì cả, nhiều du khách đi chơi thấy cây cầu này cũng phải trầm trồ khen ngợi trí tuệ của con người hay công trình kỳ diệu của thiên nhiên.
Nhìn từ xa, cây cầu này càng đẹp hơn, nó như một chiếc đòn bẩy, nối chặt hai đỉnh núi, khí thế độc nhất vô nhị là điều khiến nhiều du khách mê mẩn.
Ladakh, miền khắc nghiệt an nhiên Ladakh là miền đất cho phép ta tự do "say" thứ màu mè lạ lùng của cuộc sống, đem đến du khách những trải nghiệm sắc màu hoàn mĩ nhất. Tôi đã biết Ladakh là vùng đất đặc biệt. Có người từng nói với tôi, Ladakh là thiên đường dù để đi tới đó, ta sẽ phải vượt qua những thứ chẳng khác...