Giai đoạn mới của ông Modi
Không quá ngạc nhiên khi đảng Bharatiya Janata (BJP) của ông Modi đạt được thỏa thuận liên minh để một lần nữa đưa lãnh đạo đảng này lên làm Thủ tướng Ấn Độ.
Sự chia sẻ quyền lực bắt buộc trong nhiệm kỳ mới sau 2 nhiệm kỳ liên tiếp nắm thế tuyệt đối trong quốc hội sẽ làm Thủ tướng Modi bị bó chân bó tay rất nhiều.
Chính phủ liên minh chia sẻ quyền lực
Đảng dân tộc chủ nghĩa Hindu của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 5/6 đã đạt được thỏa thuận với các đồng minh để thành lập một liên minh chính phủ, sau khi mất đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử lập pháp vừa rồi. “Tất cả chúng tôi đã nhất trí chọn nhà lãnh đạo đáng kính của Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA), Narendra Modi, làm lãnh đạo”, thông báo của liên minh này, bao gồm các đảng nhỏ, được công bố bởi đảng BJP theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Hindu của ông Narendra Modi. 15 đảng đồng minh trong liên minh cầm quyền này có tổng cộng 293 ghế trong quốc hội, do đó giành được quyền kiểm soát. Như vậy, công việc còn lại của chính phủ liên minh là chọn ra nội các mới.
Nilanajan Mukhopadhyay, tác giả cuốn tiểu sử về Thủ tướng Ấn Độ, cho biết: “Điều này sẽ buộc ông Modi phải nhìn nhận từ góc độ của người khác. Ông ấy sẽ phải trở thành người lãnh đạo chưa từng có. Chúng ta sắp chứng kiến một Thủ tướng Modi hoàn toàn mới”.
Ông Narendra Modi vẫy chào những người ủng hộ tại trụ sở đảng Bharatiya Janata, New Delhi, Ấn Độ, ngày 4/6.
Khoảng 642 triệu người Ấn Độ đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được tổ chức trong 6 tuần. Nhà lãnh đạo 73 tuổi đã ăn mừng chiến thắng, tin rằng kết quả của cuộc bầu cử cho phép ông theo đuổi chương trình của mình, trong khi những người ủng hộ ông ăn mừng sự kiện này trên khắp đất nước. “Nhiệm kỳ thứ ba này sẽ là một trong những giai đoạn quan trọng. Đất nước sẽ viết một chương mới trong quá trình phát triển của mình. Tôi có thể đảm bảo điều đó”, ông Modi nói với đám đông cổ vũ ở thủ đô New Delhi. BJP đã giành được 240 ghế trong quốc hội, thiếu 32 ghế để đạt đa số tuyệt đối và thấp hơn đáng kể so với 303 ghế giành được vào năm 2019.
Ngược lại với mọi kỳ vọng, đảng Quốc đại, lực lượng đối lập chính, đã giành được 99 ghế, gần gấp đôi số ghế năm 2019 (52 ghế). Chủ tịch đảng Mallikarjun Kharge cho biết kết quả cuộc thăm dò là một cuộc bỏ phiếu chống lại ông Modi.
Hiện đang phụ thuộc vào các đồng minh trong liên minh, BJP sẽ phải tìm kiếm sự đồng thuận để các văn bản của mình được biểu quyết tại quốc hội. Nhật báo Times of India nhấn mạnh: “Khả năng họ sẽ sử dụng sức ảnh hưởng của mình, được khuyến khích bởi các đề xuất từ đảng Quốc đại và các thành viên khác của phe đối lập, điều này sẽ là nguyên nhân khiến BJP lo ngại”. Theo Hartosh Singh Bal, nhà báo chính trị của Tạp chí The Caravan, ông Modi giờ đây phải “làm việc với các đối tác của mình, những người có thể rút lui bất cứ lúc nào”.
Chính sách ngoại giao đổi khác?
2 nhiệm kỳ trước diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động về kinh tế và địa chính trị lớn, Thủ tướng Narendra Modi với sự khôn khéo chính trị đã ghi được nhiều dấu ấn, đặc biệt là thành công trong lĩnh vực ngoại giao để đưa Ấn Độ trở thành một quốc gia có có ảnh hưởng ngày càng lớn trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ sắp tới của ông Modi đang thu hút sự chú ý của giới quan sát chính trị quốc tế, trong lúc ngày càng có nhiều nước, hay nhóm nước cần đến Ấn Độ. Thời gian qua, với chính sách ngoại giao đa liên kết, không chọn phe, ông Modi đã gây ấn tượng mạnh mẽ khi vẫn duy trì được mối quan hệ cân bằng giữa phương Tây và Nga, trong lúc hai phe này đang đối đầu quyết liệt với nhau, mà vẫn bảo đảm được những lợi ích rất quan trọng cho New Delhi.
Video đang HOT
Cùng lúc, Ấn Độ của Thủ tướng Modi vẫn tăng cường các hợp tác, đẩy mạnh các liên minh với Mỹ như trong khuôn khổ Bộ Tứ (Quad) hay không từ chối các quan hệ giữa Ấn Độ với Israel cũng như với các quốc gia Arab trong Vùng Vịnh. Quốc gia lớn ở Nam Á này ngày càng được các nước phương Tây chiều chuộng vì là một khách hàng đầy tiềm năng cho xuất khẩu vũ khí và máy bay của họ.
Câu hỏi được đặt ra là chính sách đối ngoại của chính phủ ông Modi trong nhiệm kỳ tới sẽ có thay đổi? Về cơ bản thì không có thay đổi nhiều, khi mà chính sách đó đã được kiểm nghiệm thành công. Nếu như Trung Quốc là đối thủ lớn của Ấn Độ thì nước này vẫn là đối tác kinh tế lớn thứ hai. Hai nước cùng với Nga đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (OSC). Nhưng, giữa New Delhi và Bắc Kinh bao lâu nay vẫn tồn tại những tranh chấp lãnh thổ trong vùng Himalaya. Chính phủ của ông Modi đã chi hàng tỷ đô la để gia cố biên giới và tăng chi tiêu quân sự lên 13% vào năm 2023 – con số này vẫn chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc.
Ông Karthik Nachiappan tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết Thủ tướng Modi khó có thể từ bỏ những tuyên bố và mục tiêu cốt lõi của mình ở biên giới. “Nhưng, có khả năng Ấn Độ bắt đầu đối thoại để giải quyết bế tắc với Trung Quốc” cũng như họ đã cố gắng làm dịu mối quan hệ đầy hiềm khích với Pakistan trong thời gian gần đây. Trung Quốc sẽ tiếp tục là mối quan hệ quan trọng nhất đối với Ấn Độ ở châu Á. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ. New Delhi sẽ phải dựa vào các mối liên kết đa phương khác để ngăn chặn bớt tham vọng của Bắc Kinh.
Với Nga, mối quan hệ New Delhi và Moscow đã có từ thời Chiến tranh Lạnh. Đến giờ Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn của Ấn Độ. Mối quan hệ được Thủ tướng Modi đánh giá là “đặc biệt” này sẽ vẫn được duy trì bất chấp cuộc chiến Ukraine của Nga vì nó “đặc biệt” mang lại lợi ích cho Ấn Độ.
Ấn Độ cũng là thành viên sáng lập Nhóm các nền kinh tế mới nổi của thế giới (BRICS). Những năm gần đây giới quan sát đã ghi nhận Ấn Độ của Thủ tướng Modi đã có nhiều nỗ lực chứng tỏ mình là đại diện cho các quốc gia đang phát triển (ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh). Ấn Độ, nền kinh tế lớn lớn thứ năm và tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đang đóng vai trò ngày càng lớn trong các quan hệ quốc tế dưới thời Thủ tướng Modi.
Kịch bản về tác động từ nhiệm kỳ thứ 3 của Thủ tướng Modi với thế giới
Ông Narendra Modi dự kiến đảm nhận vị trí thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp. Vậy điều này sẽ tác động thế nào đến thế giới trong thời gian tới?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa) tại một sự kiện ở Mumbai ngày 15/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) do đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của đương kim Thủ tướng Narendra Modi đã giành 292/543 ghế trong cuộc bầu cử Lok Sabha (Hạ viện) nước này. Dù không đạt được 400 ghế như mục tiêu đề ra, nhưng NDA đã hội đủ điều kiện thành lập chính phủ để tiếp tục điều hành đất nước trước ngày 16/6 tới. Theo đó, Thủ tướng Modi sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò lãnh đạo này trong nhiệm kỳ thứ 3.
Ấn Độ là nền kinh tế lớn lớn thứ năm và tăng trưởng nhanh nhất thế giới, là quốc gia được các nhà lãnh đạo phương Tây ưu ái trong thời gian gần đây.
Ấn Độ ngày càng đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong ngoại giao toàn cầu dưới thời Thủ tướng Modi. Và thêm 5 năm nắm quyền nữa sẽ giúp ông tăng thêm thâm niên trong số những lãnh đạo quyền lực nhất thế giới.
Nhà lãnh đạo 73 tuổi này cũng chủ trương giúp Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Giáo sư quan hệ quốc tế Harsh V Pant tại Đại học King's College London phân tích: "Ông Modi đã đặt ra những tham vọng lớn cho bản thân cùng Ấn Độ và ông ấy sẽ không gây tổn hại đến di sản của mình".
Thủ tướng Modi kỳ vọng Ấn Độ có thể tổ chức Olympic mùa hè 2036. Dưới đây là những kịch bản về việc nhiệm kỳ thứ ba của ông Modi có thể tác động thế nào với thế giới..
Mỹ và châu Âu
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Washington, D.C. ngày 22/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ấn Độ là thành viên của "bộ tứ kim cương" (còn gọi là QUAD) cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia. Ông Karthik Nachiappan tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore,phân tích: "QUAD là một phần thực sự quan trọng trong cấu trúc an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tổ chức dạ tiệc cấp nhà nước dành cho Thủ tướng Modi vào năm 2023 và ca ngợi quan hệ của Washington - New Delhi là "mối quan hệ đối tác định hình của thế kỷ 21".
Vào tháng 2, Washington phê duyệt việc bán thiết bị bay không người lái hiện đại trị giá 4 tỷ USD cho New Delhi, động thái tăng cường quốc phòng mới nhất của Ấn Độ nhằm đối trọng với nước láng giềng Trung Quốc.
Ấn Độ cũng có mối quan hệ ngày càng tăng với các nước châu Âu. Ấn Độ kỳ vọng mở rộng các hợp đồng quốc phòng trị giá hàng tỷ USD với Pháp, bao gồm chiến đấu cơ Rafale và tàu ngầm lớp Scorpene.
Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Brasilia, Brazil ngày 13/11/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Bắc Kinh và New Delhi đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Nhưng mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã xấu đi vào năm 2020 khi quân đội hai nước láng giềng đụng độ tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ trách nhiệm cho nhau trong cuộc xung đột này. Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km. Cả hai bên đều cáo buộc nhau xâm phạm lãnh thổ.
Chính phủ của ông Modi đã bơm hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng biên giới và tăng chi tiêu quân sự lên 13% vào năm 2023 - nhưng con số này vẫn chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc. Ông Nachiappan phân tích rằng Thủ tướng Modi khó có thể từ bỏ những tuyên bố và mục tiêu cốt lõi của mình ở biên giới.
Ông bổ sung: "Nhưng có khả năng Ấn Độ bắt đầu đối thoại để giải quyết bế tắc với Trung Quốc".
Ông Nachiappan đánh giá Trung Quốc sẽ tiếp tục là mối quan hệ quan trọng nhất đối với Ấn Độ ở châu Á. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ.
Global South (nhóm các quốc gia đang phát triển tại châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á)
Thủ tướng Modi trong tuần này đã gọi New Delhi là "tiếng nói mạnh mẽ và quan trọng của Global South ". Vào năm 2023, Ấn Độ đã tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh "Voice of the Global South" khi nước này nỗ lực tăng cường vai trò là đại diện cho các quốc gia châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Ấn Độ cũng là thành viên sáng lập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).
Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp ở Samarkand, Uzbekistan ngày 16/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
New Delhi và Moskva có mối quan hệ từ thời Chiến tranh Lạnh. Cho đến nay, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ. New Delhi đã tránh lên án Nga vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Ấn Độ bỏ phiếu trắng trước các nghị quyết của Liên hợp quốc chỉ trích Moskva và nhập khẩu nhiều dầu mỏ của Nga.
Ông Modi hồi tháng 3 đã chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin tái đắc cử, đồng thời cho biết ông mong muốn phát triển mối quan hệ "đặc biệt" giữa hai nước.
Nga cùng Ấn Độ đặt mục tiêu đến 2025 đạt thương mại song phương 30 tỷ USD và đa dạng lĩnh vực ngoài năng lượng cũng như khoáng chất. Giáo dục, an ninh mạng, năng lượng sạch và một số lĩnh vực cũng được quan tâm.
Pakistan
Năm 2015, ông Modi có chuyến thăm bất ngờ tới thành phố Lahore của Pakistan nhưng quan hệ giữa hai nước đã xấu đi vào năm 2019. Tháng 3 vừa qua, ông Modi đã chúc mừng ông Shehbaz Sharif trở lại vị trí thủ tướng Pakistan- một biểu hiện thiện chí hiếm hoi giữa lãnh đạo 2 nước láng giềng đều sở hữu vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Modi từ chức, chờ thành lập chính phủ mới sau bầu cử Ngày 5/6, quan chức Phủ Tổng thống Ấn độ cho biết Thủ tướng Narendra Modi đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống Droupadi Murmu, sau khi nội các của ông đề nghị giải tán Hạ viện (Lok Sabha). Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: AFP/TTXVN Tổng thống Droupadi Murmu đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Modi và hội...