Giá vé tàu xe dịp Tết ở Hà Nội tăng hơn 60%
Cận Tết tại các bến xe ở thủ đô, cả chục doanh nghiệp đồng loạt đăng kí tăng giá vé từ 10- 60% do lượng hành khách và giá xăng dầu tăng. Ngoài ra, giá vé đường sắt cũng tăng trung bình 10%.
Sáng nay, trao đổi với PV, ông Vương Duy Toàn, phó giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết, còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng đã có 4 doanh nghiệp đăng ký tăng giá vé từ 20 đến 60%. Trong số này tăng nhiều nhất là hãng Hải Vân-Đà Nẵng tăng từ 380.000 lên 610.000 đồng áp dụng từ ngày 31/1 đến 15/2, nhà xe Thuận Phát (Nam Định) tăng từ 70 đến 100 nghìn đồng từ 29/12 đến 2/1/2014 và 21/1-9/2/2014…
Tại bến xe Giáp Bát 4 đơn vị tăng giá vé, cao nhất tăng 61%. Ảnh:Bá Đô
“Chưa năm nào tăng cao như năm nay, có thể ngoài việc số lượng hành khách tăng đột biến, chiều về của các tuyến chạy rỗng còn do ảnh hưởng của đợt tăng giá xăng dầu vừa qua”, ông Toàn lý giải.
Ông Toàn cũng cho biết thêm, việc tăng giá phụ thuộc vào các cơ quan chủ quản, nơi các doanh nghiệp đăng ký, ví dụ như hãng xe Thuận Phát, đăng ký và được sự đồng ý của sở Tài chính Nam Định nên bến xe chỉ có nhiệm vụ bán vé, còn việc ngăn chặn tăng giá vé vượt quá thẩm quyền.
Cũng theo vị lãnh đạo bến xe Giáp Bát, dự kiến ngày Tết lượng hành khách đổ về bến tăng 20 – 50% so với ngày thường, đặc biệt sẽ tập trung đông vào 3 ngày 23, 26 và 28 âm lịch, do đó để đảm bảo lưu thông bến sẽ tăng cường thêm 150 – 200 lượt xe/ngày.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết, hiện bến đã có 9 doanh nghiệp đăng kí tăng giá vé nhưng với mức tăng cao nhất chỉ tới 18%. Cụ thể, doanh nghiệp tăng ít nhất là Công ty TNHH Văn Minh tăng hai tuyến Hà Nội – Hà Tĩnh, Hà Nội – Vinh từ 220.000 đồng lên 230.000 đồng (tương đương 5%).
Doanh nghiệp tăng nhiều nhất là Công ty TNHH Tuấn Việt chạy tuyến Mỹ Đình – Đô Lương nâng từ 170.000 đồng – 200.000 đồng (tương đương 18%). Các doanh nghiệp khác chủ yếu tăng ở mức 12 – 13%.
Các hãng xe tại bến Mỹ Đình năm nay tăng nhẹ giá vé là do chủ yếu chạy các tuyến ngắn, hơn nữa ngày càng có nhiều doanh nghiệp tăng cường thêm xe vào dịp Tết nên một phần đã giảm tải được số lượng hành khách. Tuy nhiên, trước khi các doanh nghiệp đăng ký tăng giá vé, bến đã khuyến cáo không nên tăng quá cao để tránh phản ứng không tốt từ phía hành khách.
Video đang HOT
Để tránh tình trạng bị bắt chẹt, nhồi nhét và thu quá giá quy định, ông Tuấn cũng khuyến cáo hành khách khi vào bến nên mua vé để được đảm bảo những quyền lợi tối thiểu và bến sẽ có những căn cứ xử lý nhà xe vi phạm.
Theo lãnh đạo các bến xe khuyến cáo hành khách khi vào bến nên mua vé để được đảm bảo những quyền lợi tối thiểu, bến sẽ có những căn cứ xử lý nhà xe vi phạm. Ảnh: Bá Đô
Trong khi đó, Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội cho biết, việc tăng giá vé tàu được chia ra các giai đoạn. Giai đoạn đầu từ14-19 tháng Chạp âm lịch, giá vé tàu chiều chẵn tăng 6%. Từ ngày 20-29 Tết, giá vé tàu mác chẵn tăng 10% đối với ghế ngồi, tàu mác lẻ tăng 2% và từ ngày 30, mùng 1, 2, 3 Tết, giá vé tăng 6% các loại ghế ngồi ở tất cả các mác tàu chẵn và lẻ.
Từ mùng 4 đến 6 tháng Giêng âm lịch, giá vé tàu tăng bình quân 10% áp dụng từ với chiều chạy tàu có số lẻ, còn tàu mác chẵn tăng 2%…Riêng giá vé giường nằm cho các chặng vẫn được giữ nguyên. Lý giải về việc tăng này, đại diện công ty vận tải đường sắt Hà Nội cho rằng do căn cứ vào lịch chạy tàu lệch đầu, việc chạy rỗng tàu gây tốn kém chi phí nên buộc phải tăng giá vé để bù lỗ.
Theo Vnexpress
Bến xe Hà Nội giám sát xe khách bằng camera
"Camera ghi lại hình ảnh đã giúp xử lý nhiều nhà xe gây mất trật tự, tranh giành chèo kéo hành khách đến bến. Những vi phạm trong hoạt động vận chuyển hành khách cũng giảm hẳn".
Bến xe là nơi thường xuyên tập trung đông người đến đón xe đi lại, cũng là tụ điểm nhiều đối tượng tội phạm lợi dụng hoạt động, vì thế việc đảm bảo an ninh trật tự khu vực bến xe luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu, nên nếu chỉ sử dụng đến sức người thì việc nắm bắt sẽ không cao. Đặc biệt, bằng việc áp dụng ứng dụng khoa học công nghệ thông qua hệ thống phần mềm quản lý phương tiện, hoạt động tại các bến xe trên địa bàn Thủ đô hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo trật tự, mỹ quan và văn minh hơn.
Ý tưởng đưa công nghệ vào quản lý, điều hành được Công ty TNHH MTV Bến xe Hà Nội triển khai thí điểm tại bến xe Giáp Bát từ đầu năm 2012. Theo đó, công ty đã lắp đặt và sử dụng có hiệu quả quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động bến xe. Với kết quả đáng ghi nhận, sang năm 2013, công ty này đã triển khai áp dụng tại cả 3 bến trọng điểm là Giáp Bát, Mỹ Đình và Gia Lâm.
Mọi hoạt động bên trong và bên ngoài bến xe đều được hệ thống camera ghi lại, giám sát chặt chẽ
Camera được lắp đặt tại các tất cả các vị trí quan trọng như khu vực đỗ xe trước khi xuất bến, khu vực nhà chờ, bộ phận ký, đóng dấu sổ nhật trình và lệnh xuất bến, các khu vực cửa bến, cổng ra vào bến... Các camera có thể ghi hình và lưu trữ hình ảnh trong thời gian dài. Hệ thống camera tại mỗi bến xe được nối mạng với màn ghi hình đặt tại phòng trực của các lão đạo bến và nối mạng với màn hình máy chủ đặt tại văn phòng Công ty TNHH MTV Bến xe Hà Nội.
Với việc đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát bằng tại các bến xe, tiện ích của công nghệ sẽ giúp cho đơn vị quản lý theo dõi được toàn bộ hoạt động trong bến xe, duy trì trật tự, hỗ trợ rất hiệu quả điều hành bến xe.
Anh Nguyễn Hải Lâm - Trưởng ca điều hành bến xe Giáp Bát - cho hay: "Nhờ camera ghi lại hình ảnh đã giúp chúng tôi xử lý nhiều nhà xe gây mất trật tự, tranh giành chèo kéo hành khách đến bến. Những vi phạm trong hoạt động vận chuyển hành khách cũng giảm hẳn.".
Đặc biệt, trao đổi với PV Dân trí về hiệu quả của hệ thống camera giám sát, Trưởng ca Nguyễn Hải Lâm nhắc đến sự việc một em bé bị mẹ bỏ lại bến xe Giáp Bát hồi tháng 10 vừa qua.
"Khi phối hợp với lực lượng công an và theo dõi trên camera giám sát, chúng tôi phát hiện người bỏ lại con là một cô gái rất trẻ, cô này đưa con cho một người hành khách trong bến nhờ bế rồi bỏ đi. Từ cơ sở là những hình ảnh được ghi lại, cơ quan công an đã có manh mối để tìm kiếm, sau đó người mẹ trẻ tuổi đã về bến để tìm lại con của mình". - anh Lâm kể lại.
"Tố" vi phạm bằng phần mềm công nghệ
Nhiều năm trở về trước, dù sử dụng tối đa sức lao động thủ công của con người thì việc quản lý hoạt động của các bến xe cũng có những hạn chế đáng kể. Nhưng từ khi áp dụng phần mềm công nghệ thì các bến xe đã được quản lý chặt chẽ hơn và hiệu quả khai thác cao hơn, giảm lao động chân tay ở các bến xe.
Anh Nguyễn Trung Nghĩa - Tổ trưởng Nghiệp vụ của bến xe Giáp Bát, người trực tiếp tham gia điều hành tại bộ phận kỹ thuật - cho biết: Trước kia phải viết bằng tay nên cũng chỉ kiểm tra được những giấy tờ trước mắt, vì vậy không kiểm tra được các hợp đồng và thủ tục khác cùng lúc nên cũng có nhiều hạn chế trong công tác điều hành bến. Tuy nhiên, với khoa học công nghệ, chỉ cần vài thao tác kỹ thuật là những gì cần kiểm tra kiểm soát và xử lý đều có thể thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
Phần mềm quản lý phương tiện có thể cập nhật nhanh chóng các thông tin tại bến, cũng như những lỗi vi phạm của nhà xe trong quá trình vận chuyển khách
"Hệ thống máy tính sẽ cập nhật nhanh nhất về các thông tin về doanh nghiệp vận tải, các nhà xe khai thác tại bến, thậm chí thống kê tự động tất cả các lỗi vi phạm của nhà xe trong quá trình vận chuyển, số lần xử phạt một cách công khai minh bạch." - anh Nghĩa khẳng định.
Ngoài ra hệ thống phần mềm nói trên, ở mỗi bến xe đều lắp đặt hệ thống màn hình điện tử để thông báo công khai giờ, lịch, biển số xe, tên doanh nghiệp kinh doanh phục vụ, chất lượng phục vụ, số điện thoại nhằm thuận lợi cho khách hàng trong việc lựa chọn dịch vụ, tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các hãng xe, hiệu quả quản lý của bến xe.
Ông Nguyễn Tùng Anh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Bến xe Hà Nội - cho biết: Từ hiệu quả của phần mềm quản lý phương tiện ra bào bến, hệ thống camera giám sát nên đã nâng cao quản lý và điều hành trong thời gian qua, đây cũng là cơ sở hỗ trợ để đánh giá năng lực quản lý của
"Thời gian tới công ty sẽ tiếp tục nâng cao việc đào tạo con người và áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của các bến xe trên địa bàn. " - ông Tùng Anh cho biết.
Cũng theo ông Tùng Anh, với 2 đợt phục vụ nghỉ Tết dương lịch và âm lịch sắp tới, Công ty Bến xe Hà Nội sẽ tận dụng tối đa hiệu quả của hệ thống camera giám sát và phần mềm công nghệ trong việc quản lý, điều hành và xử lý những vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách những như việc lập trật tự trong bến bãi.
Do lịch nghỉ Tết được điều chỉnh sớm hơn 2 ngày so với mọi năm nên kế hoach tổ chức hoạt động vận chuyển hành khách tại các bến xe của Công ty TNHH MTV Bến xe Hà Nội đã có những thay đổi so với dự kiến ban đầu. Theo đó, dịp nghỉ Tết dương lịch và Tết Nguyên đán dự kiến sẽ có 2 đợt cao điểm: Đợt 1 từ chiều thứ 6 tức ngày 24/1 và thứ 7 ngày 25/1; Đợt 2 bắt đầu từ chiều 27/1 đến trưa ngày 30/1 (tức từ 27 đến 30 Tết).
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bến xe miền Tây tăng giá vé Tết 40% Ngày 6/12, đại diện Công ty CP Bến xe miền Tây ra thông báo sẽ tổ chức phục vụ Tết trong 20 ngày (gồm 10 ngày tr ước và 10 ngày sau tết), từ 2 7 tháng Chạp đến hết mùng 2 Tết có mức phụ thu giá vé lên đến 40%. Theo dự báo của Bến xe miền Tây (BXMT), dịp Tết...