Nghiên cứu mới tiết lộ những hành tinh giàu carbon trong hoàn cảnh thích hợp có thể tạo ra kim cương và silica.
Mô phỏng hành tinh giàu carbon chứa hàm lượng kim cương cao bên trong. Ảnh: A Shim/ASU.
Các ngôi sao hoặc hành tinh có nguồn gốc từ cùng một đám mây khí bụi sẽ có thành phần khối lượng tương tự nhau khi hình thành. Nếu ngôi sao có tỷ lệ carbon trên oxy thấp hơn Mặt Trời, các hành tinh quay quanh nó sẽ có thành phần chính là silicat và oxit, với hàm lượng kim cương rất nhỏ giống như Trái Đất của chúng ta (khoảng 0,001%).
Mặt khác, nếu ngôi sao có tỷ lệ carbon trên oxy cao hơn Mặt Trời, nhiều khả năng nó có các hành tinh giàu carbon quay quanh, được gọi là hành tinh cacbua. Trong điều kiện thích hợp, bao gồm sự hiện diện của nước, silic cacbua (SiC) có thể được chuyển hóa thành kim cương và silica, theo báo cáo mới trên tạp chí Planetary Science.
Để kiểm tra giả thuyết này, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Arizona (ASU) và Đại học Chicago của Mỹ đã mô phỏng thành phần bên trong của ngoại hành tinh cacbua dưới nhiệt độ và áp suất cao tại Phòng thí nghiệm Vật liệu Trái Đất & Hành tinh và Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở bang Illinois.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu nhúng silic cacbua vào nước và nén mẫu giữa các tế bào đe kim cương – thiết bị cho phép nén một mảnh vật liệu nhỏ đến áp suất cực lớn. Sau đó, họ tiến hành đốt nóng mẫu bằng laser để silic cacbua phản ứng với nước.
Hai tế bào đe kim cương được đặt trên giá đỡ bằng đồng. Ảnh: Shim/ASU.
Trong điều kiện áp suất lên tới 50 GPa và nhiệt độ đạt 25.000 K, silic cacbua đã chuyển hóa thành silica và kim cương đúng như dự đoán, theo phương trình phản ứng: SiC 2H20 Si02 C 2H2.
Do đó, nếu các hành tinh cacbua kết hợp với nước trong điều kiện thích hợp, chúng có thể bị oxy hóa và tạo ra rất nhiều kim cương bên trong cấu trúc của chúng. Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng việc chuyển hóa silic cacbua sang kim cương và silica sẽ làm giảm mật độ của hành tinh, khiến mối quan hệ giữa bán kính và khối lượng thay đổi.
Mặc dù chứa hàm lượng lớn khoáng sản giá trị, sự sống khó có thể tồn tại trên các hành tinh kim cương. Theo tác giả chính của nghiên cứu Harrison Allen-Sutter từ ASU, kim cương và silica quá rắn chắc để hoạt động địa chất xảy ra. Việc thiếu các hoạt động địa chất có thể khiến bầu khí quyển trở nên “không thể ở được” cũng như duy trì áp suất cần thiết để nước lỏng tồn tại.
Những bí ẩn về 20 phút đầu tiên sau khi vũ trụ hình thành
Những giây đầu tiên hình thành vũ trụ, các hạt photon, neutron và electron được tạo ra. Sau hơn 380.000 năm chìm trong bóng đêm, vũ trụ xuất hiện ánh sáng từ một ngôi sao đầu tiên.
Nguồn gốc từ trường Trái Đất Chìa khóa của sự sống Từ trường của Trái Đất có vai trò quan trọng tạo nên môi trường sống của hành tinh chúng ta. Từ trường giúp cho Trái Đất tránh được gió mặt trời, nếu không Trái Đất đã mất đi bầu khí quyển. Trái ngược hoàn toàn với Trái Đất, sao Hỏa là một sa mạc lạnh lẽo với bầu khí quyển chủ yếu là...
Tin mới nhất
Cha già nằm viện, con trai dọn dẹp nhà cửa vô tình vứt bỏ cả 'gia tài'
21:27:53 24/01/2025
Tranh thủ dọn dẹp nhà cửa do cha già nằm viện, một người đàn ông ở thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy đã vứt đi 2 chiếc chăn bông cũ mà không hay biết đó là nơi giấu tiền của vị thân sinh.
Vũ trụ đang trở nên hỗn loạn, phức tạp hơn
21:09:39 24/01/2025
Nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania (Mỹ) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (bang California) cho thấy vũ trụ của chúng ta trở nên hỗn loạn và phức tạp hơn sau khoảng 13,8 tỉ năm tồn tại.
'Choáng' với những chiếc bút làm từ 'sắt của trời' hơn 4 tỷ năm tuổi, có giá cao ngất ngưởng
14:17:25 24/01/2025
Những chiếc bút được làm từ thiên thạch quý hiếm là những phiên bản giới hạn có giá trên trời nhưng không phải ai có tiền cũng mua được.
Đi câu cá, người đàn ông 'sốc' khi thấy 'thủy quái' hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
14:16:22 24/01/2025
Hình ảnh ghi lại cho thấy con thủy quái dưới nước này có hình thù rất kì dị, lai giữa cá sấu và cá heo, có miệng giống mỏ chim chưa ai nhìn thấy trước đây.
Loài vật kỳ lạ giống hệt chân rùa, có tiền chưa chắc đã mua được
06:41:55 24/01/2025
Ốc chân rùa là một loài ốc biển nổi tiếng thế giới, chúng thường bám ở các kẽ đá và có giá trị dinh dưỡng cao. Do chỉ sinh trưởng ở ngoài biển khơi, khó đánh bắt nên chúng được coi là một trong những loài hải sản đắt nhất hành tinh.
Dữ liệu gây sốc mới về "quái vật" đe dọa hất văng Trái Đất
22:54:00 23/01/2025
Bức tranh khảm 2,5 tỉ pixel vừa được ESA công bố đã đem đến cái nhìn chưa từng có về người láng giềng quái vật của thiên hà chứa Trái Đất.
Những loài chim trèo cây độc lạ, ít người biết
06:45:06 23/01/2025
Họ Trèo cây (Sittidae) gồm những loài chim nhỏ có tập tính trèo dọc theo thân và cành cây để săn tìm côn trùng ẩn dưới vỏ cây. Phần lớn các loài trèo cây là chim đồng rừng, mặc dù có một vài loài thích nghi với môi trường sống núi đá.
Những loài động vật trông giống hoa một cách kì lạ
06:44:44 23/01/2025
Chuột chũi mũi sao, sâu bướm bụi cỏ, bọ ngựa hoa quỷ là những loài sinh vật có hình dáng và màu sắc như những bông hoa khiến cho các loài sinh vật khác và cả con người cũng phải nhầm lẫn.
Những loài chim mỏ rộng cực đẹp ở Việt Nam
06:44:33 23/01/2025
Họ Mỏ rộng (Eurylaimidae) gồm những loài chim có gốc mỏ rộng đặc trưng với bộ lông nhiều sắc màu. Việt Nam là nơi sống của 5 trên 9 loài chim mỏ rộng được được ghi nhận trên thế giới.
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
06:44:23 23/01/2025
Loài thằn lằn được cho là đã tuyệt chủng 40 năm về trước, sự hồi sinh của chúng khiến các nhà khoa học không khỏi kinh ngạc.
Người phụ nữ kiện chồng ra tòa vì cưng mèo hơn vợ
12:51:05 22/01/2025
Người phụ nữ cho biết bất cứ khi nào cô đối chất với chồng về hành vi cưng chiều mèo hơn vợ, họ đều kết thúc bằng việc cãi vã nhau.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau
06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.