Giả thuyết mới về cách xây dựng kim tự tháp
Cách xây dựng kim tự tháp cách đây hơn 4.000 năm luôn khiến giới khoa học tranh luận sôi nổi. Mới đây một nhóm kỹ sư cùng nhà địa chất lại đưa ra thêm giả thuyết người Ai Cập cổ đại dùng hệ thống nâng thủy lực đưa đá nặng lên giữa kim tự tháp lâu đời nhất.
Vào thế kỷ 27 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại xây dựng kim tự tháp bậc thang cao khoảng 62 mét cho Pharaoh Djoser. Công trình được xây như thế nào, làm sao họ chuyển được đá khối lên đến 300kg là bí ẩn suốt hàng thế kỷ qua.
Kim tự tháp bậc thang xây cho Pharaoh Djoser – Ảnh: Getty Images
Theo giám đốc điều hành tổ chức tư nhân Paleotechnic Xavier Landreau: “Nhiều nghiên cứu đã xem xét quy trình xây dựng kim tự tháp và cung cấp bằng chứng hữu hình, hầu hết tập trung vào số kim tự tháp nhỏ có ghi chép đầy đủ, gần đây hơn (từ năm 1980 đến 1075 trước Công nguyên). Họ ghi nhận các phương pháp như ram dốc, cần cẩu, tời, thang nâng, trục quay, hoặc sử dụng kết hợp. Vậy kim tự tháp lớn hơn nhiều từ năm 2675 đến 2130 trước Công nguyên thì sao? Sức người cùng ram dốc có thể là lực lượng xây dựng duy nhất cho công trình nhỏ, còn công trình lớn cần kỹ thuật khác”.
Với phương pháp tiếp cận liên ngành, tiến sĩ Landreau cùng một số chuyên gia khác tìm hiểu kết cấu bên trong của kim tự tháp Djoser để vén màn bí ẩn. Họ nhận định một hệ thống xử lý nước phức tạp sử dụng nguồn cung tại chỗ có thể cho phép lắp đặt thang chạy bằng nước di chuyển dọc trục thẳng đứng bên trong. Một số phao sẽ nâng đá khối lên giữa kim tự tháp.
Sa mạc ở Ai Cập từng là thảo nguyên
Dựa trên dữ liệu cổ khí hậu và khảo cổ học có sẵn, nhóm chuyên gia cho rằng nước từ các dòng suối cổ đại chảy từ phía tây cao nguyên Saqqara vào hệ thống rãnh và đường ống sâu bao quanh kim tự tháp Djoser. Nước cũng chảy vào cấu trúc đá vôi hình chữ nhật khổng lồ kích thước 650 x 350 mét tên Gisr el-Mudir, đóng vai trò đ.ập kiểm tra. Cấu trúc này kiểm soát và lưu trữ nước từ trận lũ lớn, cũng như lọc bớt trầm tích cùng bụi bẩn ngăn đường ống tắc nghẽn.
Video đang HOT
Nhóm chỉ ra đã có không ít nghiên cứu xác định sa mạc Sahara hàng nghìn năm trước từng nhận lượng mưa nhiều hơn hiện nay. Lúc đó cảnh quan nơi đây trông giống thảo nguyên.
Nước từ các dòng suối cổ đại chảy từ phía tây cao nguyên Saqqara vào hệ thống rãnh và đường ống sâu bao quanh kim tự tháp Djoser – Ảnh: Paleotechnic
Tiến sĩ khảo cổ học địa chất Judith Bunbury (Đại học Cambridge) tin rằng vào giai đoạn kim tự tháp Djoser được xây, lượng nước tại chỗ đủ để hệ thống nâng thủy lực mà nhóm chuyên gia đặt giả thuyết vận hành. Có bằng chứng máng xối nước mưa được xây dựng ở thời điểm đó, trong chế độ ăn của chim hàng nghìn năm trước có loài sống ở vùng ngập nước, chẳng hạn như ếch.
Giám đốc Viện khảo cổ thuộc Đại học Cardinal Stefan Wyszynski Fabian Welc thì lại chỉ ra giai đoạn xanh tươi của Sahara dường như kết thúc vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, nên lượng mưa ít không thể nào giúp hệ thống nâng thủy lực hoạt động.
Thừa nhận khả năng hệ thống nâng thủy lực luôn ngập nước không cao, nhóm chuyên gia lập luận có khả năng nguồn cung đến từ lũ lụt. Họ cần nghiên cứu thêm để biết chính xác lượng mưa lẫn tình hình lũ lụt thời điểm đó.
Kết cấu bí ẩn
Nhiều nghiên cứu trước đây chưa xác định được mục đích xây trục thẳng đứng bên trong kim tự tháp Djoser. Vài công trình sau này như kim tự tháp Giza có các trục dường như nhằm thông gió, chiếu sáng hoặc giảm áp lực cho buồng bên dưới. Nhưng kim tự tháp Djoser lại bắt đầu xây từ một ngôi mộ phẳng (mastaba) nên một số thành phần kết cấu vẫn còn là bí ẩn.
4.600 năm trước, người Ai Cập dùng thang máy xây kim tự tháp!
Một hệ thống thang máy thủy lực đã được phát hiện tại Djoser - kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập cổ đại.
Theo Heritage Daily, cuộc khảo sát về khu vực Gisr el-Mudir quanh kim tự tháp Djoser - phiên bản bậc thang nguyên sơ nhất của các kim tự tháp Ai Cập - cho thấy dấu vết bất ngờ của một đ.ập ngăn trầm tích và nước.
Nó đã hé lộ một thứ còn kinh ngạc hơn, giúp giải thích những bí ẩn lâu đời về cách người Ai Cập đưa hàng loạt khối đá khổng lồ lên cao để xây kim tự tháp: Họ dùng thang máy thủy lực. Và, điều này đã diễn ra tận hơn 4.600 năm trước!
Kim tự tháp Djoser vẫn sừng sững cho đến ngày nay - Ảnh: HERITAGE DAILY
Theo nhóm nghiên cứu Ai Cập - Pháp dẫn đầu bởi các nhà khảo cổ từ Đại học Limoges và Viện Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường Quốc gia Pháp (INRAE), các dấu vết xung quanh di tích Djoser còn bao gồm một hồ nước lớn bên ngoài đ.ập, phía Tây kim tự tháp.
Nước cũng được dẫn vào bên trong hào bao quanh nó.
"Ở phần phía Nam của hào nước, chúng tôi chứng minh rằng cấu trúc đá cắt tuyến tính đồ sộ bao gồm các ngăn sâu liên tiếp, kết hợp các yêu cầu kỹ thuật, là tàn tích của một cơ sở xử lý nước gồm bể lắng, bể chứa và hệ thống lọc" - tờ Heritage Daily dẫn lời nhóm tác giả.
Như vậy, Gisr el-Mudir và phần phía Nam bên trong của hào nước hoạt động như một hệ thống thủy lực thống nhất để điều chỉnh dòng chảy và cải thiện chất lượng nước.
Ngoài ra, một số cấu trúc bên trong của kim tự tháp phù hợp với cơ chế nâng thủy lực chưa từng được báo cáo trước đây.
Tất các bằng chứng trên cho thấy sự tồn tại của một hệ thống thang máy thủy lực nâng những khối đá từ trung tâm kim tự tháp, được mô tả là theo cơ chế hoạt động của núi lửa.
Nước đầy trầm tích trong khu vực đã được kết hợp với nước không có trầm tích từ khu vực phía Nam Dry Moat để dùng cho hệ thống.
Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với việc tiên phong và thành thạo về thủy lực thông qua các kênh đào phục vụ tưới tiêu, cũng như các kênh đào giúp sà lan vận chuyển những khối đá khổng lồ.
Công trình này mở ra một hướng nghiên cứu mới, cho thấy các pharaoh đã sử dụng "quyền lực" khoa học đi trước thời đại để xây nên những công trình khiến con người hàng ngàn năm sau vẫn phải bối rối.
Djoser với cấu trúc bậc thang khác lạ được coi là kim tự tháp đầu tiên của người Ai Cập.
Công trình này được xây dựng làm nơi an nghỉ cuối cùng của Djoser, vị pharaoh đầu tiên hoặc thứ hai của vương triều thứ 3 (năm 2670-2650 trước Công nguyên) trong thời kỳ Cổ Vương quốc Ai Cập.
Kim tự tháp này mọc lên từ cao nguyên Saqqara theo 6 bậc và cao đến 60-62 m.
Vén màn bí ẩn về kim tự tháp Ai Cập, hé lộ câu chuyện khó tin đằng sau khiến ai cũng ngỡ ngàng Những bí ẩn về kim tự tháp Ai Cập vẫn là vấn đề được giới khảo cổ học quan tâm, không chỉ thế nhiều người thích khám phá cũng đang thắc mắc về niên đại của những kim tự tháp đặc biệt này. Ảnh minh họa. Kim tự tháp Ai Cập bao nhiêu t.uổi? Theo trang Live Science đưa tin, kim tự tháp...