Giá heo hơi hôm nay (11/11): Chững lại đà tăng trên cả nước
Dự báo giá heo hơi hôm nay 11/11 chững lại đà tăng, miền Nam vẫn giữ ở mức thu mua cao nhất dao động trong khoảng 72.000 – 77.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 11/11 miền Bắc: Dao động trong khoảng 66.000 – 68.000 đồng/kg. Cac tinh gôm Băc Giang, Lao Cai, Hưng Yên, Nam Đinh, Thai Nguyên gia heo hơi đông loat giư mưc cao nhât khu vưc vơi 68.000 đông/kg. Trong khi, mưc gia heo hơi thâp nhât khu vưc, cung như ca nươc tai Ha Nôi, Tuyên Quang vơi 66.000 đông/kg.
Giá heo hơi hôm nay (11/11): Chững lại đà tăng trên cả nước
Giá heo hơi hôm nay 11/11 miền Trung và Tây Nguyên: Ổn đinh trong khoảng 68.000 – 74.000 đồng/kg. gia heo tai Thanh Hoa la đia phương giư gia heo hơi thâp nhât khu vưc vơi 68.000 đông/kg, cao nhât tai Huê vơi 74.000 đông/kg.
Giá heo hơi hôm nay 11/11 miền Nam: Dao động trong khoảng 72.000 – 77.000 đồng/kg. Gia heo hơi thâp nhât khu vưc vơi 72.000 đông/kg heo hơi tai Binh Dương. Cao nhât vơi 77.000 đông/kg heo hơi tai Long An, Đông Thap, Tiên Giang.
Việt Nam sắp có vắc-xin ngừa dịch tả heo Châu Phi
Thông tin trên báo Thanh Niên cho hay, ngày 9/11, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thông tin, để phòng, chống dịch tả heo châu Phi hiệu quả, một trong những giải pháp có tính chiến lược, lâu dài và bền vững đó là nghiên cứu sản xuất vắc-xin.
Video đang HOT
Ngay sau khi dịch bệnh xảy ra, Bộ đã huy động lực lượng lớn các nhà khoa học từ các trường, viện nghiên cứu cũng như doanh nghiệp trong và ngoài ngành để nghiên cứu tạo vắc-xin phòng chống dịch tả heo châu Phi.
“Cho đến nay, nhánh nghiên cứu trong nước đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin và cho biết, nếu mọi việc thuận lợi, suôn sẻ, dự kiến đến khoảng quý 3/2021 Việt Nam sẽ có vắc-xin ngừa dịch tả heo châu Phi.
Người dân muốn biết rõ diện tích rừng tự nhiên hiện nay
Nhiều bạn đọc mong muốn đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn, làm rõ về tình trạng sử dụng, khai thác đất rừng tại nước ta hiện nay.
Trong hai ngày 5 và 6-11, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã dành sự quan tâm đặc biệt trước các báo cáo, trả lời của Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường về diện tích rừng.
Ngôi làng nóc Ông Đề, thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vừa bị sạt lở, rừng đầu nguồn đã bị thay bằng rừng keo lá tràm, cứ năm năm lại thành đồi trọc. Ảnh: HẢI HIẾU
Rừng làm nóng nghị trường Quốc hội
Trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội cuối ngày 5-11,nữ ĐB Ksor H'Bơ Khăp (Gia Lai) đã tranh luận với Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Theo nữ ĐB này, chỉ riêng trong nhiệm kỳ QH khóa 14, mỗi kỳ họp, QH liên tục được nghe những dự án, công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tức là chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Đây đều là diện tích rừng tự nhiên.
Từ dẫn chứng này, ĐB Ksor H'Bơ Khăp cho rằng giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trước QH cho biết diện tích và độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng lên trong 30 năm qua là "thấy sai sai".
Nữ ĐB này cũng cho rằng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cần nghiên cứu lại các dự án chuyển đổi đất rừng.
Trong phiên chất vấn vào sáng 6-11, ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cũng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường với nội dung: "Qua Google Maps có thể thấy rõ chất lượng rừng nhiều nơi ở nước ta rất thấp so các nước có chung đường biên giới, nhất là Lào và Campuchia. Phải chăng năng lực bảo vệ rừng của chúng ta không tốt bằng các nước trên?".
Trước câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định bản đồ Goolge Maps là hoàn toàn chính xác.
Tỉ lệ che phủ rừng của Lào hiện nay là 58%, của Campuchia hiện nay là 47%, trong khi của chúng ta thì ít hơn. Việt Nam bây giờ là 41,89%, xấp xỉ 42%.
Tại Việt Nam, rừng tự nhiên phục hồi từ năm 1990, từ chỗ có 9 triệu ha đến nay đạt được 10,3 triệu ha.
"Đến bây giờ chất lượng rừng chúng ta là non, chất lượng chưa đảm bảo, có tính chất lịch sử như vậy. Đương nhiên cũng có trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước" - Bộ trưởng Cường nói.
Một quả đồi trồng cây keo lá tràm ở Đà Nẵng bị trọc sau khi khai thác tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Ảnh: HẢI HIẾU
Phải rõ ràng trong diện tích rừng
Theo dõi các phiên họp và các chất vấn của ĐBQH, nhiều bạn đọc cũng bày tỏ quan điểm xoay quanh câu chuyện bảo vệ đất rừng.
"Tôi hết sức tán đồng ý kiến phát biểu của ĐB tỉnh Gia Lai Ksor H'Bơ Khăp. Không thể tính diện tích trồng cây cao su, cây cà phê, cây tiêu... vào tỉ lệ che phủ rừng được.
Ngoài ra, với tư cách là cử tri, tôi cũng muốn hỏi ông Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường có nắm được số diện tích rừng nguyên sinh của nước ta bị mất do "chuyển đổi mục đích sử dụng rừng" là bao nhiêu không, vì đó có thể là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt, lở đất như ở miền Trung vừa qua" - bạn đọc Trần Văn Hét viết.
"Là người dân, tôi mong QH cần làm rõ diện tích rừng tự nhiên hiện nay. Đồng thời, tra cứu về số lượng thực vật, động vật rừng. Đặc biệt là các loại cây trong rừng. Theo tôi, cây cao su, cây keo hay cây tiêu không thể tính vào độ che phủ. Các cây này rễ cọc, không cho bóng mát, không có khả năng giữ nước lũ" - bạn đọc Nguyễn Vũ Sang bày tỏ ý kiến.
"Nhìn bão lũ miền Trung, tôi thấy Nhà nước cần quan tâm đến việc bảo vệ rừng hơn. Cần thực hiện khảo sát thực tế, kiểm đếm về sản lượng, chất lượng rừng hiện nay. Tôi muốn có những số liệu rõ ràng, biện pháp phục hồi rừng tự nhiên cụ thể" - bạn đọc Lâm Ngọc Huy nêu.
Cần nâng cấp hệ thống cảng cá ở Bình Định để ứng phó thiên tai Kiểm tra công tác ứng phó bão tại Bình Định, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận ra hệ thống cảng cá ở đây quá tải khi tàu về tránh trú bão. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, trong các địa phương ven biển miền Trung đã ứng phó tốt về phía biển nhằm bảo toàn khoảng...