Giá cà phê hôm nay 13/9: Giới đầu tư vội chốt lời ngắn hạn; Còn nguyên mối lo nguồn cung từ Đông Nam Á
Nổi bật trong tuần là Báo cáo Thương mại tháng 8 của ICO, theo đó, điều chỉnh dư thừa cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020/2021 lên 2,63 triệu bao, tăng từ 2,02 triệu bao theo Báo cáo thương mại tháng 7.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng 0,61 triệu bao (khoảng 36.600 tấn) không đủ lớn để gây sốc cho thị trường thế giới.
Giá cà phê trong nước giảm tiếp 100 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (11/9). (Nguồn: The-best-wishes)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 13/9
Tuần vừa qua, giá cà phê robusta có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm tất cả 11 USD, tức giảm 0,53%, xuống 2.048 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm tất cả 4,95 Cent, tức giảm 2,56%, xuống 190,75 Cent/lb.
Ghi nhận của TG&VN tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch gần nhất (8/9), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 11/2021 giảm mạnh 28 USD (1,35%), giao dịch tại 2.050 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng giảm 11 USD (0,54%), xuống 2.038 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với hôm trước.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng quay đầu giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 2,75 Cent (1,45%), giao dịch tại 187,45 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng giảm 2,7 Cent (1,4%), xuống 190,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở kỳ hạn tháng 12.
Thông tin thị trường cà phê
Nguồn cung cà phê toàn cầu năm nay vốn đã bị đe dọa sụt giảm nhiều, bởi ngành cà phê Brazil đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, với nguy cơ sản lượng của Brazil giảm mạnh do khô hạn và băng giá, trong bối cảnh giá cước tăng cao, các nhà xuất khẩu cà phê gặp nhiều trở ngại trong việc thuê tàu chở hàng và container.
Trong khi đó, tại Colombia, nước xuất khẩu cà phê arabica lớn thứ hai thế giới, mây mù cũng đang ảnh hưởng đến vụ mùa hiện tại, và dự báo tình trạng thời tiết này sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Giải pháp phong tỏa chống dịch Covid-19 ở Việt Nam cũng chưa kết thúc. Các chuyên gia dự báo, thế giới đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt cà phê nghiêm trọng
Những cơn mưa đầu mùa Xuân ở Brazil đã khiến giá cà phê đảo chiều giảm trong ngắn hạn nhưng chưa đủ để gây nên xu hướng tiêu cực kéo dài trên cả hai sàn kỳ hạn.
Dự báo thời tiết ở Brazil đã có mưa chủ yếu ở vùng trồng Conilon robusta, trong khi chỉ có vài cơn mưa rào rải rác không đáng kể ở vùng Nam Minas Gerais trồng cà phê arabica, nhưng cũng khiến nhà đầu tư sàn New York vội vàng chốt lời ngắn hạn. Ngoài ra, giá arabica trở lại xu hướng giảm sau báo cáo của Safras & Mercado cho thấy Brazil đã bán ước khoảng 60% vụ mùa vừa thu hoạch so với mức trung bình 5 năm là khoảng 48%. Đây là một con số bán hàng đáng khích lệ, được hỗ trợ mạnh mẽ từ mức giá cao hiện hành của sàn New York.
Trong khi đó, tuy cũng điều chỉnh giảm nhưng giá cà phê robusta trên sàn London vẫn tỏ ra thận trọng, do còn nguyên mối lo nguồn cung từ khu vực Đông Nam Á bị chậm trễ vì dịch bệnh và giá cước vận tải biển cao ngất ngưởng trong vài tháng qua. Bên cạnh còn là báo cáo tồn kho được cấp Chứng nhận sụt giảm nên đầu cơ sàn London vẫn duy trì cấu trúc giá nghịch đảo để hút giới thương nhân đưa hàng về sàn đấu giá.
Giá cà phê hôm nay 12/9: Giới đầu tư thận trọng, cán cân cung cầu bị thu hẹp Tại thị trường trong nước, việc lưu thông hàng hóa đã thông thoáng hơn, lượng cà phê robusta giao về các cảng xuất khẩu tăng dần, tuy nhiên cước phí vận tải biển vẫn cao ngất ngưởng vẫn là rào cản rất đáng kể. Sự trì trệ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua do dịch Covid-19 cũng là nguyên nhân của...