Gần 6 nghìn tàu đánh bắt xa bờ vào nơi an toàn
Ngày 5/10, theo Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, đã có 5.821 tàu/30.859 lao động đã vào bờ neo đậu an toàn.
Ngày 5/10, lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh đã xuống các địa phương kiểm tra, đôn đốc triển khai công tác ứng phó với bão số 7. UBND các huyện, thị xã, thành phố đang tích cực chuẩn bị công tác bảo toàn cho dân cư vùng ven biển, ven sông, vũng trũng thấp bảo đảm an toàn cho đê điều, hồ chứa khẩn trương thu hoạch lúa vụ mùa.
Báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Bình Định cho biết, đến nay tỉnh Bình Định có 7.586 tàu/41.642 lao động, trong đó đã có 5.821 tàu/30.859 lao động đã vào bờ neo đậu an toàn. Toàn bộ tàu thuyền đã nhận được tin báo bão số 7, đang di chuyển về nơi trú tránh. Cụ thể, tàu thuyền đã vào các khu neo đậu trong tỉnh là 3.372 tàu (tại cảng Tam Quan: 924 tàu, tại cảng Hà Ra: 484 tàu, tại cảng Đề Ghi: 157 tàu và cảng Quy Nhơn là 1.807 tàu.
Hơn 1 nghìn tàu thuyền của ngư dân đã vào cảng Quy Nhơn trú tránh an toàn.
Về thu hoạch lúa mùa, đến nay đã thu hoạch được 7.905/15.780 ha lúa vụ ba, tôm cá 2.594/4.700 ha. Các địa phương chằng chống nhà cửa, kho tàng, kiểm tra mở van nước hồ chứa, ván phan các đập dâng, cửa tràn để thoát dòng chảy.
Video đang HOT
Ghi nhận tại Cảng cá Quy Nhơn, đến chiều 5/10 đã có hàng nghìn tàu thuyền vào neo đậu an toàn. Ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Cảng cho biết, ngay sau khi nhận thông báo về bão số 7 có thể đổ bộ vào tỉnh Bình Định, Cảng đã tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ để hướng dẫn cho tàu, thuyền của địa phương và các tỉnh khác vào neo đậu đúng trật tự và an toàn.
Anh Nguyễn Văn Phi, thợ máy tàu chở hàng vận tải Bắc – Nam cho biết, tàu đang trên đường từ Cần Thơ về Hải Phòng thì nhận được thông báo có bão nên thuyền trưởng đã cho neo đậu vào nơi gần nhất để đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa.
Trong khi đó, Cty quản lý môi trường đô thị thành phố cũng đã cho công nhân chặt tỉa những cành cây lớn trên các tuyến đường chính. Nhiều gia đình trong thành phố có cây to trước nhà đã tự động chặt bớt cành để khi bão về gió giật không ảnh hưởng tới nhà cửa.
Công nhân đô thị thành phố đang chặt tỉa cành to trên hè phố.
Những cành cây to trên đường Hai Bà Trưng được chặt tỉa gọn gàng trước khi bão đổ bộ vào đất liền.
Tại huyện Tuy Phước, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tuy Phước cho biết, đến thời điểm hiện tại 811/ 812 tàu, thuyền của bà con ngư dân trên địa bàn huyện đã vào nơi tránh bão an toàn. Riêng tàu cá còn lại của ông Lưu Văn Hiền (ở xã Phước Thuận, trên tàu có 9 thuyền viên) hiện đang đánh bắt ở vùng biển Kiên Giang, chưa trở về. Ban chỉ huyPCLB và TKCC nạn huyện đã thông báo và kêu gọi gia đình liên lạc với các thuyền viên trên tàu nói trên tìm nơi tránh trú hoặc di chuyển đến nơi an toàn.
Tại các xã ven biển Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Hội và Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, đã cung ứng 65.000 bao cát để kịp thời chống xói lở ven biển. Những hộ dân sống trong vùng nguy hiểm được sắp xếp đến nơi di chuyển an toàn. Riêng xã đảo Nhơn Châu đã chuẩn bị trên 10 tấn lương thực để đảm bảo trong tình huống bão và triều cường kéo dài vẫn đủ để người dân trên đảo sử dụng trong vòng 10 ngày.
Theo 24h
Lùi thời hạn khai quật 'kho cổ vật 500 năm'
Trong khi công ty trúng thầu trục vớt kho cổ vật ở Bình Châu (Quảng Ngãi) xin lùi thời gian khai quật đến đầu năm 2013 thì người dân lo ngại thời điểm đó sẽ chẳng còn cổ vật nào vì ngư dân sẽ tìm mọi cách vớt trộm.
Trao đổi với VnExpress, TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, sẽ gửi công văn kiến nghị UBND tỉnh gia hạn thời gian khảo sát "kho cổ vật" cho Công ty TNHH trục vớt, cứu hộ Đoàn Ánh Dương (công ty trúng thầu trục vớt) sau khi cơn bão Gaemi đi qua.
Biển động gây sóng lớn liên tục nên việc khảo sát con tàu đắm chứa 'kho cổ vật 500 năm' ở vùng biển Bình Châu phải tạm dừng. Ảnh: Trí Tín.
Do 3 tháng cuối năm rơi vào tâm điểm mùa mưa bão, nên phải đến đầu năm 2013 việc khai quật mới được tiến hành. Trong khi chờ hoàn tất thủ tục, tỉnh Quảng Ngãi tăng cường lực lượng công an, biên phòng phong tỏa, túc trực bảo vệ "kho cổ vật 500 năm". Đồng thời, vận động ngư dân không khai thác, trục vớt trái phép và đưa tàu thuyền ra khỏi vị trí tàu đắm có chứa cổ vật. Tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Công ty Đoàn Ánh Dương đã đề xuất lắp đặt lồng sắt bảo vệ con tàu cổ bị đắm. Tuy nhiên nhiều ngư dân cho rằng cách mặc "áp giáp" cho tàu cổ không thể ngăn cản những người đang ngày đêm tìm cách vớt trộm cổ vật. "Người ta có thể dùng cưa sắt phá bỏ lồng trong chốc lát. Qua mùa mưa bão sợ không còn món cổ vật nào cho Nhà nước trục vớt", một ngư dân Bình Châu chia sẻ.
Theo VNE
Cả trường nghỉ học để chia tay hiệu trưởng Hơn 700 học sinh mầm non đã phải nghỉ học bất đắc dĩ (Ảnh minh họa) Ngày 2/10, hơn 700 học sinh Trường Mầm non 2 (thành phố Huế) phải nghỉ học bất đắc dĩ để cán bộ, giáo viên tổ chức lễ bàn giao công việc của hiệu trưởng và dự tiệc chia tay người nghỉ hưu. Chuyện nghỉ học bất thường...