Gần 1 triệu người lao động hưởng lợi từ Chương trình Better Work Việt Nam
Trong giai đoạn 2023 – 2027, Chương trình Better Work sẽ tập trung vào đối thoại xã hội, bình đẳng giới và phát triển bao trùm, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, dữ liệu và thông tin.
Chiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Chương trình Better Work Toàn cầu và Better Work Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ Chương trình Better Work Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027 giữa Bộ LĐTB&XH, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC).
Bộ LĐTB&XH, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế và Tổ chức Tài chính quốc tế ký kết Bản ghi nhớ Chương trình Better Work Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027.
Video đang HOT
Theo biên bản ghi nhớ mới ký, ngoài TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong giai đoạn 2023 – 2027, Better Work Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động các các địa bàn mới và một số ngành khác sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về tác động tiềm năng của việc mở rộng cũng như thách thức.
Kể từ khi Chương trình bắt đầu tại Việt Nam năm 2009, hơn 800 DN và gần 1 triệu lao động đã được hưởng lợi. Ngoài ra, hơn 60 khách hàng quốc tế đã đăng ký tham gia chương trình này. Các báo cáo đ.ánh giá của Better Work Việt Nam qua nhiều năm cho thấy, nhiều DN đã cải thiện mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO và pháp luật lao động quốc gia về t.iền lương, hợp đồng lao động, an toàn và sức khỏe lao động, thời giờ làm việc,… Điều này đã giúp cải thiện đáng kể điều kiện làm việc và nâng cao năng suất và lợi nhuận của DN
Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà nhận định: Sau 14 năm hoạt động tại Việt Nam, các hoạt động của Chương trình Better Work được các đối tác ba bên đ.ánh giá là phù hợp với mục tiêu quản lý lao động và hỗ trợ tích cực cho quá trình thúc đẩy thực thi pháp luật lao động tại Việt Nam. Việc phối hợp giữa ba bên trong nước đã góp phần đẩy mạnh và phát huy được hiệu quả của Chương trình. Qua đó, tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cơ quan đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động cùng xây dựng một môi trường lao động hài hòa, ổn định, giúp Việt Nam thành nơi cung ứng có trách nhiệm và đáp ứng các quy tắc đạo đức hàng đầu trong ngành dệt may và da giầy.
Trong khi đó, Giám đốc ILO tại Việt Nam Ingrid Christensen chia sẻ: Hiệu quả của Chương trình Better Work Việt Nam đã chứng minh việc thúc đẩy đối thoại xã hội và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại nơi làm việc chính là yếu tố then chốt để cải thiện điều kiện và nâng cao thu nhập cho hàng trăm nghìn người lao động trong ngành may mặc và da giày.
Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2023 – 2027, Chương trình Better Work sẽ tập trung vào các nhóm vấn đề ưu tiên, bao gồm đối thoại xã hội, bình đẳng giới và phát triển bao trùm, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, dữ liệu và thông tin. Đồng thời, Chương trình sẽ thông qua đối tác để thúc đẩy các khía cạnh lao động liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, năng suất và hiệu quả kinh doanh của DN.
VCCI đề xuất thu phí sử dụng đường bộ bằng các hình thức không dùng t.iền mặt
Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ; đồng thời, trên cơ sở tham vấn ý kiến các doanh nghiệp và chuyên gia, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo Nghị định đã cho phép chủ phương tiện nộp phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện theo năm (hoặc theo tháng đối với doanh nghiệp vận tải có chi phí lớn), thay vì chỉ được phép nộp theo chu kỳ đăng kiểm.
Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chính thức đưa vào vận hành, khai thác hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC). Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN
Tuy nhiên, việc quy định hình thức thu phí duy nhất là chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm để nộp t.iền và được cấp tem nộp phí sử dụng đường bộ có thể sẽ gây tốn kém thời gian, chi phí cho chủ phương tiện; cũng như việc hành thu như chi phí nhân sự thu, đếm, trả t.iền thừa, xuất biên lai, hóa đơn, chi phí sử dụng t.iền mặt và nguy cơ sai sót, nhầm lẫn tại các trung tâm đăng kiểm.
Theo báo cáo của cơ quan soạn thảo, hiện nay chi phí hành thu đối với phí sử dụng đường bộ mỗi năm khoảng hơn 120 tỷ đồng và sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Hệ thống thu phí trực tuyến như trên có thể giúp tiết kiệm một phần chi phí này. Quan trọng hơn, cơ chế này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và tăng sự lựa chọn cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện nay, Chính phủ chủ trương chuyển đổi số trong khu vực công; trong đó, bao gồm cả việc thanh toán điện tử đối với các khoản thu nộp ngân sách và dịch vụ hành chính công.
Nội dung của Quyết định 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng t.iền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 nêu rõ: "Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công: Tiếp tục hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước, tăng cường triển khai chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng t.iền mặt. Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí".
Vì thế, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thêm các hình thức thu phí sử dụng đường bộ không dùng t.iền mặt, song song với việc thu phí tại các đơn vị đăng kiểm như hiện nay nhằm tạo thêm sự lựa chọn thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Việc sử dụng hệ thống này có thể cho phép thực hiện các thủ tục hành chính như xin miễn giảm phí sử dụng đường bộ theo cấp độ 4, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, Cục Đăng kiểm mở cổng thanh toán trực tuyến, cho phép người dân và doanh nghiệp tra cứu và nộp phí sử dụng đường bộ qua cổng này mà không cần phải đến các đơn vị đăng kiểm. Sau khi chủ phương tiện đã nộp phí, cổng thanh toán gửi mẫu Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho chủ phương tiện qua email. Chủ phương tiện tự in và dán tem lên phương tiện của mình. Trên mỗi tem có mã QR để xác thực khi cần thiết. Lực lượng cảnh sát giao thông khi dừng phương tiện để kiểm tra có thể quét mã QR, đối chiếu với cơ sở dữ liệu để xem tem đó là thật hay giả.
Theo VCCI, cần bổ sung quy định xử phạt thật nặng trường hợp sử dụng tem giả trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính.
Khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục kiểm tra chuyên ngành Dự kiến từ nay đến tháng 7/2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Tổng cục Hải quan và Dự án Tạo thuận lợi thương mại sẽ khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc cải cách thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa Quốc gia và thủ tục quản lý, kiểm...