“Game thủ ghét thua cuộc” và những lời bào chữa, lý do tệ hại nhất của các NPH khi sản phẩm game thất bại toàn tập
Không ít những tựa game đã thất bại thảm hại nhưng lại được các NPH giải quyết, bào chữa theo nhiều cách khác nhau.
Không một NPH nào có thể cam đoan tựa game của mình sẽ thành công khi ra mắt. Ngay cả với những bom tấn như Elden Ring cũng vậy. Theo đó, dù rất tự tin vào đứa con cưng của mình, thế nhưng NPH Elden Ring cũng chỉ dám kỳ vọng sẽ bán được 5 triệu bản, tức là bằng 1/3 so với con số thực tế bây giờ. Điều này cũng dễ hiểu, khi có quá nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng tới thành bại của một tựa game. Thế nhưng thay vì nhận lỗi, rất nhiều NPH lại đưa ra các lý do bào chữa tương đối gượng gạo, thậm chí còn trở thành meme châm biếm cho các game thủ. Điển hình như những trường hợp dưới đây.
Fury – Game thủ ghét bị thua cuộc
2007 là năm mà thể loại MMORPG bùng nổ, đặc biệt là sau tiếng vang mà World of Warcraft đã mang tới. Đó cũng là lý do mà Auran, một nhà phát triển game người Úc đã cùng các cộng sự của mình tạo ra Fury, một MMORPG tập trung vào PvP. Được biết, Fury hướng tới việc tạo nên sự khác biệt bằng việc đưa các game thủ vào một chiến trường khốc liệt, nơi thành bại tại kỹ năng.
Thế nhưng, Fury sau đó thất bại thảm hại, tới mức mà CEO Auran phải lên tiếng: “Người chơi ghét thua cuộc. Fury không tạo ra một nơi mà các game thủ có thể dành 200 tiếng trong PvE. Nhiều người PK thua, sau đó đổ lỗi lên tựa game”. Đây là cách bào chữa nhận rất nhiều chỉ trích của Auran vào lúc đó.
Video đang HOT
Duke Nukem Forever – Người chơi đánh giá không công bằng
Duke Nukem 3D, được phát hành vào năm 1996 bởi 3D Realms, là một trong những game bắn súng FPS có ảnh hưởng nhất trong lịch sử trò chơi điện tử. 15 năm sau đó, phần tiếp theo của loạt series này ra mắt với rất nhiều sự kỳ vọng về phía các game thủ.
Thế nhưng, trái với kỳ vọng của các fan, những bình luận mà Duke Nukem Forever thu về được từ các chuyên gia, game thủ lại cực kỳ khủng khiếp. Và cách mà NPH của Duke Nukem Forever phản ứng lại sau đó mới đáng nói, khi ông cho rằng đây là những review thiếu công tâm từ phía các game thủ, và cả chuyên gia chỉ vì tác động từ phía đối thủ cạnh tranh.
Overkill’s The Walking Dead
Overkill’s The Walking Dead, dự án chính của Starbreeze Studios từ năm 2015-2018, là một cơn ác mộng trong suốt quá trình sản xuất của hãng. Một báo cáo tổng thể từ các nhân viên cũ tiết lộ rằng trò chơi được phát triển một cách hoàn toàn thiếu định hướng, thiếu rất nhiều những chức năng cơ bản.
Sau khi đưa ra thị trường, Overkill’s The Walking Dead thất bại thảm hại, CEO Bo Andersson đã bị ban giám đốc sa thải – và một email mà ông gửi vào ngày hôm sau về cơ bản là đổ lỗi cho nhân viên của mình. Nội dung cũng rất đơn giản: ” Cá nhân tôi, mặc dù tôi đã mất tất cả tiền bạc, gia đình ly hôn và quyền nuôi con. Trong 2-3 năm qua làm việc 100 giờ mỗi tuần cho Starbreeze và giữ cho các nhân viên có việc làm, nhưng đây là những gì họ đền đáp cho tôi“. Đáp lại, các nhân viên lên tiếng chỉ trích sự lố bịch và cho rằng Anderson nói như thể mình không có trách nhiệm gì.
Những game hậu bản dở thậm chí dở hơn cả phần trước
Không phải lúc nào làm ra phần sau thì cũng ăn khách như phần trước được cả.
1. Knack II
Knack là tựa game mở đầu cho tất cả các game của PS4, nó giống như một tựa game để trình diễn khả năng siêu hạng của cỗ máy chơi game thế hệ mới này vào thời điểm đó. Dù vậy, Knack vẫn xứng đáng được khen ngợi bởi lối chơi vui nhộn và mới mẻ. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất nhiều lỗi ngớ ngẩn khác. Dù vậy, Knack vẫn đủ để làm hài lòng rất nhiều game thủ đang "khát game" ở thời điểm hệ máy này mới ra mắt.
Đến năm 2017, Knack II được trình làng. Dù có những tiến bộ đáng kể, nhưng khi các game thủ không cần tới một tựa game như Knack nữa thì sự tồn tại của nó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Thậm chí tại thị trường Nhật Bản, Knack II chỉ bán được vỏn vẹn 2 nghìn bản, một con số quá tệ so với một tựa game độc quyền PS4.
2. Duke Nukem Forever
Duke Nukem Forever là một tựa game bị "nguyền rủa", trong suy nghĩ của nhiều game thủ. Thật vậy, tựa game này đã tốn tới 15 năm để phát triển và mắc phải vô số drama chẳng một nhà phát triển nào muốn dính vào. Sau những vụ kiện, đổi công ty phát triển và thậm chí đổi cả nền tảng làm game, chẳng một game thủ nào hào hứng chờ đợi nó nữa.
Dù vậy, Duke Nukem Forever vẫn được ra mắt vào năm 2011 như một sự "trả bài" của nhà phát triển Gearbox Software. Thế nhưng, chất lượng của nó thì quá tệ hại, dẫn đến mức người chơi phải thất vọng cùng cực. Gameplay lỗi thời, đồ họa cũng không tân tiến và khoảng thời gian loading game cũng quá lâu. So với những đối thủ thế hệ cũ thì không nói, còn nếu so với các game FPS hiện đại thì Duke Nukem giống như một ông già lỗi thời vậy. Dần dần, chẳng ai muốn nhắc tới dòng game này nữa.
3. Final Fantasy XIII-2
Công bằng mà nói, Final Fantasy XIII sở hữu nền tảng đồ họa khá bắt mắt, cùng với đó là phần âm nhạc tuyệt đỉnh. Dù vậy, FFXIII lại bị chê dữ dội về việc game được thiết lập khá đơn giản, tuyến tính khi game thủ bắt buộc phải đi theo con đường mà nhà sản xuất định trước chứ không có một thế giới mở nào cả. Thêm vào đó, nhân vật Lighting và bè bạn đều rất nhạt nhòa, không để lại nhiều dấu ấn.
Để tận dụng tối đa nền tảng làm nên FFXIII, Square Enix quyết định... làm phần 2 cho tựa game này. Thế là, Final Fantasy XIII-2 lại tiếp tục ăn nhiều gạch đá bởi thứ cốt truyện rối rắm và chẳng hiểu sao nó lại có thể được các sếp của SE đồng ý để khởi động dự án. Không quá khó để nhận ra Final Fantasy XIII-2 nhận vô số gạch đá từ giới game thủ và được cho là phần hậu bản đáng quên nhất của dòng game Final Fantasy.
4. Mass Effect Andromeda
Dù bị fan chê ít nhiều, thế nhưng Mass Effect 3 xứng đáng là một kết thúc tốt đẹp dành cho Commander Shepard. Cái kết ở phần 3 dù không quá hoàn hảo, nhưng coi như chuyến hành trình vũ trụ và cuộc chiến của người anh hùng này với bè lũ Reapers coi như đã có một cái kết đẹp.
Điều đáng tiếc là đây là một game của EA, một ông trùm "vắt sữa" nổi tiếng. Thế nên, EA lại có những cách khá kỳ quặc để tiếp tục kiếm tiền, chẳng hạn như tạo ra phiên bản Mass Effect mới với tên gọi Andromeda, với bối cảnh 600 năm sau Mass Effect 3. Không thành công như bản 3, Andromeda trở thành một thảm họa khi mắc vô số sai lầm nghiêm trọng về gameplay, đồ họa cho đến tạo hình nhân vật.
Nhắm mắt suốt 5 tiếng để phá đảo game khó nhất quả đất, YouTuber khiến cộng đồng mạng chỉ biết bái phục, dành tặng một chữ "nể" Có lẽ chẳng tìm đâu ra được người thứ hai thực hiện nổi thử thách như anh chàng game thủ này. Khi nhắc tới Sekiro, chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới một trong những tựa game khó nhất quả đất. Thậm chí, trò chơi này còn bị cho là khó hơn nhiều lần so với Dark Souls - một huyền...