EU nêu phương án xử lý tài sản bị phong tỏa của Nga
Ngày 13/9, các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết Ủy ban châu Âu đã trình bày với đại sứ các nước EU 3 phương án mới để kéo dài thời hạn áp đặt lệnh trừng phạt đối với tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng trung ương Nga, động thái rất quan trọng để đảm bảo khoản vay G7 trị giá 50 tỷ USD cho Ukraine.
Cờ Liên minh châu Âu tại trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Các phương án bao gồm việc phong tỏa tài sản trong 5 năm, rà soát lại sau mỗi 12 tháng, và phải có đa số các quốc gia EU chấp nhận thì mới đủ điều kiện để giải phóng số tài sản này. Phương án thứ hai là gia hạn lệnh phong tỏa tài sản sau mỗi 36 tháng và việc dỡ bỏ phong tỏa phải được quyết định bằng cách bỏ phiếu và tất cả các thành viên đều nhất trí thông qua. Phương án thứ ba sẽ là kéo dài thời hạn đối với tất cả các lệnh trừng phạt liên quan đến Nga lên 36 tháng.
Hiện tại, các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga sẽ được gia hạn sau mỗi 6 tháng.
Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga như một phần của các lệnh trừng phạt khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Dự kiến, EU sẽ sử dụng 90% lợi nhuận thu được từ tài sản này để hỗ trợ quân sự cho Kiev, phần còn lại chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine.
Nga dọa cắt quan hệ với Mỹ nếu bị tịch thu 300 tỉ USD tài sản
Căng thẳng Nga - Mỹ leo thang hôm 22.12 khi Moscow cảnh báo họ có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington nếu Mỹ và đồng minh thực sự tịch thu các tài sản Nga đang bị phong tỏa ở phương Tây.
Động thái của Moscow diễn ra sau khi truyền thông Mỹ đưa tin Nhà Trắng đã âm thầm thúc đẩy nỗ lực tịch thu các tài sản của Nga đang bị đóng băng ở phương Tây, với tổng giá trị lên tới 300 tỉ USD, nhằm duy trì sự hỗ trợ dành cho Ukraine trong xung đột đến nay đã kéo dài gần 2 năm.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 22.12 đã đưa ra cảnh báo nói trên, một trong những tuyên bố cứng rắn nhất của Moscow với Washington, từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ vào tháng 2.2022. Ông Ryabkov nói Mỹ "đừng hành động với ảo tưởng... rằng Nga đang bám chặt vào quan hệ ngoại giao với nước này bằng cả hai tay", theo Interfax.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh TASS
Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ không bao giờ để yên cho bất kỳ quốc gia nào chiếm đoạt tài sản của họ, đồng thời sẽ xem xét tịch thu các tài sản của phương Tây để trả đũa trong một tình huống như vậy, theo Reuters.
Trong một cuộc họp báo, ông Peskov nói việc tịch thu các tài sản của Nga, nếu trở thành hiện thực, sẽ giáng một đòn nghiêm trọng vào hệ thống tài chính quốc tế, và rằng Moscow sẽ bảo vệ các quyền của mình trước tòa án cũng như thông qua các biện pháp khác một khi chuyện đó xảy ra.
Điểm xung đột: 2024 có gì cho Ukraine? Nga củng cố bộ ba hạt nhân
Hôm 21.12, báo The New York Times của Mỹ dẫn lời một số quan chức giấu tên cho hay các cuộc thảo luận trong nhóm G7 về việc tịch thu các tải sản bị đóng băng của Nga đã được đẩy mạnh trong những tuần gần đây. Theo đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thúc ép Anh, Canada, Đức, Nhật Bản, Pháp và Ý đưa ra chiến lược trước ngày 24.2.2024, ngày đán.h dấu tròn 2 năm xung đột Nga - Ukraine.
Tịch thu số tiề.n lớn như vậy là chuyện "chưa từng có tiề.n lệ" và có thể dẫn đến "những hậu quả pháp lý và kinh tế khó lường", theo The New York Times. Tờ báo cho biết các nước G7 đang đán.h giá liệu họ có thể sử dụng các quyền hiện có hay nên yêu cầu quốc hội hành động để sử dụng số tiề.n này. Theo ước tính, hầu hết tài sản của Nga đều ở châu Âu, trong khi khoảng 5 tỉ USD nằm trong tay các tổ chức của Mỹ.
Du thuyền của một doanh nhân Nga bị tịch thu tại Pháp năm 2022. Ảnh AFP
Các cuộc thảo luận của G7 diễn ra giữa lúc ngân sách của Washington dành cho Kyiv sắp cạn kiệt vì đề xuất viện trợ mới trị giá 61 tỉ USD vẫn gặp bế tắc tại quốc hội Mỹ. Tại Liên minh châu Âu (EU), kế hoạch tài trợ cho Ukraine 50 tỉ euro cũng đang bị đình trệ vì sự phản đối của Hungary.
Tuần trước, báo Financial Times của Anh đưa tin rằng G7 đang tăng cường nỗ lực tịch thu các tài sản bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga vì lợi ích của Ukraine. Vài ngày sau, tờ Der Spiegel của Đức cho hay cơ quan công tố liên bang Đức đã nộp giấy tờ để tịch thu 720 triệu euro tiề.n của Nga hiện đang bị đóng băng ở Đức.
Vào tháng 10, các nhà lãnh đạo EU đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất sử dụng hàng tỉ euro tiề.n thuế thu được từ tài sản của Nga ở phương Tây để tái thiết Ukraine.
Hơn 8 tỷ USD tài sản và dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga bị phong tỏa tại Thụy Sĩ Ngày 10/5, Bộ Kinh tế Thụy Sĩ thông báo các khoản dự trữ và tài sản của Ngân hàng trung ương Nga có giá trị tổng cộng 7,4 tỷ franc (8,3 tỷ) đang bị phong tỏa tại nước này. Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thông báo từ bộ trên, các giao dịch liên quan các tài...