“Ép” thuê bao dùng dịch vụ nội dung, nhà mạng thu tiền tỷ
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, các “ông lớn” trên thị trường viễn thông là Viettel, MobiFone, VinaPhone đã tích hợp dịch vụ nội dung sẵn trên sim điện thoại mà không cần sự đồng ý của “Thượng đế.”
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: VNP)
Đây là một trong những thông tin hết sức đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị triển khai chương trình, kế hoạch công tác thanh tra thông tin truyền thông năm 2014 và tổng kết thanh tra diện rộng về thuê bao di động trả trước được tổ chức ngày 24/12, tại Hà Nội.
Kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, ứng dụng IOD của VinaPhone, ứng dụng Viettel Plus của Viettel, ứng dụng SuperSIM và LiveInfo của MobiFone được cài sẵn trên sim điện thoại cho phép tải thông tin và tính phí.
Tuy nhiên, với những dịch vụ thuộc dạng trên, cả ba nhà mạng đều không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận có hay không đồng ý tải dịch vụ với mức phí đã được đưa ra.
Doanh thu từ tháng 6/2012 tới tháng 6/2013 của VinaPhone thu được từ IOD là 20.671.594.000 đồng. Với Viettel, tổng số doanh thu từ Viettel Plus không được đưa ra.
Video đang HOT
Về MobiFone, báo cáo của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết VMS đã hợp tác với 17 công ty cung cấp dịch vụ nội dung để đưa ra dịch vụ. Doanh thu từ tháng 6/2012 đến tháng 7/2013 là 150.570.929.128 đồng.
Ngoài ra, VinaPhone cũng phối hợp với VASC (thuộc VNPT) cung cấp trang http:10.1.10.50/wapmediav2 có chức năng cho phép nghe, xem, tải thông tin, dịch vụ và tính phí nhưng không niêm yết rõ ràng giá cước. Doanh thu của trang này từ 7/2012 đến 5/2013 là 8.948.075.000 đồng.
Bên cạnh đó, dù đã phát hiện các thuê bao phát tán tin nhắn rác, nhưng MobiFone vẫn không ngăn chặn, xử lý và thu hồi đối với thuê bao.
Về việc nhà mạng vẫn thu cước của người sử dụng từ các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, MobiFone phải hoàn trả 816.756.400 đồng cho người sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn 227.628.270 đồng không thể hoàn lại do chủ thuê bao đã rời mạng.
Còn với VinaPhone, doanh nghiệp này phải hoàn trả 692.711.560 đồng, song còn 76.875.860 đồng không thể hoàn trả do thuê bao rời bỏ mạng.
Tuy chưa đưa ra con số phải hoàn trả cước cụ thể của Viettel, song báo cáo của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ doanh nghiệp này vẫn tiếp tục gửi quảng cáo cho người sử dụng, dù thuê bao đã nhắn tin từ chối nhận tin quảng cáo.
Ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết trước mắt chưa chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với các phần mềm, ứng dụng IOD, Viettel Pluss, SuperSIM và LiveInfo được tích hợp trên sim của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này phải có trách nhiệm khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện, nếu không sẽ không được tiếp tục cung cấp dịch vụ theo quy định tại Nghị định 77/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Hiện chưa rõ các doanh nghiệp sẽ thực hiện việc trên như thế nào. Song, nhiều khách hàng cho rằng việc cài sẵn ứng dụng và không niêm yết giá cước, không có thông tin cảnh báo giá cước là một việc làm “lập lờ đánh lận con đen” nhằm “móc túi” người dùng. Do đó, nhà mạng cần phải minh bạch hơn trong việc cung cấp dịch vụ, để người dùng thực sự thoải mái với số tiền mình phải trả.
“Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải mạnh tay xử phạt và nghiêm cấm các nhà mạng làm ăn kiểu lập lờ để tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng,” anh Đỗ Phạm Hưng, một khách hàng bức xúc.
Mới đây, trong bài viết về câu chuyện tái cơ cấu thị trường viễn thông, ông Phạm Tiến Thịnh (Tổng Giám đốc điều hành mạng tìm kiếm wada.vn) cho rằng Việt Nam cần có một đơn vị quản lý độc lập thị trường viễn thông (gồm đại diện Hiệp hội người tiêu dùng, các nhà mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành liên quan).
Qua đơn vị quản lý này, tiếng nói của người tiêu dùng ngay lập tức đến được với các đơn vị quản lý, nhà mạng để giúp họ có những chính sách điều chỉnh làm hài hòa lợi ích giữa các bên.
Và có lẽ như vậy, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ minh bạch hơn, sẽ tránh được việc các nhà mạng tự ý cài đặt dịch vụ và người dùng sẽ không phải lỡ tay nhấp vào đường link nào đó và mất tiền một cách vô thức.
Theo Vietnamplus
Người tiêu dùng quay lưng với 3G
Không chấp nhận việc các nhà mạng liên tục tăng giá cước 3G nhưng chất lượng dịch vụ vẫn không được cải thiện, nhiều người dùng đã tẩy chay dịch vụ 3G.
Một thành viên của "hội những người tẩy chay dịch vụ 3G khi nhà mạng tăng cước" trên Facebook kêu gọi: "Tôi rất bức xúc vì đợt tăng giá cước lần này, nếu tốc độ 3G được cải thiện thì không sao, đằng này tốc độ của mạng hiện chỉ cao nhất là 2,5G chứ đừng nói là 3G. Nhà mạng hãy tăng tốc độ đường truyền đi đã rồi hãy tính đến việc tăng giá cước".
Nhiều người bức xúc cho biết sẽ bỏ dịch vụ 3G do giá cước không tương xứng với chất lượng.
Tẩy chay 3G, nhiều người dùng đã chuyển sang lắp đặt Internet tại nhà và có phát sóng WiFi để tiện dụng trên điện thoại di động, vừa rẻ, lại tiện lợi. Nhiều gia đình ở các khu chung cư hoặc nhà trọ cũng hợp tác lắp đặt Internet WiFi và chia sẻ dùng chung nhằm hạn chế tối đa chi phí.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, khi tăng giá cước 3G, các nhà mạng phải biết trước người tiêu dùng sẽ rất bức xúc. Nhưng vì họ nắm vị thế độc quyền nên bất chấp. Còn theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI), không minh bạch thông tin khiến các nhà mạng dễ dàng tăng cước và người tiêu dùng luôn bị thiệt thòi. Vì thế, cần làm theo thông lệ quốc tế để quản lý những doanh nghiệp ở vị thế độc quyền.
Theo Tri Thức
3G đòi tăng giá: Sẽ tới lúc các nhà mạng phải điều chỉnh lại Cách đây không lâu, các nhà mạng đã đồng loạt tăng giá cước 3G, với mức tăng cao nhất lên tới 40%. Nếu tiếp tục tăng giá, chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến không đồng thuận. Khi nào giảm doanh thu, các nhà mạng sẽ điều chỉnh lại giá? Mới đây, tại hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2014...