Duy nhất một cuốn

Theo dõi VGT trên

Cuốn Tiếng Việt của nhóm Cánh Diều tập 1 bị cộng đồng phản đối nặng nề do lối văn phong cụt lủn, một số bài có nhân vật láu cá, đấy là chưa kể sách kể lại truyện của các tác giả nổi tiếng thế giới theo kiểu biến tấu khó nhận dạng.

Tập 2, học vần “anh”, “ách”. Một đoạn văn nhan đề “Tủ sách của Thanh” gồm 60 từ thì 12 từ có vần anh, ách (Thanh, nhanh, tranh, lành, ảnh, sách). Tác giả đã sáng tác ra một đoạn văn sao cho nhiều “anh”, “ách” nhất có thể.

Kiểu ra sức tập hợp các vần có chủ đích vào một đoạn văn sẽ tạo ra một trật tự kỳ dị mà chúng ta thường thách nhau nói được những câu xoắn lưỡi như: “Chị nhặt rau rồi luộc em nhặt rau luộc rồi”, “lên núi lấy lá non về làm nón”, “Nếu nói lầm lẫn lần này thì lại nói lại.

Nói lầm lẫn lần nữa thì lại nói lại. Nói cho đến lúc luôn luôn lưu loát hết lầm lẫn mới thôi”. Thật may mắn, não ta luôn chỉ đạo môi răng, lưỡi chúng ta tự nhiên không bao giờ bị xoắn lại như vậy.

Người viết không muốn tiếp tục mổ xẻ cụ thể cuốn sách trên mà muốn bàn về triết lý giáo dục của các bộ sách giáo khoa đã và sẽ xuất hiện. Gần đây xuất hiện các môn phái giáo dục tân kỳ, họ tạo “bí kíp” theo quan điểm chắt lọc để giảm tải cho học sinh.

Ngay khởi đầu, triết lý của những cải cách kiểu này đã được ngầm hiểu rằng tr.ẻ e.m là dạng đối tượng chậm hiểu. Nên họ lược câu thành siêu ngắn “trơ xương”. Đó là đán.h giá thấp đối tượng ngay từ đầu. Vậy sách làm sao tốt được. Nhiều người lo thế thì trẻ con học sao được.

Xin thưa. Chẳng có sách nào trẻ con học không nổi. Thực tế thì một đứ.a tr.ẻ 2 tuổ.i đã có thể sử dụng khoảng 1.000 từ một cách thoải mái. Không có lý gì một đứ.a tr.ẻ 6 tuổ.i lại gặp khó khăn khi học tiếng mẹ đẻ và những thứ khác.

Duy nhất một cuốn - Hình 1

Minh họa Lê Tâm

Cách dạy tiếng Việt từ 1945 tới cuối những năm 1990 rất rõ mục tiêu:

1: Biết đọc biết viết; 2: Làm quen với mỹ cảm và ký ức dân tộc.

Mục tiêu số 1 nếu làm theo phương pháp trò chơi ghép âm bây giờ thì một học sinh có thể đọc, viết tốt trong khoảng non một học kỳ. Học theo kiểu đán.h vần cũ thì học sinh yếu nhất cũng đọc thông viết thạo sau 1 năm vỡ lòng.

Mục tiêu số 2 là mỹ cảm. Nếu như những sách cải cách gần đây “bội thực” vần tự chế thì các sách Tập đọc xưa trích những áng văn, bài thơ giản dị trong veo. Thí dụ vần “ênh” vẽ cái thang kèm câu thơ “Cái gì cao lớn lênh khênh/ Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra”. Vần “Ao”: “Cào cào giã gạo cho nhanh/ Ai nhuộm áo đỏ áo xanh cho cào”. Học sinh lớn lên không chỉ là con người lao động mà còn là con người dân tộc. Sự tồn vong của dân tộc chính là ở những yếu tố văn hóa.

Khi cải cách liên miên về sách giáo khoa, chúng ta thần thánh hóa bộ sách như bí kíp trong tay các môn phái. Thực ra với người thầy dạy bằng phương pháp tốt thì vai trò của bộ sách là thứ yếu. Chúng ta kêu áp lực các con lớn quá. Thực ra bộ não tr.ẻ e.m không có áp lực gì nếu được tham gia vào những giờ học thú vị. Điều phụ thuộc vào thầy.

Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên lãnh đạo dài nhất, gần 29 năm từ 1946 tới 1975. Thời đó học sinh chỉ phải làm quen với 2 đợt điều chỉnh nhỏ nhưng sách giáo khoa khá thống nhất trong nhiều năm. Trong gia đình, các em nhận kế thừa sách của anh chị, khỏi phải mua. Bây giờ ngành giáo dục không chịu làm theo cách đó, thật khó hiểu.

Bây giờ ta giả định có “luật chơi” mới. Không cho phép các nhóm nghiên cứu được có lợi ích từ thương mại bộ sách nữa. Như vậy lợi ích nhóm nếu có cùng nhóm biên soạn cẩu thả không còn chỗ đứng.

Bộ Giáo dục kêu gọi các trí thức cống hiến các công trình của mình miễn phí thì chắc chúng ta sẽ nhận được những công trình có giá trị. Thí dụ như cụ Hoàng Xuân Hãn một thân một mình thực hiện công trình “Danh từ khoa học” không cần ai tài trợ.

Đây là người mà các hậu sinh vô cùng biết ơn, bởi ông là người mở đường dịch những thuật ngữ khoa học sang tiếng Việt như đạo hàm, quy tắc tam suất… khiến dân ta không phải học gián tiếp qua thứ tiếng tây nào khác.

Video đang HOT

Tạo ra nhiều bộ sách – lợi hay hại? Một số dân tộc khá đồng nhất như Nhật và Hàn thì người ta thoải mái tăng số đầu sách giáo khoa, nhưng những quốc gia quá nhiều dân tộc thì việc dạy tiếng nên thống nhất quy về một cuốn.

Ngôn ngữ là sự kết nối quốc gia và dân tộc. Nhiều nước có xu hướng xây dựng dân tộc ( Nation Building) là phục vụ mục tiêu hội tụ. Chúng ta có tới 54 dân tộc anh em cơ đấy. Chẳng lẽ sẽ có 54 cuốn sách khác nhau?

3 giáo sư hãy bình tĩnh lắng nghe dư luận, đừng cố bao biện cho những hạt sạn

Điểm chung trong lời phản biện của 3 người thầy nổi tiếng là thừa nhận "sách Cánh Diều" có nhiều "sạn" và tìm cách minh oan cho những "hạt sạn" đó.

Trước sự phản ứng mạnh mẽ của báo chí và dư luận về bộ sách lớp 1 của nhóm Cánh Diều (sau đây gọi tắt là "sách Cánh Diều") hiện đang được nhiều địa phương đưa vào sử dụng cho năm học 2020-2021, các vị Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên [1], Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định[2] và Mai Ngọc Chừ, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định [3] đã đăng đàn trả lời công luận.

Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, các bài đọc đều đã được nhóm biên soạn cân nhắc, viết đi viết lại. "Chúng tôi đã làm rất kỹ", Giáo sư khẳng định.

Giáo sư Thuyết cho rằng, những người góp ý, mắng chử.i, dè bỉu nội dung sách không phải là người tử tế, là xuyên tạc, là soi mói, là bóp méo các nội dung sách của ông và đồng sự, và đó là hành động thiếu lành mạnh và nguy hiểm của cạnh tranh.

Giáo sư Trần Đình Sử cũng khẳng định, không đời nào hội đồng thẩm định lại để lọt những nội dung như thế (những lỗi mà báo chí và mạng xã hội đã chỉ ra - người viết), tránh những suy diễn không hay.

"Một tư liệu viết sai hoặc một cái tên có gờn gợn, chúng tôi đã phải hỏi ngay, hoặc thậm chí tra cứu,...", Giáo sư Sử nói.

Giáo sư Mai Ngọc Chừ cho biết thêm: Những lỗi, sạn (chứ không sai - người viết chú thêm) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của nhóm Cánh Diều mà báo chí, dư luận đưa ra thì Hội đồng thẩm định đã có ý kiến khuyến cáo nhóm tác giả phải sửa, nhưng do nhóm tác giả không chịu sửa nên nó mới như thế. Theo Giáo sư Chừ, trách nhiệm này thuộc nhóm tác giả.

Điểm chung trong lời phản biện của 3 người thầy nổi tiếng là thừa nhận "sách Cánh Diều" có nhiều "sạn" và tìm cách minh oan cho những "hạt sạn" đó.

Nhưng cái lý của các thầy thiếu sức thuyết phục, dù Giáo sư Thuyết là người rất nổi tiếng bấy lâu nay về tài phản biện những vấn đề quốc kế dân sinh mỗi lần thầy đăng đàn Quốc hội trước đây.

3 giáo sư hãy bình tĩnh lắng nghe dư luận, đừng cố bao biện cho những hạt sạn - Hình 1

Bộ sách Cánh Diều (Ảnh: sachcanhdieu.com)

Xin các thầy thực tâm xem xét lại bộ sách Cánh Diều, những lỗi sai, sạn mà dư luận xã hội đã chỉ ra hoàn toàn chính xác.

Cái sai ở đây không phải là vì áp lực học âm, học vần mà phải chọn những từ như các thầy đã giải thích, cũng không phải vì học sinh lớp 1 khó tiếp thu ca dao, tục ngữ hay kho tàng văn học Việt nghèo tới mức buộc các nhà biên soạn phải xây dựng bài đọc bằng cách "phỏng theo" tác phẩm đông tây kim cổ.

Vấn đề ở đây là không nên sa vào tiểu tiết khiến cuộc tranh luận giữa đôi bên khó đi đến sự đồng thuận vì một mục tiêu cao đẹp: "Tất cả vì tương lai con em chúng ta".

Vậy bộ sách lớp 1 của nhóm Cánh Diều có gì đáng bàn?

Ngữ liệu dạy học thiếu chọn lọc, tinh tế

Các thầy biện minh, sử dụng từ "nhá", nhá cỏ, nhá dưa chứ không sử dụng từ "nhai" trong bài tập đọc "Thỏ thua rùa" là vì đến thời điểm có bài tập đọc này, học sinh chưa học đến vần "ai", nên tác giả sách sử dụng từ "nhá".

Hoặc ở những bài đầu, ý nghĩa phủ định được thể hiện bằng từ "chả" ("chả sợ thi", tr.59) thay cho các từ "không" hoặc "chẳng" vì đến giai đoạn này, học sinh chưa được học các vần "ông", "ăng".

Xin hỏi các thầy, chả nhẽ trong kho tàng đồ sộ văn học dân gian, văn học viết Việt Nam cũng như trong kho từ vựng của tiếng Việt lại nghèo đến mức không tìm ra được ngữ liệu nào có từ chứa âm "a" hay ho hơn những từ "nhá", "chả" tuy xuất hiện trong từ điển nhưng tần số sử dụng thuộc loại thấp?

Các thầy cho rằng, những từ như "nhá" "chả", "gà nhí", "gà nhép", "hí hóp", "tợp", "chén",... có mặt trong từ điển, được lấy làm ngữ liệu dạy học là "hoàn toàn phù hợp, không sai".

Nhưng các thầy nghĩ lại xem, học sinh lớp một đọc chưa sõi, viết chưa rành thì áp đặt, nhồi nhét những từ như thế vào đầu óc còn non nớt của các cháu liệu đã nên chưa?

Cách lý giải của các thầy về những bài tập đọc được phóng tác từ các tác phẩm văn học nước ngoài cũng không mấy thuyết phục. Tôi không bàn về nội dung. Việc chia bài học ra làm 2 phần (bị ngăn cách bởi một bài học khác) là không khoa học, không đảm bảo tính liên tục, mạch lạc trong việc tiếp nhận của học trò.

Kết thúc bài "Hai con ngựa" [1], là câu nói của ngựa tía: "Chủ mà giục em làm, em sẽ bỏ trốn". Và ngựa ô lẩm bẩm: "Có lý lắm". Xin hỏi quý thầy, kết thúc như thế, thầy cô sẽ rút ra bài học giáo dục gì đây cho tâm hồn non nớt của trẻ thơ?

Tìm hiểu kỹ, có thể dễ dàng nhận thấy, rất nhiều ngữ liệu là những từ ngữ mang tính phổ quát thấp, thuộc trường nghĩa tiêu cực, gọi tên những sự vật, hiện tượng xa lạ; những câu cộc lốc, cụt ngủn; những đoạn văn vô hồn mang tính liệt kê, đơn điệu, trùng lặp về mẫu câu, kiểu như "Cỗ có giò, có gà, có cả giá đỗ" (tr.35); "Hồ có cá mè, ba ba. Nhà có na, nho, khế" (tr. 39); "Nhà bà có gà, có nghé... Gà có ngô... Nhé có cỏ, có mía" (tr. 43); "Chị Trà cho bé Chi đi nhà trẻ. Qua chợ, chị chỉ cho bé cá trê, cá mè,..." (tr. 55),...

Lạm dụng ngụ ngôn phương Tây, ngoảnh mặt với văn hóa, văn học dân tộc

Trên trang cá nhân nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết, theo một thống kê của độc giả, "sách Cánh Diều" có 46 bài/82 bài đọc là các văn bản sao phỏng từ các truyện ngụ ngôn nước ngoài, còn lại là các bài văn xuôi tiếng Việt, không có tác giả hoặc loại tác giả "vô danh".

Ca dao tục ngữ không có chỗ trong cả hai tập sách vì Giáo sư Thuyết cho rằng "học sinh độ tuổ.i lớp 1 khó tiếp thu nội dung của ca dao, tục ngữ".[4]

Vì thế trong cả 2 tập của bộ sách, rất hiếm những ngữ liệu dạy học phản ánh nét đẹp tâm hồn, đạo lý, tình cảm của con người Việt Nam cũng như những phong cảnh quê hương, đất nước vốn rất gần gũi, thân quen trong đời sống dân tộc.

Hồn dân tộc, cốt lõi làm nên sự trường tồn của đất nước hầu như vắng bóng trong "sách Cánh Diều".

Nội dung bài học khô khan, nhảm nhí hạn chế cảm hứng học tập và giáo dục đạo đức lối sống cho con trẻ

Dường như các ngữ liệu (từ, cụm từ, câu, đoạn, bài) được biên tập một cách cẩu thả, tắc trách. Hội đồng nghiệm thu thấy sai, thấy sạn (như thừa nhận của Giáo sư Chừ) nhưng lại vô trách nhiệm, không kiên quyết xử lý đúng với chức trách, quyền hạn của Hội đồng.

Các bài phóng tác từ nguồn bên ngoài theo kiểu xào xáo, chia tách; nội dung mang tính áp đặt, không phù hợp với tâm lý, tình cảm lứa tuổ.i học sinh. Nhiều bài đọc vô cảm, nhảm nhí, dung tục; tính thẩm mỹ, tính giáo dục, tính nhân văn thấp kém.

Giáo sư Thuyết nói một nhà văn lớn như L. Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Đúng! Chỉ những người biên soạn "phỏng theo" văn hào mới "tầm phào hoặc phản giáo dục".

Sự tầm phào, nhảm nhí thể hiện ở nhiều ngữ liệu tập đọc như "Bi nghỉ hè", "Chó xù" (tr.57), "Ví dụ" (tr.89); "Họp lớp", "Cò và quạ",...

Thống kê cho thấy, 18 bài tập đọc có từ "sợ" và nói đến nỗi sợ hãi, chế.t chóc. Cụ thể tập 1: Sẻ, quạ (tr.59), Lỡ tí ti mà (tr.53), Chó xù (tr.57), Thỏ thua rùa (tr.59), Bé Lê (tr.73), Gà nhí nằm mơ (tr.83), Rùa nhí tìm nhà (tr.91), Cò và quạ (tr. 95), Tóm cổ kẻ trộm (tr.105), Làm mứt (tr. 131), Chuột út (tr.133,135), Cá măng lạc mẹ (tr.141), Bỏ nghề (tr.145); tập 2: Sói và dê (tr.15), Hươu, cừu, khướu và sói (tr.35), Lợn rừng và voi (tr. 39), Ai can đảm (tr.65), Ngựa rằn nhanh trí (tr.79).

"Trẻ em như búp trên cành". Sách giáo khoa nhất là lớp 1 phải thể hiện được tư tưởng chủ đạo nuôi dưỡng "búp trên cành" thành quả ngọt mai sau.

Thông qua ngữ liệu dạy học phải làm cho trẻ lễ phép, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, hòa thuận, yêu thương, tương trợ giúp đỡ bạn bè chứ không phải là dạy lối ăn nói cụt ngủn, vô cảm; dạy cách đối phó, láu tôm, láu cá, thủ đoạn với bạn bè...

"Tác giả sách giáo khoa không hình dung được sách mình đào tạo con người nào!"

Đó là nhận xét của Tiến sĩ Giáp Văn Dương, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Time School[5]

Những gì chúng tôi đã trình bày ở trên minh chứng cho điều này. Đấy là điều khiến dư luận lo ngại nhất.

"Khi đã thiếu triết lý giáo dục dẫn dắt, tự phát và bị giới hạn bởi quá khứ như thế, những gì được viết ra trong sách giáo khoa sẽ là những gì thuộc về tiềm thức và trải nghiệm tự nhiên của chính các tác giả, những người đã rất cũ, đã thuộc về quá khứ, chứ không phải những gì dành cho các thế hệ tương lai, thuộc về một thời đại hoàn toàn mới", Tiến sĩ Giáp Văn Dương nhận định. (xem thêm tài liệu đã dẫn [4])

Lời kết

Viết sách giáo khoa nói chung là khó, viết sách cho bậc tiểu học, đặc biệt là lớp đầu cấp càng khó. Nó đòi hỏi kiến thức phải chuẩn, tinh tế, phù hợp với tâm lý lứa tuổ.i.

Một ngữ liệu đưa vào trang sách để dạy trẻ, dù chỉ một từ cũng phải cân nhắc kỹ để làm sao đạt được mục đích không chỉ dạy trẻ biết đọc biết viết mà còn phải biết hướng tới chân thiện mỹ - cái gốc của đạo lý làm người.

Tiếc thay, những điều "muôn năm cũ" ấy, bộ sách Cánh Diều vẫn chưa đáp ứng được.

Đừng đặt lên vai con trẻ gánh nặng của người lớn, như lý giải của Giáo sư Thuyết về bài đọc "Cua, cò và đàn cá": "Bây giờ người xấu nhiều, dạy trẻ con phải cảnh giác không thừa".

Tài liệu tham khảo:

[1]. https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/sgk-tieng-viet-1-bi-che-chu-bien-len-tieng-680054.html#inner-article

[2]. https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/chu-tich-hoi-dong-tham-dinh-sach-tieng-viet-1-chuyen-bon-cai-lan-la-bia-dat-680228.html

[3]. http://vov1.vov.vn/dong-chay-su-kien-nhip-song/tranh-cai-sach-giao-khoa-tieng-viet-lop-1-va-nhung-dieu-can-lam-ro-12102020-c195-64307.aspx?fbclid=IwAR3Yjo2gwN_VcX7p55Nt_yNVbHV84fl_T67wetITN_TABn9BHq2jAPvbmm0

[4]. https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/gs-nguyen-minh-thuyet-ly-giai-vi-sao-khong-dung-ca-dao-tuc-ngu-viet-nam-trong-sgk-tieng-viet-1-20201012170125705.htm

[5]. https://nld.com.vn/trich-dan-nong/tac-gia-sgk-khong-hinh-dung-duoc-sach-minh-dao-tao-con-nguoi-nao-20201010140509825.htm

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024
"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường
19:48:18 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều

Sao việt

23:20:55 29/09/2024
Rất nhiều cư dân mạng bất ngờ vì một nàng hậu xinh đẹp, nổi tiếng mà lại phải ghi chi tiết từng bữa ăn, món quà rất bình dân, ít tiề.n.

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.