Dương Thụ vô cùng kinh ngạc vì giọng hát của Dương Hoàng Yến
Ngay sau khi kết thúc vai trò Giám đốc nghệ thuật của chương trình hòa nhạc Điều còn mãi vào đúng ngày Quốc khánh, ông bắt tay vào chương trình Cửa sổ âm nhạc 2 – Tôi mơ một giấc mơ.
Đây là đêm diễn với nhiều điểm đáng chú ý: đưa những tác phẩm trong album gây dư luận năm 2003 Chat với Mozart lên sân khấu; các giọng ca Uyên Linh, Duyên Huyền, Dương Hoàng Yến lần đầu xuất hiện trong ê-kíp Dương Thụ…
Thưa nhạc sĩ, sau chương trình thường niên Điều còn mãi, sẽ là Những câu chuyện kể của tôi “chương” tiếp theo?
- Đúng thế! Như đã hứa, mỗi năm tôi và ê-kíp sẽ cố gắng mở một cửa sổ âm nhạc mới. Cửa sổ âm nhạc lần này là những giai điệu cổ điển được làm mới trong Chat với Mozart, những tác phẩm nổi tiếng của nhóm Secret Garden và bài hát I dreamed a dream trong vở musical Những người khốn khổ(được lấy làm chủ đề chương trình Tôi mơ một giấc mơ), do tôi biên tập và đặt lời Việt. Vẫn với quy mô như Cửa sổ âm nhạc 1 – Những câu chuyện kể của tôi nhưng Cửa sổ âm nhạc 2 – Tôi mơ một giấc mơ có thêm sự tham gia thiết kế trang phục của các nhà tạo mẫu hàng đầu, kết hợp với những tạo hình sân khấu để làm nên một đêm diễn thật lãng mạn và tươi trẻ.
Trong Tôi mơ một giấc mơ những ai sẽ “kể chuyện” cùng ông?
- Mỹ Linh, Tùng Dương, Nguyên Thảo, Khánh Linh, Uyên Linh, Duyên Huyền, Dương Hoàng Yến và không thể thiếu được ban nhạc Anh Em cùng Dàn nhạc thính phòng, nhạc trưởng Ha My, đạo diễn Việt Tú. Năm nay tôi còn có thêm một “trợ lý âm nhạc tình nguyện” là nhạc sĩ Đỗ Kiên Cường.
Video đang HOT
Mỹ Linh, Tùng Dương, Nguyên Thảo, Khánh Linh đã rất quen thuộc trong các chương trình của Dương Thụ, nhưng còn Uyên Linh, Duyên Huyền và nhất là Dương Hoàng Yến – ông phát hiện được gì từ những giọng hát “mới” này?
- Duyên Huyền là giọng soprano tôi lựa chọn cho hòa nhạc Điều còn mãi. Những bài trong phần Chat với Mozart của chương trình Cửa sổ âm nhạc 2, Duyên Huyền sẽ hát tốt. Uyên Linh từng hát bài của tôi trong show Cầm tay mùa hè, giọng cô ấy có sự lôi cuốn từ bên trong. Lần này, Uyên Linh hát bài Cửa sổ mùa đông, loại bài “nặng” tiết tấu và tâm trạng, sẽ là một thử thách.
Dương Hoàng Yến thì khi nghe trên truyền hình trong cuộc thi Giọng hát Việt, tôi thấy có kỹ thuật nhưng “gào thét” và có vẻ hơi vô cảm, tuy nhiên khi nghe file âm thanh từ phòng thu do Anh Quân gửi, tôi vô cùng kinh ngạc. Tôi đã nghe danh ca Ý Fabian hát Adagio, mê mẩn luôn. Dương Hoàng Yến cũng hát Adagio và “không đến nỗi nào”. Nếu cứ hát như thế, đây sẽ là một giọng hát có triển vọng của dòng thính phòng đương đại.
Được xem là “nhạc sĩ của các diva”, hay nói cách khác, ông rất kỹ tính khi lựa chọn ca sĩ. Tiêu chuẩn “tuyển chọn” của ông?
- Nói tuyển chọn thì cũng hơi quá, tôi chỉ đi tìm những người tri kỷ, những người đã lựa chọn tôi trong sự nghiệp ca hát của họ. Tôi không có đệ tử, cũng chẳng có trường phái nào cả. Tôi muốn giúp đỡ những người có khả năng nhưng còn yếu thế. Và khi họ mạnh rồi thì tôi muốn họ đừng đi sai đường vì như vậy uổng lắm. Cái tôi quan tâm nhất, ngoài tài năng (theo đánh giá của tôi) là họ có cái gì để “nói chuyện” với người nghe hay không.
Ca sĩ không phải là búp bê hay robot biết hát. Họ phải có “câu chuyện” của mình. Khi nghe Hồng Nhung ôm guitar hát bài Papa lúc mới 16 tuổi, không phải chỉ tôi, mà nhiều người muốn khóc. Tôi biết Nhung “có chuyện để nói”, với một nội tâm như thế, lại có một giọng hát trời phú chắc chắn sẽ trở thành nghệ sĩ đúng nghĩa. Còn Thanh Lam, tại sao lại gào thét, tại sao lại bứt phá, tại sao lại nỉ non? Sức lôi cuốn của Lam đâu chỉ ở chất giọng mà chính những gì chứa chất bên trong, đang chờ sự bùng nổ. Những người như thế tôi muốn tìm đến họ, muốn viết cho họ, muốn cùng họ làm những chương trình tử tế.
Uyên Linh
Những tên tuổi được ông phát hiện, nâng đỡ và đánh giá cao nằm trong danh sách những ngôi sao ca nhạc hàng đầu được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thẳng thắn đưa ra nhận xét gây sốc. Ông có thể chia sẻ về điều này?
- Chúng ta quen “nịnh nhau” nên thường khó chịu trước những lời nói thật. Mỗi người có một góc nhìn khác nhau về cùng một hiện tượng, nên khen chê trái ngược cũng là chuyện thường tình. Tôi tôn trọng ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, vì đó là suy nghĩ thật lòng của ông. Dù đúng hay sai, các bạn ca sĩ được ông phê bình cũng cần lắng nghe. Điều đó tốt cho họ. Tôi làm việc với Thanh Lam, Mỹ Linh nhiều hơn, gần gũi với họ hơn nên có điều kiện hiểu những cái hay và những cái chưa hay của họ. Cái mà Thanh Lam và Mỹ Linh hát thành công là những tác phẩm được viết sau này và của những người trẻ hơn. Họ là những giọng hát không chỉ có kỹ thuật nhưng hát nhiều quá và phải hát những phong cách âm nhạc khác nhau quá, nên không gặp “tai nạn” mới là chuyện lạ.
Hát đúng sở trường thì ổn, mà không đúng thì ngược lại. Điều này thật dễ hiểu nhưng không phải ai cũng… hiểu dễ thế đâu. Vả lại, kiếm tiền là một chuyện “nhức đầu” lắm. Chạy show như thế, hát đủ loại như thế mà vẫn giữ được cái tên, vẫn có những lúc hát như “nhập đồng” thì đáng nể chứ! Vợ tôi có ông anh rể người Đan Mạch là kiến trúc sư, ông ấy xoa lên cánh tay và nói đã “nổi da gà” khi nghe Mỹ Linh hát Trên đỉnh phù vân trong chương trình Điều còn mãi năm ngoái. Nếu chỉ có kỹ thuật không thôi, làm sao Mỹ Linh có thể tạo ra điều đó?
Theo VietNamNet
Âm nhạc đỉnh cao tăng tốc thời bão giá
Trong thời buổi bão giá hiện nay, nghệ thuật đỉnh cao lại mà món ăn tinh thần hữu hiệu nhất đối với công chúng yêu nghệ thuật.
Điểm qua năm 2012 đã thấy hàng loạt những liveshow ca nhạc mang tầm đỉnh cao nghệ thuật được tổ chức. Đó là liveshow của ca sĩ Hồng Nhung với chủ đề Có phải em mùa thu Hà Nội - chương trình số 4 của In the spotlight - chuỗi chương trình nghệ thuật được thực hiện bởi nghệ sĩ saxophone Hồng Kiên và ban nhạc Anh Em. Trước đó là các liveshow của Tuấn Ngọc Riêng một góc trời, Mỹ Linh (Và em hát), Trần Tiến (Như chờ từng giấc mơ) và giờ đây là Dương Thụ - những câu chuyện kể của tôi. Tất cả những liveshow này đều nhận được sự đánh giá cao của người trong làng giải trí cũng như công chúng về chất lượng nghệ thuật.
Khi các Diva liên thủ
Thực tế đã chứng minh những món hàng nghệ thuật giá rẻ chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi. Cụ thể là những liveshow nhạc thị trường thời gian trước phát triển như vũ bão giống như kiểu người người làm liveshow nhà nhà làm liveshow. Nhưng với thời buổi khó khăn như hiện nay thì những liveshow đó gần như không có chỗ đứng trong làng âm nhạc thực thụ.
Theo nhạc sĩ Dương Thụ, những ai đã làm giải trí thì giọng hát, âm nhạc chỉ là công cụ thôi, vì họ không tôn thờ nghệ thuật, mà tôn thờ người nghe. Nếu khán giả thích họ mặc lộ hàng thì họ phải mặc lộ hàng, nếu không họ không đến xem, ca sĩ sẽ không kiếm tiền được. Giải trí là như thế, không được phê bình. Chúng ta rất dở khi đi phê bình lộ hàng, vì có người trả tiền đi xem cái đó mà. Đấy là quyền của họ, bởi họ không làm nghệ thuật, mà chỉ sử dụng một chút nghệ thuật thôi. Họ hát, nhưng cái giọng ấy chỉ đáng vào phòng karaoke, chứ không thể theo sự nghiệp ca hát, nhưng họ có chiêu trò, thành vua.
Tuy nhiên, những ông vua bà hoàng này cũng chỉ được "tôn thờ" theo cách không phải vì nghệ thuật. Chính vì lẽ đó mà những ai yêu thích nghệ thuật thực sự, họ sẽ tìm đến với những chương trình âm nhạc đỉnh cao dù phải bỏ ra rất nhiều tiền. Thế mới thấy người ta thích nghe cô Bống Hồng Nhung tìm về vùng ký ức khó quên. Cô Bống lật giở từng trang hoài niệm qua nhiều ca khúc quen thuộc như: Hà Nội mùa thu, Có phải em mùa thu Hà Nội, Phố mùa đông, Giọt sương trên mí mắt (Thanh Tùng), Cho em một ngày (Dương Thụ), Họa mi hót trong mưa (Dương Thụ)... Hay khán giả đã thấy một hình ảnh Mỹ Linh toàn diện trong suốt 20 năm ca hát với các ca khúc: Thì thầm mùa xuân, Hà Nội đêm trở gió, Trên đỉnh Phù Vân một Mỹ Linh cách tân, trẻ trung tràn đầy sức sống trong Trưa vắng, Chuyện tình, một Mỹ Linh sang trọng trong Chat với Mozart. Và giờ đây là một Dương Thụ với 19 ca khúc: Mong về Hà Nội, Trở về, Bóng tối ly càphê, Phố mùa đông, Im lặng, Đi về cuối biển...
Điều đặc biệt hơn cả trong những liveshow này có là sự liên thủ của các diva làng nhạc. Trong liveshow của Hồng Nhung sự xuất hiện của Mỹ Linh trong phần song ca bài Lời mẹ ru (Trịnh Công Sơn) đã khiến cho đêm nhạc thêm tròn trịa và đưa khán giả chìm vào thế giới đầy thiêng liêng của hai diva. Còn trong đêm nhạc của Dương Thụ có người nói: Dương Thụ chỉ mê diva nên từ các chương trình lớn nhỏ cho đến liveshow quan trọng này thấy toàn Diva góp mặt. Ngoài bộ ba: Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, còn có cả những giọng ca được gọi là tiểu Diva hay Divo như Nguyên Thảo, Tùng Dương, Trọng Tấn, Hà Linh...
Đắt sắt ra miếng
Thương hiệu nghệ thuật của mỗi người được xây dựng theo chất lượng nghệ thuật, chất lượng ấy chính là văn hóa và không phải ai cũng có thế làm được. Bởi ngoài giọng hát trời cho thì để làm được những liveshow chất lượng cao cần rất nhiều kinh phí. Với mong muốn hướng ra thị trường quốc tế, trong liveshow Và em hát, Mỹ Linh đã phải nghiến răng mời bằng được ngôi sao Hàn Quốc Im Tae Kyung sang để cùng biểu diễn. Dù ban tổ chức không tiết lộ số tiền phải chi để mời Im Tae Kyung nhưng cho biết, ở Hàn Quốc, mỗi chương trình anh hát cát-xê chừng 50.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng).
Sự thành công của liveshow Dương Thụ là nhờ cả vào một êkíp hùng hậu như: Đạo diễn sân khấu Việt Tú, dàn dựng âm nhạc: Nhạc sĩ Anh Quân, cùng các nhạc sĩ: Bảo Chấn, Quốc Trung, Huy Tuấn, nghệ sĩ violin Xuân Huy, nghệ sĩ cello Trần Thị Mơ... và các giọng ca hàng đầu: Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Tùng Dương, Nguyên Thảo, Trọng Tấn, Hà Linh cùng ban nhạc Anh Em, dàn nhạc thính phòng, dàn hợp xướng Học viện Âm nhạc Quốc gia... Riêng phần âm thanh và ánh sáng sẽ do hai nhân tố mới lần đầu tiên cộng tác cùng êkíp là nghệ sĩ Nhất Lý và Siryl Lebrozec.
Vì muốn có một chương trình hoàn hảo để đãi khán giả vì thế mà giá vé của mỗi chương trình cũng không thể ở mức bình dân mà ít nhất, cũng phải ngang ngửa mặt bằng với mức thấp nhất là 500.000 đồng và mức cao nhất là 3 triệu. Với liveshow của Dương Thụ có mức giá vé là 500.000, 700.000, 1 triệu, 1.5 triệu, 1.7 triệu, 2 triệu, 2.5 triệu, 3 triệu. Còn liveshow của Hồng Nhung giá vé cũng giao động ở mức 500.000, 1.000.000, 1.500.000, 2.000.000 và 2.500.000 đồng.
Nhạc sĩ Dương Thụ cho biết, giá vé như vậy vì đội ngũ tham gia toàn những người không thể có catse thấp: Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Tùng Dương, Trọng Tấn... ban nhạc Anh em, dàn nhạc dây 15 người, dàn hợp xướng 20 người.Trong khi đó, BTC lại cho rằng chất lượng tương xứng giá vé và họ "không có khả năng làm từ thiện âm nhạc"!
Theo Báo Đất Việt
Dương Thụ: Chỉ sợ chúng tôi không xứng đáng "Không phải là lo chuyện bán vé, tôi chỉ sợ chương trình không xứng đáng được như khán giả kỳ vọng, vì thế chúng tôi sẽ làm hết mình để có một đêm nhạc chất lượng tốt phục vụ công chúng" - Nhạc sỹ Dương Thụ. Nhạc sỹ Dương Thụ và ca sỹ Hồng Nhung Đó là chia sẻ của nhạc sỹ Dương...