Đường đến Mỹ Sơn qua Kesaria
Tôi thân với anh Lê Văn Chỉnh những ngày anh còn tại thế. Anh là người duy nhất trong số những cộng sự của Kiến trúc sư Kazic, thời trùng tu Thánh địa Mỹ Sơn, kiên trì theo đuổi, hy sinh cả đời mình cho việc giải mã bí ẩn những viên gạch, dùng xây tháp Chăm…
Vật liệu xây dựng những ngôi tháp trong Thung lũng thần linh Mỹ Sơn vẫn là bí ẩn ngàn năm… (ảnh N.T.H)
Những năm cuối đời, trong sự cùng quẩn kinh tế, nhân anh Nguyễn Trung Dân, muốn xây một ngôi tháp Chăm trong khu du lịch dưới chân đèo Hải Vân, tôi giới thiệu anh và ngôi tháp mô phỏng tháp Bằng An (Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam) với tỷ lệ thống nhất đã được xây dựng tại đây (đến nay vẫn còn).
Thời gian này, tôi chia tay anh, du học ở Ấn Độ. Anh nhắn gửi, cố tìm hiểu, có tài liệu gì liên quan về vật liệu, kỹ thuật xây dựng của các tiề.n nhân Chăm thì mang về cho anh nghiên cứu.
Và như một định mệnh, sang Ấn Độ, người hướng dẫn dự án “Chămpa và các tôn giáo tại Ấn Độ” của tôi là Giáo sư- M.G Prahlad, một người hiểu biết sâu sắc về văn hóa các nước ảnh hưởng Ấn Độ ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Chămpa.
Và suốt nhiều tháng tôi cùng ông, thử ngược dòng thời gian tìm kiếm câu trả lời bí ẩn viên gạch Chăm và phương thức xây dựng những ngôi tháp của tiề.n nhân trên đất Miền Trung, cách đây mấy ngàn năm.
Thánh địa Wat Phou ở Chămpasak (CHDCND Lào) có lối kiến trúc và vật liệu xây dựng; cùng nằm trên 1 địa thế như Thánh địa Mỹ Sơn của Việt Nam (Ảnh N.T.H)
Từ Mỹ Sơn…
Cách đây hơn trăm năm, nhà nghiên cứu M.C Paris người Pháp, cùng nhóm các nhà bác học Viện Viễn Đông bác cổ (BEFEO) tìm thấy Thánh địa Mỹ Sơn, với 68 tòa tháp gạch cổ tọa lạc sâu trong thung lũng Hòn Đền (nay thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam).
Kết cấu đền tháp tại Mỹ Sơn cho các nhà khoa học một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội Chămpa, đồng thời xác tín Ấn Độ giáo, Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ xa xôi, đã ảnh hưởng sâu sắc và chi phối đến mọi mặt trong đời sống xã hội của vương quốc này.
Các nhà nghiên cứu BEFEO, từ những ngày đầu tiên đã chú ý đến kỹ thuật xây dựng và viên gạch xây tháp Chăm, với sự tồn tại kỳ diệu của nó. Đặc điểm loại vật liệu xây dựng này, ngoài khả năng chống chịu với bão táp mưa sa; sự liên kết suốt ngàn năm qua, có thể coi là hiện tượng độc nhất vô nhị.
Điều làm giới nghiên cứu ngạc nhiên, đó là những ngôi tháp được tiề.n nhân xây dựng tại đây, sau gần ngàn vẫn còn gần như nguyên vẹn, tươi mới… Đặc biệt những viên gạch xây tháp không dung vôi vữa, sắp xếp khít liền như được mài chập, không liên quan đến tập quán xây dựng bản địa. Điều này khích thích nhiều nhà nghiên cứu ra sức tìm hiểu, trong đó có ông Lê Văn Chỉnh. Tuy vậy hơn trăm năm qua, bí ẩn này vẫn chưa được giải mã.
Ông Chỉnh, nguyên cán bộ Bảo tàng tỉnh Quảng Nam. Ông là người đã đốt hết cuộc đời mình trong suốt gần 20 năm để giải mã bí ẩn của loại vật liệu này và cuối cùng ông để lại 2 mô hình tháp Po Glong Gơrai, Bằng An tại Nhà hàng Apsara, khu du lịch Suối Lương- Đà Nẵng, bằng loại ” gạch Chăm” ông tự sản xuất.
Video đang HOT
Ông Chỉnh hy vọng, với phát hiện đó, các cụm phế tích tháp Chăm rải rác dọc theo dãi đất miền Trung, từ Quảng Nam đến Bình Định, Nha Trang, Ninh Thuận… sẽ có cơ hội được cứu vãn. Trước đó, để trùng tu chống sập, nhiều địa phương đã thử sự dụng xi măng làm chất kết dính những viên gạch mới, nhưng kết quả, nhiều ngôi tháp Chăm biến dạng, hư hại nhanh hơn như Hòa Lai (Ninh Thuận), Dương Long (Bình Định), tháp Nhạn ( Phú Yên)…
Lối đi mới !
Tôi mang câu chuyện nói với Giáo sư Prahlad, ông khẳng định: “Kiến trúc gạch phục vụ tôn giáo của vùng Đông Nam Á cổ đại trong những thế kỷ đầu sau công nguyên đều chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ.
Bằng chứng hiện nay nhiều vùng trên đất nước Ấn Độ vẫn còn nhiều công trình kiến trúc cùng loại vật liệu và kỹ thuật xây dựng của người Chăm”. Ông cho rằng, vật liệu, kỹ thuật xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo bằng gạch tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar… hiện nay chưa tìm được chủ nhân, là có khả năng giới tăng lữ Ấn Độ, mang tôn giáo đến, và mang theo cả bí quyết làm ra vật liệu cũng như kỹ thuật xây dựng, để xây dựng các kiến trúc tôn giáo hành đạo.
Trong quá khứ, không khó nhận thấy đều thờ các vị thần Ấn Độ giáo, thì phải nghĩ rằng, vật liệu và phương pháp xây dựng cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc kỹ thuật chế tác vật liệu và phương pháp xây dựng từ cội nguồn (Ấn Độ).
Ông đưa tôi đến vùng Vijaya, cách trường tôi học khoảng 120 km bằng xe riêng. Đây là một trong tứ động tâm của Phật giáo Ấn Độ, với di tích Long Thọ bồ tát, người khai sinh ra hệ phái Kim Cương Thừa, vốn phổ biến hiện nay tại Tây Tạng và một vào nước Châu Á khác.
Trên chuyến phà đưa quanh hồ Naga Jukonda, ông chỉ những bức tường đền thờ còn sót lại, sau khi cả vùng này bị chìm trong lòng hồ thủy điện. Ông bảo, dễ phân biệt vì phần lớn các kiến trúc Phật giáo và một ít Ấn giáo tại Ấn Độ được xây dựng bằng chất liệu gạch. Còn lại xây bằng đá ong, hoặc vật liệu tự nhiên thường của các tôn giáo khác.
Tuy vậy, các kiến trúc tôn giáo cổ bằng gạch tại Miền Bắc và Miền Trung, có sự bền bĩ không kém gì vật liệu đá tự nhiên trên các đền thờ của tôn giáo khác… Và sau đó vài ngày, tôi có dịp đến thăm quê hương của đức Phật.
Chuyến đi của tôi về phía Bắc Ấn Độ là một chuyến đi giành cho sinh viên quốc tế, được thiết kế thăm các di tích lịch sử từ thủ đô New Delhi qua thành phố Angra thuộc bang Uttar Pradesh.
Điều đặc biệt là hầu như các di tích lịch sử tôn giáo đều không nằm trong chương trình, vì lý do sẽ có những lời phàn nàn, về sự bất bình đẳng khi sinh viên được đưa đến di tích tôn giáo này, mà lại không thăm tôn giáo kia.
Vì vậy để đến Bihar- địa danh nguồn cội thiêng liêng của Phật giáo, tôi phải tách đoàn ra riêng và thuê một người dẫn đường trong ngày. Bihar là một bang lớn của Ấn Độ và tại đây các di tích ẩn chứa toàn bộ cuộc đời đức Phật… Vì vậy tại đây, nhiều kiến trúc tôn giáo được xây dựng cách đây hơn 2.000 năm và độc đáo là hầu hết đều bằng gạch.
Đại tháp Kesaria đang được trùng tu (ảnh ITime)
Đại tháp Kesaria
Trong số này, quan trọng nhất là đại tháp (stupa) Kesaria, được xây dựng để tưởng niệm những ngày cuối cùng của Đức Phật thích ca. Công trình được vua Chacravarty xây vào thế kỷ thứ 5.
Người hướng dẫn viên giới thiệu, tại đây, trước khi nhập diệt, đức Phật đã trao lại y bát của mình cho Lichhvis- một đệ tử và bảo họ quay trở lại Vaishali sau khi chế.t. Ban đầu, đại tháp được xây dựng bằng bùn, nhưng sau đó do bị sụp đổ, nên được cải tạo lại bằng gạch dưới triều đại của người Mauryas và Kushanas cách đây hơn ngàn năm.
Tài liệu giới thiệu di tích cho biết, tháp đã thấp hơn nhiều so với nguyên gốc, do một trận động đất. Đỉnh tháp đổ sập, gạch, đá vương vãi quanh chân tháp.
Trước đây ngôi đại tháp Kesaria suy tàn, nhưng nhiều ý kiến của tín đồ Phật giáo Ấn Độ trách chính quyền Bihar đã bỏ quên di tích quan trọng này, nên ngày nay đã được chăm sóc tốt hơn và thu hút nhiều khách hành hương tìm đến.
Tòa tháp Kesaria gợi nhớ những ngôi tháp Chăm ở Việt Nam với những hàng gạch được gắn kết nhau gần như không thấy mạch hồ. Hiện nó vẫn được coi là ngôi tháp cổ cao nhất thế giới; được xây dựng bằng gạch và kỹ thuật tương tự như nhiều ngôi tháp cổ phía Bắc và Trung Ấn Độ.
Kesaria trong bóng chiều chập choạng… (aenh Itime)
Trong đợt trùng tu nhóm tháp G Mỹ Sơn cách đây nhiều năm, các nhà khoa học thuộc Đại học Milan Ý đã thử xay nhuyễn các viên gạch nguyên bản của Tháp Chăm để phân tích thành phần hợp chất kết dính. Sau khi kết quả phân tích từ Ý gửi sang, Trưởng đoàn, Kiến trúc sư Landoni Federico công bố với báo chí: ” Vật liệu kết dính các viên gạch lại với nhau là hỗn hợp thực vật, nghi là dầu rái, nhựa của một loại cây mọc rất nhiều tại vùng rừng núi phía tây Quảng Nam, và được cư dân địa phương sử dụng cho việc xảm thuyền, trét vách làm nhà”. Trong thực tế nhiều năm, ông Lê Văn Chỉnh và nhiều nhà khoa học vật liệu xây dựng đi trước cũng đã đoán định laoji vật liệu này, nhưng thực tế không mang lại kết quả khả quan.
* * *
Trước khi chia tay, ngày chấm dứt khóa học, Giáo sư Prahlad gợi ý, Ấn Độ giáo và Phật giáo của Chămpa cổ đại tiếp nhận từ giới tăng lữ Ấn Độ, tại sao hơn bao nhiêu năm qua, chúng ta không thử khai phá một con đường nghiên cứu mới, đi ngược trở lại trên con đường mà các tăng lữ Ấn Độ đã từng đi. Biết đâu, trên con đường mới đó, những bí ẩn của vật liệu và kỹ thuật kiến trúc Chămpa sẽ được giải mã, góp phần trùng tu các di tích đang bị tàn hại bởi thời gian.
Tuy vậy điều Giáo sư Prahlad gửi gắm không dễ thực hiện vì hầu như hiện nay, các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm tại Việt Nam quá quen và bám chặt với tài liệu do BEFEO để lại, nên thay đổi một tư duy mòn cũ, e rằng phải chờ… đến một thế hệ khác !
Khám phá miền tháp cổ xứ Quảng
Quảng Nam được biết đến với hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là Khu di tích Mỹ Sơn (Thánh địa Mỹ Sơn) và Phố cổ Hội An.
Ngoài Thánh địa Mỹ Sơn, trên mảnh đất Quảng Nam hiện còn lưu giữ những dấu ấn của nền văn hóa Chămpa với các công trình kiến trúc rêu phong cổ kính và mang trong mình nghệ thuật điêu khắc, tạo hình độc đáo...
Nằm ngay bên trục đường tỉnh lộ 609, tháp Bằng An (phường Điện An, thị xã Điện Bàn) là ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác còn tồn tại đến ngày nay và có hình dáng giống như một chiếc linga khổng lồ.
Theo nội dung tấm bia được dựng tại tháp, vào khoảng năm 875 - 977, vua Bhadravarman II đã cho xây dựng đền thờ Linga Paramesvara để dâng lên Isanesvara.
Như vậy, có thể tháp Bằng An chính là Linga Paramesvara. Tháp có chiều cao khoảng 20m, đế cao, thân hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài 4m. Phần tiề.n sảnh khá dài, cửa ra vào ở hướng đông, hai bên tiề.n sảnh có hai cửa phụ. Vòm mái hình chóp, gồm 8 mái cong thu nhỏ dần và nhọn ở trên đỉnh. Bên ngoài tháp có hai pho tượng Gajasimha bằng sa thạch được chạm cách điệu.
Nhà khảo cổ học J.Boisselier đã xác định niên đại của tháp Bằng An là khoảng cuối thế kỷ XI. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, niên đại của tháp vào khoảng cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X; còn hai pho tượng Gajasimha được dựng vào thế kỷ sau... Tháp Bằng An đã được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1989.
Từ tháp Bằng An, theo quốc lộ 1A xuôi về phía Nam khoảng 35km là Phật viện Đồng Dương, thuộc địa phận làng Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình). Theo nội dung tấm văn bia được tìm thấy tại Đồng Dương, vào năm 875, vua Indravarman II đã cho xây dựng một tu viện Phật giáo và đền thờ vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều Laksmindra Lokesvara Svabhayada.
Dưới triều đại của Indravarman II, kinh đô của vương quốc Chămpa được dời từ vùng Panduranga (Phan Rang ngày nay) trở ra vùng Amaravati (vùng Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay) và có tên mới là Indrapura.
Theo một số nhà nghiên cứu, địa điểm xây dựng kinh đô là khu vực làng Đồng Dương ngày nay. Đáng tiếc là khu di tích kiến trúc quan trọng này đã bị tàn phá nặng nề bởi thiên tai, thời gian và chiến tranh; hiện chỉ còn một mảng tường tháp mà nhân dân địa phương thường gọi là "tháp Sáng", cùng với nền móng các công trình kiến trúc khác.
Khu vực Phật viện Đồng Dương được học giả người Pháp L.Finot chủ trì khai quật vào năm 1901; năm 1902 do nhà khảo cổ học người Pháp H.Parmentier chủ trì. Hai cuộc khai quật này đã tìm thấy khu kiến trúc chính của Phật viện cùng nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy tại đây hiện được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đã góp phần hình thành nên phong cách Đồng Dương nổi tiếng trong nghệ thuật Chămpa giai đoạn nửa sau thế kỷ IX. Năm 2000, Phật viện Đồng Dương được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Tháp Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh) gồm 3 tháp cổ xếp thẳng hàng theo trục Bắc - Nam, có hình dạng gần giống nhau: Mặt bằng tháp hình vuông, mái xếp tầng thu nhỏ dần lên trên. Tháp Bắc nhỏ nhất, có phần đỉnh và tiề.n sảnh đã bị sụp đổ hoàn toàn, vòm cuốn trên cửa ra vào còn tương đối nguyên vẹn. Tháp Giữa lớn nhất trong nhóm và được bảo tồn tốt hơn; đỉnh tháp còn lại một tầng, tiề.n sảnh và phần cửa giả bị sụp phần chân. Tháp Nam nhỏ hơn tháp Giữa và lớn hơn tháp Bắc; phần mái đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Theo các nhà nghiên cứu, tháp Nam được xây dựng trước, tiếp theo là tháp Giữa rồi đến tháp Bắc. Trong đợt trùng tu di tích vào năm 1989, các nhà khảo cổ học đã khai quật quanh các tháp, làm lộ hệ thống chân tường và các trang trí bằng sa thạch cùng hàng trăm tác phẩm điêu khắc có giá trị. Phần trang trí chân tường ở tháp Giữa còn tương đối nguyên vẹn. Đó là những phiến đá lớn ghép quanh chân tháp, được chạm trổ tinh vi, gồm hình ảnh những chiến sĩ cầm vũ khí nhảy múa cùng các vũ nữ, nhạc công, các Apsara (tiên nữ), mặt Kala (quái vật) và Makara (thủy quái).
Trong số các hiện vật phát hiện được ở Chiên Đàn có 2 bàn thờ hình tròn, mặt chạm nổi hai tầng hoa sen, đường kính lớn, được để trên phần đế rời. Các tác phẩm ở Chiên Đàn được xếp vào phong cách Chánh Lộ (có niên đại thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII). Tháp Chiên Đàn đã được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1989.
Nằm cách tháp Chiên Đàn khoảng 500m theo đường chim bay là phế tích An Phú (hay tháp Lạn), thuộc địa phận thôn An Thiện (xã Tam An, huyện Phú Ninh). Công trình này đã bị sụp đổ từ lâu và được khai quật, phát lộ vào tháng 2-2002.
Qua công tác khai quật, các nhà khảo cổ học đã đán.h giá phế tích An Phú là một kiểu thức nhà dài, gần giống như các mandapa (nhà khách, nhà tĩnh tâm) ở Mỹ Sơn. Bình đồ ngôi nhà hình chữ nhật, dài 27m, rộng 9,8m; cửa ra vào ở hai đầu hồi rộng 1,12m. Phần hai đầu hồi thu hẹp thành hai tiề.n sảnh rộng 6,27m. Các nhà khảo cổ học cũng cho rằng, niên đại tương đối của phế tích An Phú là vào khoảng cuối thế kỷ X.
Trong di sản văn hóa Chămpa, phế tích này còn lại không nhiều; vì thế, đã góp thêm tư liệu quý cho công tác nghiên cứu kiến trúc Chăm. Trừ hai mandapa ở Mỹ Sơn, hầu hết các loại nhà dài này đã bị sụp đổ, thậm chí bị san bằng không còn dấu vết...
Đến với Quảng Nam, nếu không đủ thời gian và điều kiện tham quan Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, du khách có thể dành chút thời gian ghé thăm một trong những miền tháp trên. Đây đều là những "viên ngọc quý" của nền văn hóa Chămpa trên vùng đất xứ Quảng, nơi dấu thời gian còn in trên những ngôi tháp cổ u tịch ngàn năm...
Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, ruộng bậc thang Hà Giang lên phim Netflix Hàng loạt thắng cảnh của Việt Nam như sông Hoài, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), ruộng bậc thang ở Hà Giang, hình ảnh thanh bình của Hà Nội, chợ Bến Thành hay cuộc sống náo nhiệt, hiện đại của thành phố Hồ Chí Minh... xuất hiện sống động và rung cảm trong...