Được vay mua nhà, người thu nhập khá vẫn thấp thỏm
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ vay mua nhà cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… với lãi suất dự kiến dao động từ 6-7,5%/năm, thời hạn vay kéo dài 10 năm.
Nhiều người kỳ vọng vào gói tín dụng mới nhưng cũng không ít người tỏ ra nghi ngại
Lãi suất dự kiến 6-7,5%/năm
Ông Nguyễn Tiến Đông – Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết: “Nếu gói tín dụng này được chấp thuận, có thể chỉ trong 1 thời gian ngắn, các ngân hàng có thể giải ngân vài chục nghìn tỷ đồng”.
“Nếu gói 30.000 tỷ đồng chỉ được vay mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, tất cả phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội, thì gói hỗ trợ mới này sẽ hướng đến những người có thu nhập trung bình khá trở lên. Đối tượng vay là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… có thể vay để mua căn hộ chung cư cao cấp, trung cấp và nhà liền kề”, ông Nguyễn Tiến Đông cho biết.
Cũng theo đại diện NHNN, gói hỗ trợ này sẽ có mức cho vay tối đa lên tới 75% tổng giá trị hợp đồng, còn lại là vốn tự có của người mua. Một số phương án lãi suất dự kiến cũng được đưa ra, dao động từ 6-7,5%/năm. Thời hạn cho vay kéo dài 10 năm và hạn mức tối đa mỗi khách hàng là 2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước thông tin này, nhiều người thuộc nhóm đối tượng được vay vốn phấn khởi vì có cơ hội mua nhà, thay đổi điều kiện sinh sống tốt hơn. Anh Trịnh Hoàng Lâm, cán bộ công chức trong ngành công thương chia sẻ: “Hiện gia đình tôi có một căn hộ ở khu tập thể Kim Liên nhưng diện tích quá hẹp và có nhu cầu mua một căn hộ chung cư ở vị trí gần trung tâm. Bán căn hộ đang ở, cộng với khoản tiết kiệm cũng khó tìm được căn hộ phù hợp. Nếu gói tín dụng với mức lãi suất khoảng 7% thì tôi sẽ đăng ký vay ngay. Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ đợi xem yêu cầu, thủ tục như thế nào”.
Nhiều lo ngại
Ngay khi thông tin về gói tín dụng được đưa ra, nhiều người lại đặt câu hỏi liệu việc triển khai có nhanh chóng, người đi vay có phải hoa mắt vì các thủ tục, giấy tờ? Lo lắng này hoàn toàn có cơ sở, bởi trước đó khi tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ mua nhà nhiều người đã phải lắc đầu vì quá nhiều thủ tục.
Giám đốc một ngân hàng thương mại chia sẻ, các ngân hàng thương mại cũng là đơn vị kinh doanh, vì vậy phải xác định ít nhất không để ngân hàng bị lỗ. Với khoản vay kéo dài 5 năm, 10 năm, các ngân hàng cũng không biết được thị trường sẽ như thế nào. Nguồn tiền của ngân hàng đa số là ngắn hạn, rất ít tiền gửi trung, dài hạn. Nếu dồn tiền cho vay như vậy sẽ gây mất cân đối.
Trong khi đó, phía đối tượng nằm trong diện được vay vốn cũng không khỏi băn khoăn. Anh Hoàng Trọng Hải, một cán bộ thuộc lực lượng vũ trang lo ngại: “Thu nhập từ lương của tôi chưa tới 10 triệu đồng, nếu yêu cầu mức thu nhập của gia đình khoảng 25 triệu đồng/tháng mới được vay thì cũng là một trở ngại lớn. Những người công tác trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng được vay nhưng phải có vợ thu nhập 15 triệu đồng trở lên mới đáp ứng được yêu cầu thì quả là rất khó”.
Theo các chuyên gia, việc xác định đối tượng và điều kiện vay vốn cần hết sức cụ thể. Có như vậy, quá trình triển khai mới đồng nhất, giảm khó khăn cho người đi vay. Bà Đào Hải Ninh – Giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – MDB, Chi nhánh Hà Nội cho rằng, cần phải xác định thế nào là thu nhập khá trở lên, mức này dựa trên tiêu chí nào. Mức thu nhập 25 triệu đồng/tháng được đánh giá là khá trong xã hội nhưng có thể lại không cao với các ngân hàng khi cho vay tới 2 tỷ đồng để mua nhà.
Liên quan tới lãi suất gói cho vay hỗ trợ, bà Ninh cho rằng: Lãi suất cho vay nên cố định ít nhất trong 6 tháng đến 1 năm khi bắt đầu triển khai. Sau đó phải điều chỉnh theo thị trường, có thể lấy lãi suất bình quân trên thị trường cộng với biên độ 2,5%. Ở mức này, ngân hàng không bị lỗ cũng như không có lãi nhưng vẫn thể hiện được sự trách nhiệm với xã hội”.
Đồng thời, nên phân các ngân hàng thương mại ra làm 3 nhóm. Với nhóm mạnh, NHNN có thể yêu cầu đảm bảo 20% tổng dư nợ tín dụng hàng năm dành cho gói hỗ trợ. Với nhóm trung bình là 15% và nhóm yếu là 10% tổng dư nợ, như vậy mới khả thi.
Theo ANTD
Thấp thỏm với cầu treo
Hàng chục cây cầu treo ở Lâm Đồng được đầu tư xây dựng từ lâu hiện đang xuống cấp, hư hỏng nặng khiến cho việc đi lại của người dân rất khó khăn và gây nguy hiểm đến tính mạng...
Người dân vất vả chở hàng hóa qua cầu treo ở thôn 5 xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) - Ảnh: Gia Bình
Theo thống kê của Sở GTVT Lâm Đồng, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 64 cầu treo các loại, trong đó có 8 cầu đầu tư bằng ngân sách nhà nước, còn lại được đầu tư bằng nguồn vốn do nhân dân tự đóng góp và một số nhà tài trợ hỗ trợ. Việc quản lý của địa phương đối với những cây cầu do nhân dân tự đóng góp đầu tư còn rất hạn chế, công tác bảo trì, bảo dưỡng chưa (thậm chí là không) được quan tâm nên đã xuống cấp, mất an toàn nghiêm trọng, có khả năng xảy ra tai nạn và thảm họa.
Cũng theo Sở GTVT Lâm Đồng, trong số 64 cây cầu nói trên, có 14 cầu tuy bị hư hỏng nặng nhưng nằm trên tuyến đường độc đạo phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con. Nhiều người dân cho biết, khi qua cầu sợ nhất là mùa mưa bão, bởi nước lên sát gầm cầu mà cầu thì tạm bợ..., và dù sợ nhưng cũng đành "liều mạng" đi qua chứ biết đi đường nào.
Cây cầu treo ở suối cát ĐạmB'ri, thuộc thôn 7, xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm) nhiều năm qua cũng khiến bà con "hú vía" bởi dầm cầu được làm bằng thân của một cây rừng cùng một số cây tre; mặt cầu thì được "lợp" bằng nhánh cây. Chuyện người bị té và hàng hóa, xe cộ rơi xuống suối là chuyện thường ngày.
Bà Phạm Thị Thu Huyền, người dân sống ở gần cầu ĐạmB'ri cho hay đã mua để sẵn trong nhà hàng trăm mét dây, hễ có tai nạn tại cầu là cả gia đình bà mang dây chạy ra cầu cứu người, cứu tài sản.
Ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GTVT Lâm Đồng, cho biết: "Trước mắt, 14 cây cầu hư hỏng nặng, Sở đề nghị các huyện chỉ đạo ngừng lưu thông, tháo dỡ cầu và có phương án đảm bảo lưu thông tạm thời khác, đồng thời đề xuất xin chủ trương đầu tư mới...".
Nguy hiểm luôn rình rập ở cầu treo suối cát ĐạmB'ri (xã Lộc Quảng) - Ảnh: Gia Bình
Bà Phạm Thị Thu Huyền ở gần cầu treo suối cát ĐạmB'ri chuẩn bị cả trăm mét dây để cứu người và tài sản rủi khi họ gặp tai nạn tại cầu - Ảnh: Gia Bình
Theo TNO
Mua nhà sẽ không phải qua sàn giao dịch Ngày 10-3, phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc tại Hà Nội. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi). Kiến nghị không bắt buộc bán nhà qua sàn giao dịch để hạn...