Đưa phong bì cho bác sĩ: Phạt tới 30 triệu đồng!
Từ ngày mai (31/12), 5 loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng ký ngày 14/11 sẽ chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm đáng chú ý là phạt đến 30 triệu đồng đối với hành đưa nhận, môi giới hối lộ trong khám chữa bệnh.
(Ảnh minh họa: alobacsi.vn)
Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính trong 5 lĩnh vực: vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh; vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế; vi phạm các quy định về dân số. Mức phạt tối đa cao nhất với cá nhân là 100 triệu đồng và gấp đôi đối với tổ chức.
Đáng chú ý là tại mục 2, điều 28, điểm 4 khoản a của Nghị định quy định: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000 đồng đối với một số hành vi đưa nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong khi đó, trước thực trạng phong trào “Nói không với phong bì” không hiệu quả, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Trưởng Y tế cho rằng cần phân biệt việc đưa phong bì trước và sau khi điều trị. Nữ Bộ trưởng khẳng định bệnh nhân đang ốm đau mà bác sĩ nhận tiền trước khi điều trị là có vấn đề. Còn “Văn hóa Viêt Nam… việc đưa quà biếu sau điều trị đó là tấm lòng của người bệnh” và do đó không cấm bác sĩ nhận quà sau điều trị.
Như vậy, việc đưa nhận phong bì trước, trong hay sau quá trình chữa bệnh với số tiền chưa đến mức truy cứu hình sự đều sẽ bị xử lý với mức phạt khá lớn.
Video đang HOT
Một điểm đáng chú ý khác của Nghị định này là phạt tới 30 triệu cho hành vi bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền”.
Ngoài ra, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị phạt tiền 10 – 15 triệu đồng nếu không chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp khi tình trạng người bệnh vượt quá khả năng chuyên môn.
Trong lĩnh vực vắc xin, Nghị định quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 -500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng trong bối cảnh nhiều ca tai biến sau khi tiêm vắc xin như Quinvaxem, vắc xin viêm gan B.
Nhân Hà
Theo Dantri
Ám ảnh căn bệnh thế kỷ nơi xã nghèo
Những người vợ mất chồng, những đứa trẻ mất cha và cả những đứa trẻ bơ vơ không nơi nương tựa. Căn bệnh thế kỷ đã len lỏi vào từng bản làng nơi xã nghèo miền sơn cước...
Xã Hồi Xuân nằm ngay cạnh thị trấn Quan Hóa, huyện vùng cao Quan Hóa, Thanh Hóa, vốn là một xã còn nhiều khó khăn. Toàn xã có chưa đến 1.000 hộ dân với 3.573 nhân khẩu. Trình độ dân trí nơi đây còn nhiều hạn chế. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma túy len lỏi, đeo bám khiến bao gia đình phải chịu khổ đau, ám ảnh.
Bản Khằm, xã Hồi Xuân được coi là điểm nóng với số người nghiện và mắc căn bệnh thế kỷ cao.
Theo con số báo cáo của Trạm Y tế xã Hồi Xuân, tính đến nửa đầu tháng 4/2013, toàn xã Hồi Xuân có 93 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 17 nữ (đã tử vong 2 người); nam giới 76 người (đã tử vong 28 người).
Khi được hỏi về tình hình tệ nạn xã hội nơi đây, Phó Chủ tịch UBND xã Hồi Xuân - ông Lữ Đình Bưu - thẳng thắn thừa nhận, 5, 6 năm trở về trước, tình hình tệ nạn ở địa phương rất phức tạp. Những năm gần đây, nhờ công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương ngay tại các điểm trường mà tệ nạn đã giảm hẳn.
Ông Lữ Đình Bưu, Phó chủ tịch UBND xã Hồi Xuân trao đổi với PV.
Cả xã có 7 thôn bản, khu phố, trong đó bản Khằm và bản Cốc là hai địa bàn phức tạp nhất. Nói về nguyên nhân dẫn đến tình hình người địa phương nghiện ma túy những năm qua, ông Bưu nhận định: có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất là hai khu vực này rất nhiều dân vãng lai đến. Hơn nữa đây là điểm giao lưu giữa Mai Châu (Hòa Bình) và Quan Hóa. Thanh niên ở đây ăn chơi đua đòi, ngay tại bản Khằm đã có khoảng 20 thanh niên vướng vào tệ nạn xã hội và mắc HIV/AIDS, nay đã chết.
Trước tình hình phức tạp của căn bệnh thế kỷ, để tuyên truyền, vận động người dân phòng tránh bệnh, chính quyền địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS. Theo đánh giá của chính quyền địa phương, tệ nạn xã hội cao điểm nhất là năm 2005 - 2009. Những năm trở lại đây, nhận thức của người dân về tệ nạn xã hội cũng như căn bệnh này đã ngày càng được nâng cao.
Bản Khằm, bản nằm gần trung tâm xã Hồi Xuân, cả bản có hơn 200 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu, là một trong những bản có nhiều người nghiện và mắc phải căn bệnh thế kỷ. Trưởng bản Phạm Hồng Sơn cho biết: "Đây là bản nghèo, lứa tuổi nghiện ngập chủ yếu ở 35 - 40, họ trước đây vốn là những thanh niên trai tráng của bạn, nhưng sa vào con đường ăn chơi, đua đòi. Vào khoảng những nằm từ 2000 - 2005, số người nghiện cái chết trắng ở bản tương đối nhiều".
Cũng bởi ngày trước, thanh niên trong bản ít học, không hiểu được tác hại của ma túy, cứ tưởng tiêm, chích hút vào là khỏe. Sau đó các cấp ngành tuyên truyền nên người dân đã hiểu. Trong năm 2013, cả bản không có thêm trường hợp nghiện ngập nào phát sinh. Trưởng bản thở dài khi nhớ lại những năm 2009 - 2010, mỗi tháng trong bản có 4 - 5 người chết vì căn bệnh AIDS. Hiện trong bản chỉ còn khoảng 9 người nghiện ma túy. Những ai bị nghiện, những ai đã bị AIDS cướp đi sự sống, trưởng bản Sơn đều nhớ cả.
Ánh mắt đượm buồn, trưởng bản kể đến những gia đình cả bố mẹ đều bị nhiễm HIV rồi lây sang con. Đó là gia đình anh C.V.T và chị H.T.P. Có những trường hợp cả hai vợ chồng chết vì AIDS, bỏ lại đứa con gái đang tuổi ăn, tuổi học cũng bị lây nhiễm. Có điều, ở xã nghèo này trẻ nhiễm HIV vẫn được đến trường đều đặn, ở đây không có sự kỳ thị với người nhiễm HIV. Các thầy cô giáo rất quan tâm đến những trường hợp học sinh đặc biệt này, vừa giúp các em không bị xa lánh, vừa bảo đảm an toàn cho những học sinh khác.
Khi được hỏi về những trường hợp người phụ nữ nuôi con một mình, ông Sơn nói: "Nhiều lắm, hơn 10 trường hợp, chủ yếu là chồng chết vì AIDS". Hầu hết các trường hợp này đều được nhận trợ cấp hàng tháng nhưng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn...
Trần Lê - Thái Bá
Theo Dantri
Nhiễm HIV ở nam giới đồng tính vẫn tăng cao Tính đến cuối năm 2012, ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam tiêm chích ma túy ở Việt Nam là 11%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới cũng đang có xu hướng tiếp tục tăng lên. Vào ngày Thế giới phòng, chống AIDS lần thứ 25 hôm nay (1/12), Liên Hợp Quốc chúc mừng...