Đưa bố mẹ ruột sang nhà “chạy lụt” giữa đêm, tôi bỗng dưng bị ăn mắng té tát vì tội dám để chồng làm một “việc xấu hổ”
Nước rút xong bố mẹ đã về, nhưng giờ tôi vẫn bị ông bà nhắn tin trách móc.
Chắc hiếm có gia đình nào giống như nhà tôi. Người ta gả con gái đi làm dâu thì thương con xót ruột, đây bố mẹ tôi lúc nào cũng thiên vị con rể!
Lúc nào bố mẹ cũng sợ con rể thiệt thòi nên cứ thấy chúng tôi về ngoại chơi thì câu đầu tiên họ hỏi là “Con Hạnh có bắt nạt thằng Bảo không?”. Tôi nhăn nhó oan ức thì chẳng ai dỗ, chồng tôi giả bộ khóc mếu khoe “Em Hạnh mới quát con vì đi chợ quên mua hành” thì bố mẹ sẽ mắng tôi lên bờ xuống ruộng. Tức không cơ chứ!
Ghen tị với chồng thế thôi chứ ngẫm ra anh xã tôi cũng xứng đáng được bố mẹ vợ cưng chiều thật. Chả biết kiếp trước tôi tu thành chính quả thế nào mà kiếp này vớ được anh chồng không chê vào đâu được.
2 vợ chồng mở chung một cơ sở kinh doanh, bên dưới anh làm shop bán đồ công nghệ, bên trên tôi làm dịch vụ spa, tiề.n kiếm được bao nhiêu chồng cho tôi làm “thủ quỹ” hết. Việc của chồng nhiều thời gian rảnh rỗi hơn nên anh chăm sóc con cái hộ vợ gần như cả ngày. Đưa đón con đi học, cho con ăn, cho con tắm, mang con đi chơi cho vợ tập trung khách khứa. Về nhà lại nấu sẵn cơm canh cho vợ, nhà cửa không có giúp việc mà chồng tôi dọn hết.
Anh ấy cũng chẳng có tật lăng nhăng, cả ngày quanh quẩn gần vợ không cách xa quá 5 mét. Khách toàn trêu tôi là “chồng dính như kẹo kéo”, xin vía chồng giàu giỏi 10 điểm như anh. Tôi chỉ biết cười vì thấy mình hạnh phúc quá.
Mấy hôm mưa bão vừa rồi Hà Nội nhiều chỗ ngập lụt. Nhà vợ chồng tôi may ở khu cao ráo không dính tí nước nào, thế nhưng nhà mẹ đẻ tôi lại ở ngay khu ngập nặng. 12h đêm tôi đán.h xe qua sơ tán bố mẹ đúng hôm sau bão Yagi. Mưa to như trút nhưng may kịp đưa ông bà đi trước khi nước ngập vào.
Thấy ông bà ngoại sang ở cùng vài hôm thì con tôi sướng lắm. Nó hò hét ầm ĩ cả lên, rủ ông bà chơi hết cái nọ đến cái kia, còn tặng ông bà cái chăn mỏng dính của nó để đắp đi ngủ.
Video đang HOT
Ông bà ngó quanh không thấy con rể đâu nên sốt sắng hỏi. Tưởng chồng đi đổ rác nên tôi nhắc bố mẹ cứ tắm rửa trước đi. Ai dè mẹ tôi vừa vào nhà tắm đã hét lên khiến ai nấy giật mình.
Hóa ra chồng tôi đang hì hục giặt đồ ở trong đấy. Chắc tại đêm hôm trước bão to, quần áo bay rơi xuống ban công toàn cây cối, dính đất bẩn không cho vào máy được nên chồng tôi mang đi giặt tay.
Đương nhiên là mẹ tôi lại lên cơn xúc động, khen con rể bằng đủ loại câu chữ. Nào là thằng Bảo khéo tay hay làm, chăm chỉ siêng năng. Còn con Hạnh thì “vừa xấu vừa lười”, cả ngày cứ chảy thây ra ở spa để chồng phải làm hết.
Nghe mẹ chê mình như con ghẻ khiến tôi dở khóc dở cười. Dù biết mẹ chê yêu thôi nhưng cứ quen thế thì người ngoài lại tưởng tôi được nhặt ở bãi rác! Ông ngoại với con tôi thì cứ bò lăn ra cười, ngồi xem kịch hay do 3 người trong nhà tắm diễn.
Mấy mẹ con đùa nhau một hồi xong tôi ra bếp chuẩn bị nấu mì cho ông bà ăn tạm. Đang thái thịt thì tự dưng mẹ xồng xộc chạy ra, chống nạnh xong nói một tràng làm tôi chế.t điếng.
- Sao mày dám bắt con rể tao giặt cả đồ phụ nữ thế? Mày đẻ một đứa rồi mà không biết làm trò trống gì vậy? Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Đây thằng Bảo xây hết rồi mày chỉ việc hưởng thôi, thế mà cái quần con cũng không tự giặt được, phải để tay chồng vò cho. Mẹ quá xấu hổ về mày luôn con ạ!
Chồng tôi hớt hải để nguyên 2 tay dính xà phòng chạy ra ngoài. Nghe mẹ mắng vợ xong mặt anh méo xẹo, vội nói đỡ cho tôi rằng vợ bận kiế.m tiề.n nên anh phụ tí không sao cả. Mẹ tôi lại càng mắng tợn hơn, bố tôi cũng nhảy vào bảo đàn ông không nên làm mấy việc cỏn con như thế.
Tôi mếu máo không biết thanh minh như nào. Bình thường về tôi vẫn tự xử việc nhà đấy chứ, ngay lúc ấy tôi cũng đang chuẩn bị nấu nướng còn gì! Có phải tôi đè đầu cưỡi cổ ép chồng giặt hộ đâu. Không ngờ mẹ lại thấy đống quần “nhạy cảm” của tôi, thế nên bà mới mắng con gái té tát như vậy.
Tôi ngại quá chẳng biết nói gì nữa, đành vào nhà vệ sinh giặt nốt thay chồng rồi tự giác phơi luôn. Nghĩ mà ấm ức thiệt chứ. Bố mẹ bênh con rể chằm chặp như thế thì tôi khác gì “người ngoài hành lang” đâu!
Mấy hôm ở cùng tôi vẫn bị bố mẹ soi hết cái nọ đến cái kia. Nay bố mẹ về rồi mà tôi vẫn nhận được tin nhắn than thở từ mẹ, nhắc tôi phải chia sẻ công việc chăm sóc gia đình với chồng nhiều thêm nữa. Đúng là làm con ruột cũng áp lực thật chứ!
Bế tắc với ông chồng 42 tuổ.i hơi tí là dỗi bỏ cơm, chạy về nhà mẹ mách lẻo
Cưới nhau hơn 10 năm, đến nay tôi thấy hết chịu nổi ông chồng 42 tuổ.i không chịu lớn, hơi một tí là dỗi bỏ cơm, chạy về nhà mẹ mách tội vợ, khiến bà trách mắng tôi.
Chồng tôi năm nay 42 tuổ.i, độ tuổ.i đáng ra phải hết sức trưởng thành và chín chắn theo như suy nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên, dường như anh vẫn mãi không chịu lớn so với vẻ ngoài lịch lãm của một người đàn ông trung niên.
Tôi và chồng vốn là bạn học cùng cấp 3. Ngày biết tôi yêu anh, mẹ không ngăn cấm nhưng lại nói: "Con nên suy nghĩ kỹ, nó bằng tuổ.i con, lại là con một trong nhà, nên con sẽ khó mà nhận được sự quan tâm, chăm sóc như những người khác". Lúc đó, vì quá yêu nên tôi bỏ qua những lời cảnh báo của mẹ, quyết định cưới chỉ sau nửa năm yêu đương. Càng chung sống, tôi càng ngấm những điều mẹ nói.
Lấy nhau xong, hai vợ chồng tôi ở nhà riêng, nhưng gần sát vách nhà bố mẹ chồng. Vì vậy, mọi việc trong nhà tôi, họ nắm được hết. Thời gian đầu mới về làm dâu, tôi thường xuyên bị mẹ chồng gọi sang, trách tôi nấu ăn không hợp khẩu vị chồng, khiến anh khó ăn, phải sang xin cơm nhà bố mẹ.
Tôi đã cố gắng điều chỉnh, nhưng vốn mỗi nhà một thói quen ăn uống nên làm vừa ý anh không đơn giản. Hơn nữa, thay vì góp ý thẳng với vợ, anh thường chỉ thở dài và về mách mẹ khiến tôi rất bối rối khi nghe phản hồi từ phía bà.
Chồng là con một nên mãi vẫn chưa trưởng thành dù đã ngoài 40. (Ảnh minh họa: AI)
Khoảng nửa năm, tay nghề nấu ăn khá lên, tôi không còn phải nghe mẹ chồng nhắc nhở chuyện bếp núc nữa thì hàng loạt vấn đề khác nảy sinh xung quanh cuộc sống của tôi với người chồng con một. Vốn được bố mẹ cưng chiều nên chồng tôi rất hay giận dỗi nếu không vừa ý. Lúc mới cưới, tôi nghĩ hai đứa còn trẻ thì điều đó cũng tạm chấp nhận được. Nhưng rồi 12 năm trôi qua, tuần nào cũng có chuyện khiến anh dỗi làm tôi vô cùng mệt mỏi.
Chồng tôi khi thì dỗi vì vợ đi làm về muộn, không kịp nấu cơm cho anh đúng giờ để kịp hẹn bạn bè đi cà phê tối; khi thì vì vợ chưa kịp là bộ quần áo đi làm của anh, khiến anh mất thời gian mặc lên rồi lại phải thay ra. Cũng có khi chồng dỗi vì tập tài liệu để trong nhà bị thất lạc, hay vì từ chối nhu cầu gần gũi của anh khi đang ốm mệt.
Mỗi lần dỗi, chồng tôi thể hiện ra mặt, hết sức sưng sỉa, sau đó bỏ về nhà mẹ đẻ nằm lì ở đó cả ngày, mặc kệ cả nhà chờ cơm.
Lúc con cái còn bé, tôi nhẫn nhịn sang nhà bố mẹ chồng kéo anh về để làm hòa, để ông bà đỡ ý kiến. Sau này con lớn, tôi đã quá quen với các cơn dỗi của anh nên thường để bọn trẻ sang bên ông bà gọi bố về nhà, không còn phải lóc cóc chạy theo anh xin lỗi như thời trẻ.
Nhưng vấn đề của chồng không chỉ có thế. Mọi việc trong nhà tôi luôn là người đứng ra lo liệu. Mỗi khi có việc cần bàn bạc để quyết định, tôi đem ra trao đổi với chồng, anh đều bảo: "Để anh tham khảo ý bố mẹ xem sao đã!". Ngay cả tới chuyện công việc của tôi và anh, ở tuổ.i tứ tuần, chồng vẫn không thể đưa ra ý kiến mà đợi hỏi bố mẹ. Còn các việc lớn nhỏ khác, anh để mình tôi tự lo liệu với lý do bận công việc.
Mười mấy năm sống bên chồng, tôi có cảm giác mình biến thành người đàn ông trong nhà. Không chỉ lo hết chuyện chợ búa, cơm nước, đưa đón con cái hay kèm chúng học hành, đến cả những việc như sửa chữa nhà cửa, điện nước, tôi cũng phải tự lo chứ đừng hòng trông mong vào ông xã. Nhiều lúc gồng mình quá, tôi thực sự đuối sức, stress vô cùng. Còn chồng tôi vốn không phải lo nghĩ gì nên ngày càng phong độ, trẻ đẹp.
Một ngày gần đây, công việc ở công ty bị dồn lại khiến tôi hết sức căng thẳng. Trở về nhà lúc 19h trong trạng thái chán chường, tôi bước vào nhà thì con gái chạy ra thông báo không nấu cơm được vì tắc ống thoát nước, nước dềnh lên hết cả hai bồn rửa.
Quay sang chồng, tôi thấy anh vẫn thản nhiên ngồi xem chương trình thể thao như không có việc gì xảy ra. Bao bực tức dồn lại, tôi gào lên trách móc chồng. Anh có vẻ không hiểu tại sao tôi lại nổi điên như vậy, vì bao lâu nay những việc ấy tôi đều tự mình làm.
Rồi anh đùng đùng nổi giận, bỏ thẳng về nhà mẹ. Còn tôi sau khi lấy lại bình tĩnh cũng đã kịp xử lý phần cống tắc và nấu xong bữa tối. Tuy nhiên, khi dọn mâm cơm lên, tôi bỗng đắng lòng khi nghĩ về cái cảnh gồng mình làm đàn ông trong nhà, có chồng nhưng vẫn có cảm giác cô đơn cùng cực. Vậy là thay vì bảo con sang gọi bố về, tôi và hai đứa ăn cho xong bữa tối và dọn dẹp.
Hôm đó, mẹ chồng nhắn tin cho tôi, mắng tôi để chồng bụng đói chạy sang nhà bà ăn ké. Tôi chỉ dạ vâng cho xong chuyện, nhưng làm lành với chồng và gọi anh về thì thực sự tôi không muốn. Tôi biết, nếu mình im lặng thì chồng sẽ ở lì bên đấy, rồi mẹ chồng lại tiếp tục lấy cớ để mắng tôi không biết giữ hòa khí gia đình.
Tắc cống chỉ là chuyện nhỏ, nhưng nó kéo theo bao bức xúc tích tụ của tôi trong bằng đấy năm chung sống. Nếu nói gia đình bất hòa chỉ vì cái cống thoát nước, chắc ai cũng phì cười, ai ở tình cảnh tôi chắc sẽ thấu hiểu được tâm tư đó.
Tôi biết nếu cứ nhẫn nhịn và cho qua, những tình huống như thế sẽ lại xuất hiện. Nhưng làm cách nào để chồng chịu trưởng thành lên và hiểu được nỗi khổ của vợ thì thực sự tôi bế tắc. Tôi phải làm gì đây?
Thấy quà Trung thu chồng chuẩn bị cho nhà ngoại, da mặt tôi tê rần mà không dám hé răng trách nửa lời Tôi nhìn quà Trung thu mà chồng đã chuẩn bị sẵn cho nhà ngoại mà sững sờ. Năm ngoái, chồng phát hiện một chuyện mà tôi giấu giếm anh. Đó là tôi lén chồng đưa 200 triệu cho anh trai vay để xây nhà mà không nói qua cho anh biết. Bởi tôi sợ chồng sẽ không đồng ý cho anh vợ vay...