Du lịch Tây Bắc: Săn mây Hang Kia – Pà Cò đẹp tựa tiên cảnh
Trải nghiệm săn mây ở Hang Kia Pà Cò khiến du khách như đang lạc vào chốn tiên cảnh trên đường du lịch Tây Bắc.
Chốn tiên cảnh Hang Kia – Pà Cò. Ảnh: Thu Huong Nguyen
Tọa lạc ở giữa dải núi Xà Lĩnh và Lương Xa, hai xã Hang Kia và Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) có độ cao khoảng 1.000m so với mực nước biển. Bốn bề là núi đá, khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ, đây là điểm đến lý tưởng trên bản đồ du lịch Tây Bắc.
Đứng trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò săn mây bạn sẽ đắm mình trong biển mây trắng muốt bồng bềnh, lãng đãng trôi đẹp tựa tiên cảnh, khiến trái tim biết bao du khách xốn xang. Phía dưới là những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, những ngôi nhà của người H’Mông trong thung lũng hiện ra tạo nên một khung cảnh đẹp say lòng người.
Biển mây trắng muốt. Ảnh: Thu Huong Nguyen
Mùa săn mây từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Thời gian săn mây lý tưởng nhất là khoảng 5-10h sáng. Bạn tha hồ ngắm nhìn ánh bình minh nhuộm màu hồng cam hòa quyện cùng những đám mây trắng xốp, tạo nên một khung cảnh kỳ ảo. Một số điểm săn mây đẹp phải kể đến Cổng Trời, khu Pà Khôm đi Thung Mài, núi Sảm Thà…
Đến Hang Kia Pà Cò ngoài việc săn mây bạn sẽ có cơ hội khám phá nhiều nét đẹp văn hóa của đồng bào vùng cao đặc biệt là dân tộc H’Mông. Trải nghiệm cung đường đến các bản làng, đến những nơi còn giữ được nhiều nét hoang sơ, cảnh sắc cũng như con người vẫn còn nguyên sự bình dị gần gũi như như đồi chè, vườn mận khu Tà Xông A, khu Tà Xồ, Thung A Láng.
Khám phá các cung đường tới bản làng. Ảnh: Thu Huong Nguyen
Video đang HOT
Từ trung tâm huyện Mai Châu, di chuyển khoảng 40km, trong đó có đoạn qua núi cao, du khách sẽ đến xã Pà Cò. Từ đây bạn đi thêm khoảng 10 km nữa là đến xã Hang Kia.
Về miền cổ tích Hang Kia - Pà Cò
Giữa những ngày Hè nóng bức, cách Hà Nội gần 180 km, chỉ mất khoảng 3-4 tiếng chạy xe, bạn có thể lạc vào một thế giới khác hẳn, với không khí lành lạnh như châu Âu, có thể ngồi ăn tối trong làn mây đặc quánh bao quanh.
Đó chính là Hang Kia - Pà Cò.
Thung lũng Hang Kia - Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) nằm giữa bốn bề núi đá, quanh năm mây mù bao phủ. Nơi đây không chỉ có phong cảnh đẹp như miền cổ tích mà còn chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc như nếp nhà tranh 3 gian 2 chái, phụ nữ dệt vải, may áo, váy thổ cẩm...
Săn mây ở Hang Kia - Pà Cò. (Ảnh: Cung Phượt)
Thung lũng Hang Kia - Pà Cò đẹp như miền cổ tích. Hang Kia - Pà Cò nằm ở giữa dải núi Xà Lĩnh và Lương Xa, với độ cao trung bình từ 800-900m so với mặt nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ và được bao quanh bởi rừng nguyên sinh với thảm thực vật vô cùng phong phú.
Điểm nóng m.a tú.y thành điểm săn mây tuyệt đẹp
Hang Kia, theo tiếng Thái là "Hang Dơi", còn Pà Cò có nghĩa là "Rừng Dê", địa bàn cư trú của đồng bào Mông ở hai xã này vốn trước kia là những bản của người Thái sinh sống. Tuy nhiên vì không phù hợp với tập quán canh tác và sinh hoạt nên người Thái nơi đây đã di chuyển đi nơi khác.
Cách thị trấn Mai Châu khoảng hơn 30km, Hang Kia - Pà Cò là hai xã khó khăn nhất của huyện Mai Châu, từng là thủ phủ của cây thuố.c phiệ.n và là điểm nóng về m.a tú.y, tệ nạn xã hội của tỉnh Hòa Bình. Nguyên nhân của tình trạng này là do người Mông ở đây có mối quan hệ thân thiết, huyết thống với người Mông ở huyện Vân Hồ (Sơn La) và người Mông ở nước bạn Lào.
Lợi dụng điều này, một số đối tượng đã thực hiện hành vi mua bán, vận chuyển trái phép m.a tú.y. Từ đó, hình thành các đường dây tội phạm và biến nơi đây trở thành điểm trung chuyển m.a tú.y từ Lào về Việt Nam.
Hiện tại, Hang Kia - Pà Cò đã trở về với nhịp sống bình yên như vốn dĩ của mình. Một vài hộ đã bắt đầu phát triển loại hình du lịch homestay, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Từ năm 2010 đến nay, hoạt động du lịch của địa phương bắt đầu có những bước phát triển mạnh.
Từ những năm 1986, Hang Kia - Pà Cò được quy hoạch thành rừng đặc dụng và đến năm 1997 được chuyển đổi thành Khu Bảo tồn thiên nhiên. Cư dân nơi đây có tới 90% là đồng bào dân tộc Mông hiện còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo.
Múa Khèn - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông nói chung và đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia - Pà Cò nói riêng. Vào những ngày hội, đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia - Pà Cò tổ chức giã bánh dầy để đãi bạn, đây cũng là một trong những nét ẩm thực độc đáo nơi đây.
Đoàn chụp lưu niệm tại cổng Hang Kia. (Ảnh: Huy Khôi)
Nét đặc trưng nhất của Hang Kia - Pà Cò đối với du khách là đến "cổng trời" để "săn mây". Từ trên cao, du khách có thể ngắm mây trắng bồng bềnh bao quanh các ngọn núi.
Chúng tôi tới Hang Kia vào một ngày cuối tháng 4. Khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau là thời điểm lý tưởng để săn mây bởi lẽ những ngày này có độ ẩm cao và lạnh sẽ dễ có cơ hội gặp mây hơn.
Tối hôm trước, chúng tôi ngồi ăn uống ngoài sân, mây bao quanh khiến chúng tôi có cảm giác như đang ngồi tủ lạnh, một chiếc tủ lạnh tự nhiên. Nếu không đội mũ, chỉ một lát là mây làm ướt sũng tóc. Trời càng về khuya, càng lạnh, một vài cơn mưa kéo tới khiến đoàn chúng tôi ai cũng mừng thầm là sáng mai sẽ săn mây thành công.
Chúng tôi dậy từ 5 giờ sáng để có thể tới cổng trời lúc 5g30 săn mây. Trên đường đi, những con đường đất rải sỏi lổn nhổn, mù sương, đi cách nhau 1-2m mà "mờ mờ nhân ảnh". Chúng tôi càng chờ, càng không thấy mây xuống thấp, xoắn vào nhau đặc quánh và bồng bềnh bao quanh các đỉnh núi. Thế là săn mây thất bại.
Khà A Dính, chủ homestay A Dính, cho chúng tôi biết, nếu tối hôm trước mưa to, sáng hôm sau nắng to thì mới săn mây thành công. "Mùa này là mùa đẹp nhất để săn mây, hy vọng, các anh chị may mắn lần sau", A Dính nói.
Hang Kia và chợ phiên Pà Cò
Nếu săn mây thất bại, bạn có thể đi thăm Hang Kia và mua sắm ở chợ phiên Pà Cò. Thực ra, rất ít người được vào Hang Kia vì nơi đây không phải là điểm tham quan, mà thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Rất may, chúng tôi được người dân bản địa yêu quý và đích thân dẫn tới Hang Kia cho biết cái tên được lấy để đặt cho địa danh vùng này.
Điều các bạn hết sức lưu ý khi vào Hang Kia là tránh xa cây Ki, loài cây dại mọc dọc lối đi vào cửa hang, có lá có gai rất sắc, đâ.m vào đau nhói như kim châm. Người dân địa phương cho biết, nhiều khi mình không nhìn vào nó, nó cũng tự đâ.m vào người mình. Chúng tôi phải chủ động dùng giầy dẫm nát cây Ki để nó không đâ.m vào mình.
Vào hang, chúng tôi bắt gặp một vài chú dơi bay nhao từ đâu ra, rồi lại bay vụt đi. Hang Dơi là vậy. Lòng hang nhỏ, sâu hun hút. Có lúc chúng tôi phải cúi người bò cho khỏi cộc đầu. Trong hang có rất nhiều nhũ đá, dấu tích để lại hàng ngàn năm qua của những giọt nước chảy trên đỉnh.
Chợ phiên Pà Cò diễn ra vào các sáng Chủ nhật với các sản phẩm của người Mông bản địa. Những phản thịt lợn bản được bày bán ngay cổng chợ. Những miếng thịt lợn đỏ au như thịt bò, mỡ trắng và dày ự, giá cũng chỉ tương đương với thịt lợn ở thành phố, nhưng chắc chắn ngon hơn nhiều.
Những chiếc váy, áo do người dân tự may vá, thêu thùa cũng được bày bán, giá 1 triệu/ chiếc. Sở dĩ giá đắt vì đây hoàn toàn là đồ thủ công. Để may được 1 chiếc váy/ áo thổ cẩm, các chị/ các mẹ phải mất 1 tháng trời cặm cụi. Có những bà cụ người Mông chừng 70-80 tuổ.i mang những củ sâm quy, loài thực vật quý chỉ có ở vùng này và những chú chó Mông xinh xắn... đi bán. Mọi người thường mua và ít mặc cả vì thấy người dân nơi đây còn nghèo quá, mua để ủng hộ họ là chính.
Đoàn du khách chụp với các cháu bé người Mông ở làng Mông cổ, Hang Kia. ( Ảnh: Huy Khôi)
Với khí hậu quanh năm mát mẻ, lại nằm trên cung đường du lịch nổi tiếng nối Mai Châu và Mộc Châu, việc đến Hang Kia thường được khách du lịch kết hợp đi thăm các vùng lân cận. Chẳng hạn, nếu vào dầu năm dương lịch, bạn có thể chạy lên Mộc Châu ngắm hoa mận hay hoa đào, tranh thủ ghé vào Hang Kia chơi. Ở đây cũng có vườn mận để các bạn ngắm, nếu thích.
Nằm giữa Tân Lạc và Mai Châu trên đường quốc lộ 6, bạn có thể đi qua đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng là buổi sớm có thể ngắm bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối.
Xuôi về Mai Châu 30km, du khách có thể ghé thăm bản Lác, Mai Châu, một điểm tham quan nổi tiếng và thơ mộng giữa những dãy núi cao và đồng lúa xanh ngắt. Hiện bản Lác, Mai Châu đã phát triển du lịch cộng đồng với những chiếc xe điện đưa du khách đi tham quan 8 bản, có xe đạp đôi cho khách thuê đạp qua những cánh đồng lúa chín thơm ngát.
Du lịch Tây Bắc: Săn mây Tà Xùa du khách ngỡ lạc vào chốn thần tiên Tà Xùa - chốn tiên cảnh trên bản đồ du lịch Tây Bắc, khiến du khách choáng ngợp, biển mây trắng bồng bềnh huyền ảo ôm trọn những ngọn núi kỳ vỹ ở Sơn La. Tà Xùa - Chốn bồng lai tiên cảnh. Ảnh: Trang Phạm Không hề hoa mĩ khi gọi là "thiên đường mây Tà Xùa" bởi nơi đây quanh năm...