Du lịch Côn Đảo Cẩm nang, kinh nghiệm từ A đến Z
Được bình chọn là một trong những hòn đảo đẹp nhất Châu Á, Côn Đảo đang dần trở thành một địa điểm du lịch thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến hàng năm. Khung cảnh thiên nhiên hữu tình, giao hòa sông núi cùng với nét đẹp bí ẩn, bình dị giăng mắc mãi trong lòng những người đã từng một lần đến nơi đây. Để chuyến đi của bạn được trọn vẹn niềm vui đừng quên mang theo cẩm nang du lịch Côn Đảo “bỏ túi” của VNTRIP.VN nhé.
I. Vị trí tọa lạc
Côn Đảo – một quần đảo ở ngoài khơi biển Nam Bộ nơi gắn liền với bao sự kiện lịch sử trong công cuộc giải phóng dân tộc. Gần đây, Côn Đảo vinh dự được bình chọn là một trong “12 hòn đảo bình yên nhất châu Á” theo trang báo danh tiếng CNN.
Côn Đảo nằm cách thành phố Vũng Tàu khoảng 97 hải lý trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Quần đảo có tổng diện tích đất nổi vào khoảng 76km2, bao gồm mười sáu hòn đảo, trong đó đảo Côn Sơn là lớn nhất.
Vẻ đẹp Côn Đảo khiến khách du lịch quên hết đi sầu muộn (Ảnh: ST)
II. Phương tiện di chuyển đến Côn Đảo Vũng Tàu
Máy bay: Hiện nay ở Côn Đảo có sân bay Côn Sơn phục vụ cho những chuyến bay nội địa từ hai địa điểm Sài Gòn và Cần Thơ, không có chiều từ Hà Nội. Giá vé máy bay từ Sài Gòn đến Côn Đảo là khoảng 1.000.000đ/chiều và giá vé chặng Cần Thơ – Côn Đảo là khoảng 750.000đ/ chiều. Tàu: Bạn cũng có thể chọn tàu làm phương tiện di chuyển ra Côn Đảo với giá vé giao động từ 200.000 – 300.000đ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ bởi thời gian đi tàu khá là lâu (khoảng 11 – 12 tiếng) và với những bạn bị say sóng thì đi tàu trong một thời gian lâu như vậy sẽ khá là mệt mỏi.
III. Các địa điểm tham quan nổi tiếng ở Côn Đảo
1. Vịnh Đầm Tre
Vịnh Đầm Tre với nét đẹp hoang sơ, bình dị đến “tan chảy” lòng người. Đến đây, bạn không những sẽ chỉ đắm chìm vẻ đẹp tinh khôi của sông nước mà còn có thể khám phá khu rừng ngập mặn, xem chim yến làm tổ trong mùa sinh sản.
Vẻ đẹp hoang sơ một góc Vịnh Đầm Tre Côn Đảo (Ảnh: ST)
2. Vịnh Côn Sơn
Một địa danh không thể thiếu trong cẩm nang du lịch Côn Đảo là Vịnh Côn Sơn. Vịnh bao gồm hệ thống 14 hòn đảo nhỏ to khác nhau trong đó có những hòn đảo quây quần lại như một đại gia đình và có những cụm đảo lại sừng sững giữa khơi xa. Những hòn đảo mộng mơ rực rỡ muôn sắc san hô càng đẹp hơn dưới nắng vàng sẽ khiến du khách không thể rời mắt.
Du lịch Côn Đảo khám phá cuộc sống ngư dân ở Vịnh Côn Sơn Việt Nam (Ảnh: ST)
Khung cảnh vừa bí ẩn vừa bình yên trên vịnh Côn Sơn (Ảnh: ST)
3. Bãi Lò Vôi
Nằm ở phía Đông Bắc của thị trấn Côn Đảo, bãi Lò Vôi và bãi An Hải là một trong những bãi biển đẹp nhất nằm ở hai đầu hòn đảo. Đến đây, du khách cũng sẽ cảm nhận được không khí trong lành, hoang sơ đặc trưng của Côn Đảo cùng với làn nước trong vắt soi bóng mây trời. Khi đi du lịch Côn Đảo bạn không nên bỏ lỡ nơi đây.
Sự hoang sơ của bãi Lò Vôi thuộc Côn Đảo Vũng Tàu (Ảnh: ST)
4. Bãi tắm An Hải
Nằm ngay trung tâm huyện Côn Đảo, bãi tắm An Hải là một trong những bãi biển đẹp nhất Côn Đảo, du khách cần đi bộ khoảng 10 phút từ trung tâm là đến bãi biển. Biển nơi đây êm dịu với dải cát trắng dài trắng mịn, làn nước trong mát soi bóng những hàng dương cổ thụ rất thích hợp cho các chuyến dã ngoại.
Vẻ đẹp thiên nhiên ở bãi An Hải, Côn Đảo (Ảnh: ST)
5. Bãi Đầm Trâu
Bãi Đầm Trâu được ví von với cái tên rất mỹ miều là “nàng tiên ngủ quên”, tuy nơi đây sở hữu khung cảnh đẹp nên họa, nên thơ nhưng lại chưa được biết đến nhiều. Cách trung tâm thị trấn 14km và sân bay Cỏ Ống 12km, Đầm Trâu là điểm đến lý tưởng cho các chuyến dã ngoại, tắm biển, ngắm san hô và trải nghiệm hành trình phiêu lưu, khám phá miền đảo xa, note ngay địa điểm này vào cẩm nang du lịch Côn Đảo của bạn nhé.
Bình minh trên bãi Đầm Trâu (Ảnh: ST)
6. Hòn Cau
Quần đảo Côn Sơn chỉ có duy nhất 2 đảo có nước ngầm, trong đó có hòn Cau. Phía trước Hòn Cau là bãi cát trắng trải dài ôm lấy ngọn núi trông từ trên cao xuống như hình cánh cung, điểm xuyết trên đó là những hàng cây dừa, cây phong ba “đưa mình” trong gió, những cơn sóng xô bờ tung bọt trắng xóa, tất cả tạo thành khung cảnh đẹp đến nao lòng người.
Bãi cát trắng Hòn Cau (Ảnh: ST)
Video đang HOT
Du lịch Côn Đảo nhất định phải ngắm vẻ đẹp rạo rực của rạn san hô Hòn Cau (Ảnh: ST)
7. Hòn Tre Lớn
Nơi đây được cho là nơi sinh sản chính của loài rùa biển và cũng là nơi lý tưởng để ngắm san hô. Ngoài ra, hòn Tre Lớn cũng là nơi sở hữu những khu rừng với thảm thực vật vô cùng phong phú góp phần tạo nên thiên đường xanh cho Côn Đảo. Bạn có thể đến thăm hòn đảo này bằng tàu theo tuyến từ Côn Sơn đến hòn Tre Lớn.
Quang cảnh một góc hòn Tre Lớn (Ảnh: ST)
8. Hòn Bảy Cạnh
Xếp vị trí thứ hai trong quần thể đảo ở Côn Đảo về diện tích, nơi đây quanh năm khí hậu trong lành, mát mẻ do được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh.
Khung cảnh đẹp đến nao lòng – Hòn Bảy Cạnh (Ảnh: ST)
Tưởng tượng ra khung cảnh được lênh đênh trên sông nước ngắm nhìn cảnh đẹp một chốn hoang sơ hay ngụp lặn dưới biển ngắm những rạn san hô rực rỡ sắc màu thật là phiêu du.
9. Hòn Bà
Hòn Bà – cái tên bắt nguồn từ một câu chuyện đầy tình mẫu t.ử t.hiêng liêng. Người ta kể rằng khi Nguyễn Ánh muốn cầu cứu sự trợ giúp của quân Pháp đã gửi hoàng tử sang làm con tin, trước cảnh đó, bà Phi Yến hết lòng can ngăn nhưng không được, bản thân bà lại bị Nguyễn Ánh tống giam vào một hang đá trên đảo này.
Về sau để tưởng nhớ đến người phụ nữ này người ta đã lập miếu An Sơn tức đền thờ bà Phi Yến.
Đền thờ bà Phi Yến vợ Nguyễn Ánh (Ảnh: ST)
10. Mũi Cá Mập
Trái ngược với cái tên có phần hung dữ “Mũi cá mập” nơi có cảnh quan yên bình tuyệt đẹp. Bãi Nhát nơi đây nổi tiếng với khung cảnh tinh khôi, xa xa là hai ngọn núi có hình thù tựa cặp tình nhân đang ngồi cạnh nhau. Những nhà nhiếp ảnh gia hẳn rất yêu đây vì họ sẽ săn được một chuỗi những bức ảnh đẹp đến mơ màng.
Khung cảnh bình yên, tĩnh lặng của mũi Cá Mập (Ảnh: ST)
11. Rừng nguyên sinh Ông Đụng
Thuộc vườn quốc gia Côn Đảo, bãi Ông Đụng nổi tiếng với vẻ đẹp trong xanh của những làn nước biển cùng với hình ảnh những hòn đá cuội xếp chồng lên hòn đá tảng. Bãi Ông Đụng được người dân nơi đây tận dụng tiềm năng du lịch bằng cách phát triển các chuyến du lịch ngắm cảnh các đảo bằng ca-nô máy kết hợp cùng câu cá chim hay lặn dưới lòng biển cả bao la ngắm nhìn những rạn san hô rực rỡ màu sắc. Đặc biệt đến nơi đây bạn sẽ có cơ hội được tham gia hoạt động trekking đầy thú vị.
Hệ sinh thái ở rừng nguyên sinh Ông Đụng (Ảnh: ST)
12. Sở Rẫy
Sở Rẫy nằm trên đảo Côn Sơn và có độ cao 260m so với mực nước biển. Đến Sở Rẫy, bạn có thể đi bộ tham quan rừng mưa nhiệt đới với nhiều loài cây có hình dáng lạ mắt cùng các loài động vật hoang dã. Ngoài ra, Sở Rẫy còn là nơi lưu dấu tích của các khu nhà đá cổ được xây dựng thời Pháp thuộc bằng sức lao lực của các tù nhân Cộng sản. Điểm đặc biệt, ngay giữa khu rừng có ngôi nhà sàn bằng – nơi bạn có thể ngắm toàn cảnh thị trấn Côn Sơn.
Khu rừng với thảm động thực vật đa dạng (Ảnh: ST)
13. Vườn quốc gia Côn Đảo
Có tổng diện tích gần 6000 ha trên cạn và 14.000 ha dưới nước. Vườn quốc gia Côn Đảo vẫn còn nguyên dáng vẻ hoang sơ do hoạt động của con người chưa làm biến đổi lớn tính tự nhiên của các hệ sinh thái biển.
Hệ sinh thái phong phú ở vườn quốc gia Côn Đảo (Ảnh: ST)
14. Đỉnh Thánh Giá
Nằm ở phía Tây Nam đảo Côn Sơn, núi Thánh Giá là ngọn núi cao nhất Côn Đảo, gắn liền với nhiều truyền thuyết tình yêu. Nơi đây được mệnh danh là “nóc nhà” của Côn Đảo bởi không nhiều người có thể trèo được l.ên đ.ỉnh núi cao chót vót phủ sương mờ kín lối này. Đây là một trong những địa điểm bạn nên đến khi đi du lịch Côn Đảo.
Đỉnh núi Thánh Giá – Côn Đảo (Ảnh: ST)
Tuy nhiên, trải qua biến cố của thời gian và lịch sử, đỉnh Thánh Giá này đã bị thay đổi hình dạng rất nhiều và cái tên Thánh Giá cũng dần bị trôi vào quên lãng.
15. Chùa Núi Một
Chùa Núi Một hay còn được gọi là Vân Sơn Tự, nơi được đ.ánh giá là ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam, một danh lam thắng cảnh hùng vĩ mà bạn không thể bỏ qua khi đến thăm Côn Đảo. Đứng từ nơi đây, bạn có thể thu vào tầm mắt toàn bộ cảnh sắc Côn Đảo, phía trước là biển dậy sóng, phía sau là những dãy núi xanh mướt.
Phong cảnh tuyệt đẹp ở chùa Núi Một Côn Đảo ở Vũng Tàu (Ảnh: ST)
16. Địa danh lịch sử
Dinh Chúa đảo tại Côn Đảo Vũng Tàu (Ảnh: ST)
Bảo tàng Côn Đảo địa điểm du lịch đáng nhớ (Ảnh: ST)
Khung cảnh “d.ã m.an” được tái hiện bên trong trại tù Phú Sơn (Ảnh: ST)
Khu di tích chuồng cọp – Khung cảnh khiến bạn xúc động đến rơi nước mắt (Ảnh: ST)
Nghĩa trang Hàng Dương – Nơi an nghỉ của bao chiến sĩ Cộng Sản, trong đó có chị Võ Thị Sáu (Ảnh: ST)
VI. Chơi gì ở Côn Đảo
Tham gia tour du lịch Côn Đảo lặn ngắm san hô (Ảnh: ST)
Trekking ở rừng nguyên sinh Ông Đụng (Ảnh: ST)
Xem rùa đẻ trứng tại hòn Tre Côn Đảo (Ảnh: ST)
Lang thang dạo bước từng góc phố, đặc biệt nhớ ghé Tôn Đức Thắng – Con đường đẹp nhất Côn Đảo để chụp ảnh check in “siêu ảo” (Ảnh: ST)
Nhấm nháp hương vị cafe (Ảnh: ST)
V. Món ăn đặc sản của Côn Đảo
Hình ảnh món ốc vú nàng lạ miệng (Ảnh: ST)
Món Cá mú đỏ nổi tiếng mà khi du lịch Côn Đảo nhất định phải nếm (Ảnh: ST)
Tôm hùm đỏ, đặc sản Côn Đảo (Ảnh: ST)
Đặc sản Mứt hạt bàng (Ảnh: ST)
Mắm cá cơm – Món nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn người dân nơi đây (Ảnh: ST)
VI. Địa điểm nghỉ ngơi tại Côn Đảo
Đặt phòng ngay tại VNTRIP.VN để nhận được những ưu đãi về giá hấp dẫn!
Six Senses Con Dao – View hướng ra biển “chất phát ngất” (Ảnh: ST)
ATC – Côn Đảo Resort – Khu Resort hướng ra biển (Ảnh: ST)
Con Dao Camping Hotel – Với những bungalow hình lều đáng yêu (Ảnh: ST)
Sai Gon Con Dao Resort – Phòng nghỉ được thiết kế bằng gỗ gần gũi thiên nhiên (Ảnh: ST)
Trên đây là cuốn cẩm nang du lịch Côn Đảo đầy đủ nhất mà VNTRIP.VN muốn gửi tới các bạn. Chúc bạn có một chuyến du lịch Côn Đảo thật vui vẻ và nhiều kỉ niệm!
Thăm An Sơn Miếu: địa điểm du lịch độc đáo tại Bà Rịa Vũng Tàu
An Sơn Miếu, hay còn được gọi là miếu bà Phi Yến, là nơi thờ cúng bà Phi Yến, thứ phi của vua Gia Long (Nguyễn Ánh).
Người dân Côn Đảo thờ cúng bà Phi Yến như một vị nữ thần thứ hai chỉ sau cô Sáu (nữ liệt sĩ Võ Thị Sáu). Du khách đến Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) không thể bỏ qua địa điểm du lịch An Sơn Miếu.
An Sơn Miếu - địa điểm thăm quan Vũng Tàu hấp dẫn nhiều du khách mỗi dịp tới Côn Đảo (Ảnh sưu tầm) |
Câu ca dao bao đời truyền lại
Đến thăm địa điểm du lịch Vũng Tàu - An Sơn Miếu, du khách sẽ được người dân Côn Đảo kể cho nghe câu chuyện về bà Phi Yến, một người phụ nữ đức hạnh, trung trinh. Bà là thứ phi của Nguyễn Ánh (sau là vua Gia Long).
Vào khoảng năm 1783, Nguyễn Ánh lúc bấy giờ để tránh sự theo dõi và truy đuổi của quân đội Tây Sơn nên đã trốn ra Côn Đảo. Thất bại liên tục nên Nguyễn Ánh muốn đưa hoàng tử Hội An (tên tục là hoàng tử Cải) cùng với Bá Đa Lộc sang Pháp để làm con tin cầu viện. Bà Phi Yến, thân sinh của hoàng tử Cải thấy thế mới khuyên rằng "Việc đ.ánh n.hau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ chúa công không nên nhờ vả ngoại bang, thắng được giặc Tây Sơn cũng chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều rối rắm về sau..."
Đến An Sơn Miếu, du khách sẽ được nghe kể lại câu chuyện ly kỳ về cuộc đời bà Phi Yến (Ảnh sưu tầm) |
Bởi những lời khuyên can ấy mà Nguyễn Ánh nghi bà Phi Yến có thông đồng với quân Tây Sơn, đem giam cầm bà trên một hòn đảo hoang vắng ở phía Tây Nam của Côn Đảo (là Hòn Bà ngày nay). Lệnh giam cầm vừa ban xuống, Nguyễn Ánh được tin quân Tây Sơn sắp đuổi theo đến Côn Đảo, bèn cùng tùy tùng chạy trốn. Hoàng tử Cải lúc bấy giờ khóc lóc đòi mẹ bèn bị Nguyễn Ánh thẳng tay ném xuống biển, trôi vào làng Cỏ Ống, người dân đã đem chôn cất và lập miếu thờ tại địa điểm du lịch này.
Bà Phi Yến được hai con vật rất khôn ngoan là vượn bạch hổ và hắc hổ cứu sống rồi đưa đến làng Cỏ Ống, nơi có phần mộ của hoàng tử Cải. Dân làng Cỏ Ống được tin đã dựng cho bà Phi Yến một nếp nhà gần đó để dễ dàng lui tới chỗ con trai.
Cũng từ câu chuyện của bà Phi Yến và hoàng tử Cải mà dân gian từ đó lưu truyền câu ca dao buồn "Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu lời đắng cay". Cải là tên tục của hoàng tử Hội An, còn Răm là tên tục của bà Phi Yến.
Nơi tôn vinh đức hạnh của người phụ nữ trung trinh
Tháng Mười âm lịch năm 1785, khi làng An Hải (nơi có An Sơn Miếu ngày nay) diễn ra hội chay tế lễ, người dân mới rước bà Phi Yến ra dự để thêm phần long trọng. Trong đêm hôm đó, tên Biện Thi, một gã đồ tể đã lẻn vào cấm phòng bà Phi Yến để giở trò s.àm s.ỡ, nhưng chỉ vừa nắm được tay, kẻ này đã bị dân làng bắt giam.
Để giữ tròn tiết hạnh của mình, ngay đêm ấy bà Phi Yến đã t.ự v.ẫn tại làng An Hải. Người phụ nữ "trung trinh tiết liệt" đã được người dân lập miếu thờ gọi là Miếu bà Phi Yến hay An Sơn Miếu và tổ chức lễ giỗ hàng năm vào ngày 18 tháng 10 âm lịch.
Trong tâm thức của người dân Côn Đảo, miếu bà Phi Yến như một vị nữ thần, thể hiện cho đức hạnh, nhân phẩm cao quý và phò trợ cho cuộc sống bình an của cư dân. Dần dần, đây không chỉ là nơi thể hiện văn hóa tinh thần của người dân Côn Đảo mà còn trở thành một địa điểm thăm quan Vũng Tàu nổi tiếng, hấp dẫn khách du lịch.
Ngôi miếu nằm bình yên giữa những nếp lá cây xanh mát, tĩnh lặng (Ảnh sưu tầm) |
Ngôi miếu bỏ bé, được lợp ngói âm dương bình dị như ở bao làng quê khác, nằm giữa những tán cây xanh rợp mát, trước sân là cây cối, hoa lá xanh tốt bốn mùa. Ngay sân trước là lư hương lớn để người dân và du khách đến dâng hương, bên trong có ban thờ bà Phi Yến giản dị mà trang nghiêm, luôn được quét dọn, lau chùi sạch sẽ.
Trong miếu bà có bàn thờ: bên tả đề bốn chữ "Quốc thái dân an", bên hữu lại đề bốn chữ "Phong điêu vũ thuận". Người dân nơi đây đã mượn đức độ của bà Phi Yến mà mưu cầu sự bình yên cho nước non, bá tính, cũng bởi thế mà miếu bà được gọi là An Sơn Miếu.
Ban thờ tĩnh lặng, trang nghiêm phía bên trong miếu (Ảnh sưu tầm) |
Lễ giỗ độc đáo của người dân Côn Đảo
Để tưởng nhớ đức hạnh của bà, hàng năm người dân làng An Hải tại địa điểm du lịch Vũng Tàu thường tổ chức Lễ giỗ vào dịp tháng 10 âm lịch. Lễ giỗ hàng năm được tổ chức rất long trọng và coi như một di sản văn hóa độc đáo của người dân Côn Đảo, cũng được xếp vào những lễ hội Vũng Tàu đặc sắc được nhiều du khách quan tâm nhất.
Từ đêm 17/10 âm lịch, người địa phương bắt đầu bày các loại hoa quả, xôi chè để cúng Bà và đãi khách thập phương. Mỗi hộ dân cũng đến miếu để dâng lên những món đồ chay mộc mạc và thành tâm cầu khấn đức Bà ban cho những điều tốt lành, may mắn.
Sau khi lễ xong, người ta bắt đầu các hoạt động văn nghệ, vui chơi nhảy múa cực kỳ náo nhiệt. Đặc biệt nhất là với những người yêu thích loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử thì sẽ có cả một đêm thức cùng những câu hát mượt mà, đằm thắm đó.
Tới 9h sáng ngày 18/10 âm lịch, buổi lễ chính thức bắt đầu. Lễ vật dâng Bà là hương, hoa, bánh và hoa quả được bày biện trên những chiếc mâm tỉ mỉ và đẹp mắt. Nhiều người đội lễ đội mâm lên đầu rồi xếp thành hàng dài thẳng tắp.
Người dân kính cẩn hành lễ dâng hương và dâng những vật phẩm chay tịnh khác (Ảnh sưu tầm) |
Trong nền nhạc lễ lúc réo rắt, khi trầm buồn, làn khói hương tôn nghiêm, thành kính, người dân làng An Hải và rất nhiều du khách dâng lễ, thắp hương. Ai ai cũng mong muốn cho gia đạo yên ấm, cuộc sống thái bình.
Sau phần nghi lễ trang trọng, du khách và tất cả người dân dự lễ sẽ được thưởng thức những món ăn chay, do người dân đóng góp nguyên liệu và chế biến. Những món chay vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng lại thanh tịnh, là tấm lòng mà người dân An Hải dâng cúng bà Phi Yến và cũng để thết đãi khách phương xa.
Cứ mỗi năm dịp giỗ bà Phi Yến là An Sơn Miếu lại nhộn nhịp, rộn ràng, được rất nhiều du khách ghé thăm để tận hưởng một không khí lễ hội trang trọng, ấm cúng. An Sơn miếu như một điểm tựa tinh thần, là nơi người dân An Hải, cũng như Côn Đảo luôn luôn trân trọng và thờ cúng cẩn thận.
Nếu du khách có dịp du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, hãy đến địa điểm du lịch Vũng Tàu - An Sơn Miếu để nghe câu chuyện về người phụ nữ trung trinh tiết liệt và khám phá đời sống tinh thần nhiều màu sắc của người dân Côn Đảo.
Du lịch Vũng Tàu: Khám phá nét huyền thoại của Hòn Cau Cồn Đảo Nằm trong quần thể những hòn đảo đẹp nhất của Côn Đảo, Hòn Cau là một địa điểm dừng chân tuyệt vời, mang lại cho du khách những dư âm thú vị. Hòn Cau còn được gọi bằng một cái tên rất đẹp khác là hòn Phú Lệ. Địa điểm du lịch này luôn được nhiều du khách biết và muốn tới tham...