Du khách vượt núi, băng cát ngắm bình minh đầu tiên trên đất liền
Để tới được Mũi Đôi – điểm ngắm bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam, du khách phải băng qua đồi cát, địa hình núi và ghềnh đá chênh vênh.
Danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu nhìn từ trên cao, nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Ảnh: Quảng Hoài.
Khánh Hòa là địa phương có 2 cực địa lý của Tổ quốc, gồm: Điểm cực Đông trên đất liền ở Mũi Đôi – Hòn Đầu (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) và điểm cực Đông trên biển là đảo Tiên Nữ (thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa).
Danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu có hai mũi đất liền nhô ra biển. Mũi xa nhất nằm ở tọa độ khoảng 109028′0″ kinh độ Đông và 12039′0″ vĩ độ Bắc, được người dân địa phương gọi là Mũi Đôi. Nằm cách đó khoảng 500m, hòn đảo nhỏ rộng khoảng 20.000m2 là Hòn Đầu.
Hồi năm 2005, Mũi Đôi – Hòn Đầu được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Trước khi mặt trời lên, người tham gia hành trình phải tranh thủ đến cột mốc, và thử thách cuối cùng là leo thang dây lên vị trí cột mốc của cực Đông. Ảnh: Quảng Hoài.
Thời gian qua, nơi đây trở thành địa điểm yêu thích của những người đam mê trekking.
Anh Nguyễn Thanh Tâm (Khánh Hòa) là người đam mê các hoạt động trải nghiệm. Lúc rảnh rỗi, anh cùng những người bạn có chung niềm đam mê khám phá các địa điểm hoang sơ ở Khánh Hòa.
Anh Nguyễn Thanh Tâm (thứ hai từ phải sang) chụp ảnh cùng đoàn ngắm bình minh. Ảnh: Quảng Hoài
Mới đây, khi tiết trời địa phương nắng ráo, biển trong xanh, nhóm của anh Nguyễn Thanh Tâm đã có những trải nghiệm thú vị tại cực Đông.
Video đang HOT
Anh chia sẻ, để check-in địa điểm này người trải nghiệm cần kiên trì, có sức khỏe. Bởi hành trình tới nơi cần đến phải vượt núi, băng cát và cả những ghềnh đá chênh vênh.
Hành trình bắt đầu từ làng Đầm Môn, xã Vạn Thạnh lúc rạng sáng. Mọi người sẽ trải nghiệm đoạn đường 3km đường cát, băng qua những đồi cát khổng lồ ven biển.
Hành trình tới nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền phải băng qua những địa hình đồi núi, đồi cát và phải sử dụng la bàn để định hướng được vị trí để tránh bị lạc. Ảnh: Quảng Hoài
Sau chặng dừng chân, thành viên trong đoàn tiếp tục trải nghiệm khoảng 8km đường rừng, băng qua những con dốc cheo leo, địa hình phức tạp, thử thách ý chí của những ai tham gia hành trình.
Ngoài ra, việc di chuyển trong thời tiết nắng nóng càng làm cho chuyến đi trở nên khó khăn hơn, mỗi người tham gia hành trình này đều phải chuẩn bị cho mình đầy đủ nước, chất điện giải để bù năng lượng cho cơ thể.
Nhiều người mặc trang phục áo cờ đỏ sao vàng khi đến danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu. Ảnh: Quảng Hoài
Di chuyển khoảng 8 tiếng đồng hồ, người tham gia hành trình sẽ được dừng chân nghỉ ngơi, vui chơi qua đêm tại bãi Rạng.
Tiếp đó, du khách phải vượt thêm đoạn chừng 500m, từ bãi Rạng lúc rạng sáng để đến được cột mốc Mũi Đôi – Hòn Đầu, là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, nơi đón những tia nắng đầu tiên trong ngày.
Chị Huỳnh Thị Anh Đào ở Nha Trang check-in tại cột mốc đón bình minh. Ảnh: Quảng Hoài
Theo anh Nguyễn Thanh Tâm, để chinh phục được Mũi Đôi, mỗi người phải chuẩn bị đầy đủ nước, các trang thiết bị cần thiết, đồ vệ sinh cá nhân cũng như các loại thuố.c, dụng cụ y tế phòng trường hợp khẩn cấp.
“Hành trình gian nan, nhưng khi đã đến được Mũi Đôi, bạn sẽ thấy những gì mình trải qua để đứng bên cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc là điều cực kì xứng đáng”, anh Tâm nói.
Thầy Phạm Vũ Thanh An – giáo viên Trường THCS Võ Văn Ký ở TP Nha Trang tại cực Đông trên đất liền của Tổ quốc. Ảnh: Quảng Hoài
Đứng bên cột mốc Mũi Đôi – Hòn Đầu, chị Huỳnh Thị Anh Đào ở Nha Trang hào hứng khi lần đầu tiên có mặt tại địa điểm này, như một cách “chiến thắng bản thân”.
Chị miêu tả, cảnh sắc nơi đây thật đẹp, cồn cát giống như sa mạc, và suốt hành trình còn được thấy núi, biển, tàu thuyền, khung cảnh làng xóm. “Tới đây, ngắm mặt trời lên, bao mệt mỏi của tôi được xua tan và tự hào khi đứng ở cực Đông của Tổ quốc”.
Danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu lung linh dưới những tia nắng đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Ảnh: Quảng Hoài
Ngắm bình minh ở ghềnh Hoài Hải
Được giới thiệu về vẻ đẹp của ghềnh đá Hoài Hải (xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) từ lâu nhưng mãi đến gần đây, chúng tôi mới có dịp đón bình minh nơi đây, trong khoảng thời gian ít ỏi đến Bình Định.
Bãi cát vàng óng ả, nước biển trong xanh tại ghềnh Hoài Hải, Bình Định - Ảnh: THANH LY
Rời khách sạn lúc trời còn mờ sương, chỉ cần đi dọc quốc lộ 1 thuộc địa phận thị trấn Tam Quan, sau đó rẽ theo hướng đông nam chừng 10km sẽ đến ghềnh đá, dường như ở đây bình minh đến sớm hơn bất kỳ nơi nào tôi từng đặt chân đến.
Vài du khách tới từ lúc nào và lững thững tản bộ với đôi chân trần trên bãi cát vàng trải dài. Ngư dân đã dậy để chèo thuyền thúng đi bắt tôm cá khi trời vẫn còn tinh mơ.
Ghềnh đá nhìn từ xa là một bãi đá san sát mặt biển và cả những rặng núi đá nhấp nhô ngọn cao, ngọn thấp cách mực nước biển chừng hơn trăm mét. Do một thời gian dài dưới sự tác động của nước và gió biển nên những hòn đá đó được tạo tác với vô số hình thù cực kỳ lạ, bắt mắt.
Đỉnh Hoài Hải đón chúng tôi bằng mênh mông gió, nắng và tiếng sóng biển. Thật tuyệt khi lần đầu được ngắm biển từ trên cao trong ánh nắng ban mai như dải lụa vàng rực, óng ánh. Ngoài khơi xa, biển ôm ấp những con thuyền phập phồng nối nhau về sau một chuyến vươn khơi.
Gần hơn một chút là bãi cát vàng trải dài điểm xuyết dưới tán cây xanh, lác đác vài mái ngói đỏ tươi từ phía làng chài.
Những mỏm đá vươn sâu ra lòng biển tạo nên quang cảnh hùng vĩ - Ảnh: THANH LY
Rời khỏi đỉnh ghềnh, chúng tôi men theo bãi đá chạy dài ven biển, không thể không nhón chân nhảy đến những bàn thạch khổng lồ nhô cao so với mặt nước. Áp sát cơ thể vào thân đá, chúng tôi lắng tai nghe những âm điệu lúc ngọt ngào, lúc dữ dội của gió, của sóng biển, tận hưởng cảm giác thư thái bay bổng không dễ gì có được.
Khi đã thỏa thuê ngắm biển, chúng tôi ghé vào quán hải sản ven ghềnh đá. Dường như mọi thứ đều nguyên sơ từ những con ốc biển nướng béo ngọt đến những con tôm, con mực, con ghẹ hấp, chuộng nhất vẫn là món gỏi cá cơm mộc mạc theo kiểu thuyền chài. Cảm giác thật thú vị khi được tận mắt chứng kiến và thưởng thức những món dân dã do chính bàn tay ngư dân trực tiếp đán.h bắt và chế biến.
Mặt trời lặn dần sau ghềnh đá, thả chùm nắng cuối ngày xuống biển. Nhiệt độ dường như đã hạ xuống, sóng gió thổi nhẹ hơn, bãi cát rộng mở bên bờ biển đã thưa thớt dần những bước chân du khách. Đêm ấy, trăng đổ xuống khoang thuyền, gió lồng lộng mát lạnh chừng như thành những vệt dài không dứt theo bóng dừa đổ xuống biển.
Xuất hiện 'biển vô cực' ở Hải Phòng, khách mê mẩn, dậy từ 4h săn ảnh bình minh Khoảng 4-5h, bãi bồi được bao phủ bởi mực nước xăm xắp, trông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời, cảnh vật. Du khách gọi vui đây là "biển vô cực". Mới đây, loạt ảnh về "biển vô cực" ở Hải Phòng, vừa được du khách khai phá và chia sẻ trên một số diễn đàn mạng về du lịch,...