Dự án nghìn tỷ tại Chợ Sắt góp sức phát triển đô thị Hải Phòng
Tổ hợp 5 sao tại khu vực Chợ Sắt chính thức động thổ sáng 14/5/2022 sẽ góp sức chỉnh trang đô thị khu vực hồ Tam Bạc.
Bù đắp được những thiếu hụt về địa điểm vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, khu mua sắm đẳng cấp quốc tế, khu triển lãm, hội nghị… cho thành phố Cảng.
Tạo sức bật từ hạ tầng đô thị
Theo nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hải Phòng sẽ trở thành thành phố đi đầu cả nước về công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á. Để đạt được mục tiêu đó, Hải Phòng coi hiện đại hóa đô thị là một trong những giải pháp đột phá.
Trong năm 2022, Hải Phòng dự kiến triển khai 26 công trình trọng điểm để cải thiện hạ tầng, tạo sức bật thu hút đầu tư. Dự án chỉnh trang khu vực Chợ Sắt là một trong hai công trình trọng điểm về trung tâm thương mại của thành phố.
Chợ Sắt là một địa điểm quan trọng đã đi vào tiềm thức người Hải Phòng. Công trình được xây dựng vào thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc. Chợ Sắt nằm ở vị trí đắc địa, sát sông Tam Bạc, trên tuyến đường Quang Trung, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Nơi đây từng là trái tim thương mại của Hải Phòng và vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Qua thời gian và những biến cố lịch sử cùng với sự phát triển của thành phố, diện mạo đô thị cần có sự thay đổi để phù hợp. Chính vì vậy, khi quy hoạch lập dự án, UBND TP Hải Phòng quyết tâm đưa Chợ Sắt trở lại vị thế của mình trong một hình hài mới, một khu vực sầm uất với các hoạt động thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn và văn phòng. Đồng thời UBND TP cũng yêu cầu Chủ đầu tư giữ cái tên Chợ Sắt trong tên thương mại của dự án.
Tháng 7/2021, UBND TP Hải Phòng đã lập dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê Chợ Sắt và mời thầu công khai. Sau 4 tháng đấu thầu công khai và minh bạch, Công ty cổ phần May – Diêm Sài Gòn đã trở thành nhà đầu tư của dự án này, theo Quyết định số 3232/QĐ-UBND của UBND thành phố Hải Phòng.
“Việc thu hút thành công Công ty Cổ phần May Diêm Sài Gòn về đầu tư khu TTTM Chợ Sắt khẳng định môi trường đầu tư của Hải Phòng rất thông thoáng, hấp dẫn, chứng tỏ Hải Phòng là một điểm đến, là đối tác tin cậy của các nhà đầu tư. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu cho thành phố Hải Phòng, là minh chứng cho sự phát triển của Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới và thu hút nhà đầu tư”, ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng cho biết.
Tổ hợp nghìn tỷ gia tăng sức hấp dẫn cho TP Hải Phòng
Ngày 14/5/2022, UBND TP Hải Phòng phối hợp cùng công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn chính thức động thổ dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để chỉnh trang đô thị tại khu vực Chợ Sắt.
Công trình có quy mô 2 tòa tháp gồm 40 tầng nổi và 2 tầng hầm, chiều cao 146m sử dụng phương án kiến trúc của Công ty Hirsch Bedner Associates PTE LTD – HBA (Singapore) với chủ đề “Nơi gặp gỡ của những dòng sông”.
Tổ hợp TTTM tại khu vực Chợ Sắt sẽ trở thành biểu tượng mới của Hải Phòng
Video đang HOT
Ông Chu Ngọc Minh, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn chia sẻ: “Chúng tôi vinh dự và tự hào được UBND TP Hải Phòng tin tưởng và giao trọng trách thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để chỉnh trang đô thị tại khu vực Chợ Sắt – một công trình mang tính biểu tượng cho sự phát triển của Hải Phòng. Đây cũng là công trình quan trọng ghi dấu ấn của Công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn trong hành trình Bắc tiến. Với kinh nghiệm thực hiện thành công nhiều dự án lớn trên toàn quốc, Công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn sẽ mang tới một dự án mẫu mực về tiến độ và chất lượng công trình, xứng đáng là một biểu tượng kiến trúc mới của thành phố Cảng”.
Thiết kế dự án mang đậm bản sắc của vùng đất Hải Phòng
Theo kế hoạch, thời gian thi công công trình dự kiến kéo dài trong thời gian 36 tháng, hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2025. Khi hoàn thiện, tổ hợp sẽ bù đắp được những thiếu hụt về địa điểm vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, khu mua sắm đẳng cấp quốc tế, khu triển lãm, hội nghị… cho thành phố. Cùng với phố Tam Bạc, phố Thế Lữ và các khu phố cũ xung quanh, công trình sẽ tạo ra thế liên hoàn, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, kinh tế đêm…
Phối cảnh phần mái công trình với bể bơi và vườn trên cao
Khi đi vào hoạt động, tổ hợp sẽ do công ty TNR Holdings Vietnam quản lý và phát triển. Là nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam, TNR Holdings Vietnam ghi dấu ấn với nhiều dự án bất động sản cao cấp, tạo nên môi trường sống thuận ích tại các thành phố lớn với thương hiệu TNR Gold như: TNR Goldmark City, TNR GoldSeason, TNR GoldSilk Complex (Hà Nội) hay TNR The GoldView (TP.HCM). TNR Holdings Vietnam còn gặt hái nhiều thành công với chuỗi dự án khu đô thị TNR Stars tại các đô thị vệ tinh rộng khắp trên toàn quốc.
Phối cảnh tổng thể bên ngoài công trình với các đường uốn lượn phỏng sinh hình ảnh dòng chảy của các dòng sông
Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để chỉnh trang đô thị tại khu vực Chợ Sắt được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc, cải tạo cảnh quan đô thị, góp phần hoàn thiện quy hoạch tổng thể mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho thành phố, tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư kinh doanh của Hải Phòng. Đây sẽ là công trình kiến trúc tiêu biểu, là biểu tượng cho sự đổi mới thành công, cho sức hấp dẫn với nhà đầu tư của thành phố Cảng.
Các hình ảnh của sự kiện ngày mai sẽ tiếp tục được cập nhật trong link bên dưới: https://drive.google.com/drive/folders/1JP5kr9luwJ48wZzCDJv0QJLKyROl6TgG
Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, khu đô thị tỷ đô Ciputra giờ ra sao?
Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, khu đô thị tỷ đô Ciputra hiện còn hàng loạt lô đất trống và dự án bỏ hoang.
Khu đô thị Ciputra được đầu tư bởi Công ty TNHH phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị Việt Nam (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia). Trong ảnh: Khu đô thị Ciputra nhìn từ đường Phạm Văn Đồng.
Trong quá trình triển khai, dự án này đã nhiều lần được Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch. Trong ảnh, Ciputra có nhiều dự án xây mới và bỏ hoang.
Mới đây, UBND TP Hà Nội cũng đã phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long (Khu đô thị Ciputra) giai đoạn II, tỷ lệ 1/500 tại 13 ô đất ký hiệu 3-P, I.B.26-NO, I.B.27-CX, I.B.28-CX, I.C.36-NO, I.C.37-TH, I.C.38-THCS, I.C.39-HC, I.C.40-MG, 4-THPT và các ô đất ký hiệu I.B.29-NO, I.B.30-CX, I.B.31-CX thuộc quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm. Hình ảnh Ciputra tiếp giáp đường Nguyễn Hoàng Tôn.
Trong khi trước đó, vào năm 2016, 2 ô đất đã được điều chỉnh gồm: ô đất I.A.20 được điều chỉnh tăng 1.810 người; ô đất I.A.25 tăng 629 người. Lần điều chỉnh quy hoạch trong năm 2017 ô đất I.A.23 được điều chỉnh tăng 4.674 người so với quy hoạch trước đó.
Theo Văn bản số 5142/UBND-ĐT ngày 22/10/2018, UBND thành phố đã chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh các lô đất ký hiệu: 3-P, I.B.26-NO, I.B.28-CX, I.C.36-TH, I.C.37-TH, I.C.38-THCS, I.C.39-HC, I.C.40-MG, 4-THPT và cho phép nghiên cứu song song việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị H2-1 tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết KĐT Nam Thăng Long giai đoạn 2 tỷ lệ 1/500 nhằm hợp thức hóa những việc điều chỉnh lâu nay và những dự kiến trong việc điều chỉnh của chủ đầu tư. Hình ảnh Ciputra sau thập kỷ triển khai với nhiều lô đất trống, người dân tận dụng trồng rau.
Vào năm 2019, hàng trăm hộ dân sống tại đã gửi đơn kiến nghị tới cơ quan chức năng, không đồng tình trước đề xuất điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2 của chủ đầu tư. Liên quan tới vấn đề người dân bức xúc, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý phản ánh của báo chí về tình trạng phá vỡ quy hoạch tại những khu đô thị như Ciputra.
Hiện tại, khu đô thị này vẫn đang có những dự án xây dựng mới.
Trong khi đó, việc giải phóng mặt bằng chưa hoàn thiện. Điển hình và việc dự án này xây dựng giữa 2 khu nghĩa trang.
Theo quy hoạch, Ciputra có nhiều diện tích dành cho cây xanh, hồ nước.
Ciputra hiện cũng chỉ có một số khu dân cư hoàn thiện.
...còn lại khá nhiều vẫn đang bỏ hoang.
Một số dự án thành phần bỏ hoang khi mới xây dựng phần móng.
Hình ảnh sắt thép han gỉ trên công trường một dự án hàng ngàn mét vuông.
Có dự án để phần móng chìm trong nước.
Chỉnh trang đô thị chào mừng những ngày lễ trọng Những ngày cuối tháng Tư lịch sử, các ngành, các địa phương trong quận Ô Môn nỗ lực thực hiện nhiều công trình, phần việc chỉnh trang đô thị để chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022), 136 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886-1/5/2022) và kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Bác...