Đồng Tháp: Tất cả nhân viên một trạm y tế xã “đồng lòng”… hầu tòa
Từ tháng 1/2008 đến 4/2010 các bác sĩ, y sĩ,…trạm Y tế xã Tân Thuận Tây (Đồng Tháp) đã ghi khống 4.254 đơn thuốc khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi, gây thất thoát của nhà nước hàng trăm triệu đồng.
Mới đây, Tòa án nhân dân thành phố Cao Lãnh vừa đưa ra xét xử và tuyên phạt 8 bị cáo tham gia ghi khống phiếu thuốc khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi tại Trạm Y tế xã Tân Thuận Tây thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng tháp.
Theo đó lần lượt các bị cáo chịu án phạt gồm: Bùi Phước Thiêm (nguyên trưởng trạm y tế) 4 năm tù giam; 7 bị cáo còn lại bị phạt án treo gồm: Trần Thị Hai (phó trưởng trạm) 2 năm 6 tháng tù, Phan Xuân Loan 3 năm tù, Lê Mộng Bình Minh 2 năm tù, Dương Thị Lụa 2 năm tù, Tạ Thị Thu Thoa 3 năm tù, Võ Phương Khanh 2 năm tù, Trương Văn Súp 2 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”.
Được biết Trạm Y tế xã Tân Thuận Tây là nơi khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và trẻ em dưới 6 tuổi theo phân cấp của Sở Y tế, đồng thời chịu sự quản lý của Trung tâm Y tế thành phố Cao Lãnh về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế và do Y sĩ Bùi Phước Thiêm làm trưởng trạm.
Theo cáo trạng, đầu năm 2008, thông qua cuộc họp Bùi Phước Thiêm chủ trương cho nhân viên trong trạm ghi khống đơn thuốc khám chữa bệnh của bệnh nhân có thẻ BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi để bù vào khoảng tiền bị xuất toán ( năm 2007 bị xuất toán 2,7 triệu đồng) nhưng không ghi nội dung chỉ đạo này trong biên bản cuộc họp.
Tham gia cuộc họp gồm: Bác sĩ Trần Thị Hai – Nữ hộ sinh, Phan Xuân Loan – Kế toán, Lê Mộng Bình Minh – Thủ quỹ, Tạ Thị Thu Thoa – Nữ hộ sinh, Võ Phương Khanh – phụ trách y học cổ truyền. Thiêm phân công bộ phận nào thì thực hiện theo chức năng của bộ phận đó.
Video đang HOT
Thời gian đầu, Phan Xuân Loan, Lê Mộng Bình Minh, Tạ Thị Thu Thoa khi cấp phát thuốc cho bệnh nhân khám BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi thì đưa cho bệnh nhân ký khống từ 1 – 3 đơn thuốc và ghi lệch ngày so với ngày khám thật từ 3-7 ngày. Đến tháng 8-2008, Dương Thị Lụa vào công tác tại trạm được phân công làm thủ quỹ kho thuốc BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi, Lụa cũng tham gia cho bệnh nhân ký khống đơn thuốc.
Theo biên bản kết luận của cơ quan điều tra, từ tháng 1-2008 đến tháng 4-2010, Trạm Y tế xã Tân Thuận Tây ghi khống đơn thuốc khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT và trẻ em dưới 6 tuổi lên đến 4.254 đơn thuốc, thành tiền trên 128 triệu đồng, tiền công khám BHYT phải trả gần 8,6 triệu đồng. Tổng số tiền mà Trạm Y tế xã Tân Thuận Tây kê khống để thanh toán BHYT trên 136 triệu đồng.
Sau khi nhận số tiền này, hàng tháng Thiêm chia cho nhân viên trong trạm dựa vào công sức đóng góp, hệ số văn bằng của từng thành viên trong trạm và tổng số tiền đã chia là gần 130 triệu đồng với danh nghĩa tiền lương tăng thêm. Cụ thể Bùi Phước Thiêm nhận 30 triệu đồng; Trần Thị Hai nhận 21 triệu đồng; Phan Xuân Loan nhận 23,6 triệu đồng; Lê Mộng Bình Minh nhận 9,5 triệu đồng; Võ Phương Khanh nhận 10,4 triệu đồng; Dương Thị Lụa nhận 10,5 triệu đồng; Tạ Thị Thu Thoa nhận 19,3 triệu đồng; Trương Văn Súp nhận 6,1 triệu đồng.
Trong quá trình điều tra, tất cả các bị cáo đã thành thật nhận tội và đã nộp đủ lại số tiền trên để khắc phục hậu quả. Được biết, đây là vụ án từng gây xôn xao dư luận vì tất cả bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh, kế toán, thủ quỹ… của một trạm y tế tuyến xã đều “đồng lòng” hầu Tòa.
Theo Dân Trí
Nhiều nhân viên y tế kê khống, trục lợi tiền bảo hiểm y tế
Kê khống toa thuốc bảo hiểm y tế để trục lợi, không đi khám bệnh vẫn được kê toa cấp thuốc... là những chiêu nhằm chiếm dụng quỹ BHYT của nhiều nhân viên y tế.
Tại huyện Kiên Lương, Kiên Giang, các nhân viên bệnh việnhuyện và trạm y tế xã đã kê khống toa thuốc bảo hiểm y tế để trục lợi hơn 214 triệu đồng. Ở một trạm y tế tại Bình Thuận còn có chuyện lạ là không đi khám bệnh vẫn được kê toa, cấp thuốc.
Không khám bệnh vẫn cấp thuốc
Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Hải Ninh (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), trong hai năm 2010 và 2011, đơn vị này đã tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú cho gần 8.200 lượt người có thẻ bảo hiêm y tê (BHYT). Trạm đã mở sổ khám bệnh, sổ theo dõi cấp thuốc BHYT, lập phiếu thanh toán ra viện để làm chứng từ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định.
Tuy nhiên, mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Y tế và bảo hiêm xã hôi (BHXH) Bình Thuận phát hiện nhiều trường hợp bệnh nhân dù không đến khám chữa bệnh, vẫn có đơn thuốc. Các đơn thuốc trên được kê đơn bởi hai y sĩ Trần Thị Lê Mai, Trần Thị Thùy Thơ và BS trạm Tô Duy Khang.
Điều gây ngạc nhiên hơn là trong sổ theo dõi cấp phát thuốc BHYT, suốt năm 2010 và ba tháng đầu năm 2011, trên phiếu thanh toán ra viện và trong sổ theo dõi cấp phát thuốc BHYT, hầu hết đều không có chữ ký của bệnh nhân mà do các nhân viên của trạm ký. Theo thống kê, trạm đã thực hiện chi sai nguyên tắc (kê khống, ký thay bệnh nhân trên phiếu thanh toán...) với tổng số tiền hơn 235 triệu đồng.
Đại diện Trạm Y tế Hải Ninh phân trần rằng, không có việc kê đơn thuốc khống mà là do các trường hợp người quen đưa thẻ BHYT nên nể nang kê đơn, cấp thuốc và không cần bệnh nhân phải đến khám... Ngoài ra, do không nắm được các quy trình khám chữa bệnh nên còn để xảy ra nhiều vi phạm.
Kê khống 2.066 toa thuốc
Qua thẩm định hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT quý III năm 2011 tại bênh viên (BV) Đa khoa Kiên Lương, Kiên Giang, BHXH Kiên Giang phát hiện một số cá nhân mượn thẻ BHYT của nhiều người và giả mạo chữ ký để trục lợi quỹ BHYT. Ông Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng giám định BHYT (BHXH Kiên Giang) cho biết, kiểm tra hồ sơ tại Khoa Y học cổ truyền của BV Kiên Lương, cơ quan BHXH nghi vấn 838 hồ sơ bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú có dấu hiệu giả mạo chữ ký của người có thẻ BHYT trong thời gian từ tháng Bảy đến tháng 9/2011.
Nhân viên giám định BHYT đã gặp một số người dân có tên trong các toa thuốc nghi vấn và được biết là họ chưa hề đến BV nhận thuốc. Mở rộng rà soát các chứng từ thanh toán BHYT tại các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế trên địa bàn huyện Kiên Lương, BHXH Kiên Giang phát hiện thêm 452 hồ sơ có dấu hiệu giả mạo chứng từ để thanh toán BHYT.
Trước sự việc trên, Thanh tra Nhà nước huyện Kiên Lương đã vào cuộc, xác định có 10 cá nhân dùng thẻ BHYT của người khác làm hồ sơ khám bệnh nhiều lần để trục lợi BHYT. Trong đó, tám người là nhân viên của BV Kiên Lương (người có toa thuốc nhiều nhất là bà Lê Thị Lai với 281 toa, số tiền trên 33 triệu đồng) một người là nhân viên Trạm Y tế xã Sơn Kiên, huyện Kiên Lương, bà Huỳnh Thị Thiên My lập khống 452 toa thuốc.
Người còn lại dù không phải là nhân viên y tế, ông Trịnh Xuân Quyết, nhân viên nhà máy xi măng Hà Tiên, nhưng đã cấu kết với các nhân viên trong BV Kiên Lương để mượn thẻ BHYT của người khác, rồi lập khống 898 toa thuốc với số tiền trên 109 triệu đồng. Tổng cộng, những người trên đã lập khống 2.066 toa thuốc nhằm trục lợi hơn 214 triệu đồng. Hiện tại, các cá nhân có liên quan đến những sai phạm trên đã bị đình chỉ công tác, một số người bị đề nghị khởi tố.
BV Kiên Lương cũng đã từng xảy ra tình trạng gian lận BHYT. Một số y bác sĩ ở đây thường xuyên bị "bệnh nặng, bệnh nhiều" bất thường. Qua kiểm tra, cơ quan BHXH phát hiện có đến 29 cán bộ tại BV vừa có tên trong danh sách nằm điều trị nội trú lại vừa có tên trong bảng chấm công... đi làm.
Theo Phụ nữ TPHCM
Hà Tĩnh: Nữ bác sĩ bị kẻ lạ hành hung trong ca trực Trong đêm tối, một bác sĩ trực ca của Trạm y tế xã Đức Quang, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bị một đối tượng trùm kín mặt dùng hung khí tấn công trọng thương. Thông tin trên được ông Chu Đình Lưu - Chủ tịch UBND xã Đức Quang - xác nhận với Dân trí vào sáng nay, 28/11. Theo ông Lưu,...