Dồn hết tiền bạc gửi mẹ chồng, tôi sốc khi biết sự thật sau 5 năm
Nhân dịp về thăm nhà, chúng tôi muốn xin lại số tiền nhờ bên nội giữ. Tuy nhiên, mẹ chồng tỏ ra khá ấp úng…
Vợ chồng tôi sinh ra trong gia đình không khá giả. Lúc tổ chức đám cưới xong, ngoài số tiền mừng cưới và vài chỉ vàng làm vốn, trong tay không có gì.
Nhìn người ta làm ăn kinh doanh, chúng tôi cố gắng vay mượn với hy vọng có thể nhanh chóng đổi đời. Tuy nhiên, việc kinh doanh không được thuận lợi. Chỉ sau một năm mở cửa hàng, chúng tôi vừa gánh khoản nợ vay để làm ăn, vừa “cõng” thêm khoản lỗ.
Sau khi đóng cửa hàng, cả hai gần như “trắng tay”, gia đình bên nội và ngoại không dư dả để hỗ trợ. Thời điểm đó, chúng tôi như lâm vào “bước đường cùng”. Sau khi thu xếp với những người cho vay, vợ chồng tôi quyết định đi làm ở nước ngoài.
Số tiền lớn của vợ chồng tôi kiếm được đã bị đưa cho người khác sử dụng, khiến tôi không khỏi mất niềm tin vào bên nội (Ảnh minh họa: FP).
May mắn, công việc thuận lợi, nhanh chóng hòa nhập môi trường nên hai vợ chồng bắt đầu tích góp dần để trả nợ. Thời gian chúng tôi dự tính đi là 5 năm. Vì hoàn cảnh gia đình lâm vào tình huống khó khăn, chứ vợ chồng không muốn để hai con ở nhà. Bởi chúng còn quá bé, cần bàn tay và sự chăm sóc của cha mẹ.
Cuối cùng, tôi và chồng phải dứt áo ra đi để hy vọng một ngày nào đó trở về vừa trả hết nợ, vừa có thêm chút vốn xây dựng lại cuộc sống cho các con đỡ khổ. Sau 3 năm, vợ chồng tôi đã trả hết nợ. Cứ 2-3 tháng, vợ chồng tôi gửi tiền nuôi con một lần và số tiền còn lại nhờ ông bà nội giữ hộ.
Trước khi gửi, tôi và chồng đã dặn bố mẹ đừng cho ai vay mượn, kể cả anh em trong nhà. Tôi không muốn lâm vào cảnh anh em tranh cãi chuyện tiền bạc, đòi không được lại “trắng tay” lần nữa.
Kết thúc 5 năm đầu tiên, vợ chồng tôi có dịp về thăm nhà. Đối với chúng tôi, đó là niềm vui không gì sánh được. Lúc bố mẹ lên máy bay, các con còn học mầm non. Bây giờ trở về, các bé đã lên tiểu học. Tôi muốn dành thời gian ngắn ngủi ở nhà để bù đắp phần nào tình yêu thương cho các con.
Video đang HOT
Thêm nữa, lần về quê này, vợ chồng tôi muốn xin lại số tiền nhờ bên nội giữ hộ để mua mảnh đất. Sau này, không làm ở nước ngoài nữa, chúng tôi sẽ xây nhà. Bởi không thể lang bạt nơi đất khách quê người suốt cả đời, đến lúc chúng tôi cũng phải an cư lạc nghiệp.
Suốt thời gian dài, tôi và chồng đinh ninh, số tiền bấy lâu nay gửi ông bà đã đủ mua một mảnh đất rộng. Sau bữa cơm tối, tôi thay mặt chồng thưa chuyện về dự định của hai đứa.
Thế nhưng, mẹ chồng tôi tỏ ra ấp úng khi nhắc đến số tiền. Bố chồng nói, toàn bộ số tiền hiện không còn đồng nào. Vợ chồng tôi ngã ngửa trước câu trả lời này.
Tôi gặng hỏi nguyên nhân vì sợ rằng bao nhiêu vốn liếng đã “không cánh mà bay”. Mẹ chồng cho biết, số tiền vợ chồng tôi gửi về đã được bà đưa cho con gái mua đất.
Bà kể rất thương con gái chưa có nhà đất, nhà chồng khó khăn nên mượn tạm để giúp các em. Bố mẹ chồng không ngờ lần này về, vợ chồng tôi muốn lấy tiền ngay.
Bố chồng nói, nếu cần tiền gấp, có thể nói em gái bán đất để trả tiền mặt nhưng bây giờ rao chưa chắc đã ai mua. Tôi và chồng bị đưa vào thế sự đã rồi, không ai hỏi ý kiến trước nên cảm giác bị sốc.
Số tiền của chúng tôi kiếm được đã bị người khác sử dụng mà không hề hay biết. Bây giờ, muốn tiêu số tiền đó phải chờ gia đình em gái. Tôi giận ông bà rất nhiều, nhưng bây giờ không biết phải làm sao.
Chồng tôi khuyên vợ bình tĩnh, không ai có thể quỵt số tiền đó. Tuy vậy, tôi cảm nhận niềm tin sụp đổ khi đã giao hết cho nhà chồng nắm giữ.
Tôi đề nghị em gái rao bán mảnh đất, lỗ một chút cũng được để vợ chồng tôi chủ động với số tiền đã kiếm được. Tôi không ngại cho vay nếu như có sự bàn bạc rõ ràng với vợ chồng tôi, viết giấy vay mượn rõ ràng. Tôi không thích cách tự ý dùng tiền theo kiểu đặt người khác vào thế khó như hiện tại.
Mẹ chồng tức giận khi thấy con trai tiến sĩ làm "việc của đàn bà"
Tối hôm ấy, khi chúng tôi vừa ăn cơm xong, mẹ chồng và bác họ sang. Vào nhà, thấy chồng tôi đang đứng rửa bát, mẹ ném túi xách xuống ghế và vô cùng tức giận.
Tôi năm nay 33 tuổi, làm lễ tân tại một bệnh viện. Chồng tôi hơn tôi 8 tuổi, là giảng viên của một trường đại học. Chúng tôi có 2 con, một trai, một gái. Chồng tôi là người của công việc, nghiên cứu. Anh ít nói, hiền lành, biết chiều theo ý vợ.
6 năm kết hôn, việc quan trọng nhất anh làm được chính là giúp tôi sinh hai đứa con. Phần lớn quỹ thời gian của anh đều dành cho trường lớp, sinh viên, hội thảo và nghiên cứu khoa học.
Công việc của tôi không áp lực, chỉ làm giờ hành chính. Vậy nên, tôi hoàn toàn có đủ thời gian để chăm sóc các con, quán xuyến việc nhà. Cuộc sống không giàu có nhưng nhìn chung khá ổn.
Nếu có một điều gì đó khiến tôi cảm thấy không thoải mái, chính là không được lòng mẹ chồng. Ngay từ đầu, tôi đã không được mẹ chồng yêu mến. Lý do là vì mẹ cho rằng, tôi không tương xứng với chồng tôi.
Mẹ chồng nói con trai mình học rộng tài cao, hoàn toàn có thể lấy cô vợ tốt hơn tôi, ít nhất cũng tương xứng về trình độ. Có con dâu chỉ làm lễ tân bình thường, không bằng cấp, học vị, mẹ chồng cho đó là điều làm bà "mất mặt".
Nhưng dù không thích, mấy khi cha mẹ cấm nổi chuyện yêu đương của con cái. Huống hồ chồng tôi là người khô khan, không giỏi lấy lòng phụ nữ. Anh "bập" vào tôi chính là mối tình đầu.
Mẹ chồng ghét tôi vì cho rằng, tôi "ít học" hơn chồng (Ảnh minh họa: iStock).
Anh nói với mẹ: "Hoặc là mẹ đồng ý cho con cưới cô ấy, hoặc là chẳng biết tới bao giờ mẹ mới có con dâu". Nhìn con trai mình đã lớn tuổi, lại chẳng chịu yêu đương, mẹ anh bị con dọa cho sợ mà phải đồng ý.
Cũng may sau khi kết hôn, chúng tôi chọn sống riêng nên mẹ chồng - nàng dâu dù không bằng lòng cũng cố "bằng mặt". Thỉnh thoảng vào cuối tuần, chúng tôi sẽ đưa cháu về nhà bố mẹ cùng ăn cơm. Còn bố mẹ chồng rất ít khi sang nhà tôi, trừ lúc có việc.
Vài hôm trước, người bà con bên nhà chồng ở quê lên khám bệnh. Mẹ chồng gọi điện bảo tôi cho bác ấy ngủ nhờ một đêm, sáng hôm sau chở bác đến bệnh viện chỗ tôi làm để khám.
Tối hôm ấy, khi chúng tôi vừa ăn cơm tối xong, mẹ chồng và bác họ sang. Vào tới nhà, thấy chồng tôi đang đứng rửa bát, mẹ chồng ném cái túi xách xuống ghế kêu lên: "Trời ạ, đàn ông có vợ mà ăn xong phải rửa bát? Học đến tiến sĩ vẫn phải rửa bát cho vợ à? Con đi ra đi".
Nói rồi, mẹ vội đẩy chồng tôi ra ngoài, xắn tay áo lên đứng rửa bát. Tôi bảo mẹ chồng ngồi chơi, bát để đó, tôi sẽ rửa. Nhưng có lẽ bà giận, im lặng đứng rửa xong mới thôi. Sau đó, dù nhà có khách, mẹ chồng vẫn cho tôi bài giảng về cách làm vợ.
Bà hỏi tôi có biết suy nghĩ không, có biết thương chồng không? Chồng cả ngày làm việc trí óc vất vả, về nhà còn phải làm việc chân tay. Trong khi đó, cả ngày tôi hầu như không phải làm gì ngoài đi lại và nói mấy câu chỉ dẫn ở bệnh viện, có chút việc cỏn con của đàn bà cũng sai chồng làm.
Mẹ chồng nhìn tôi, gằn giọng: "Mẹ cho chồng con ăn học lên tới tiến sĩ không phải để về rửa bát cho con. Hơn 30 năm chồng con ở với mẹ, nó chẳng phải động tay một việc gì. Nếu nó có thể vừa kiếm tiền, vừa tự chăm lo cho bản thân thì cần gì lấy vợ nữa".
Tôi đã cố nhịn nhưng càng im lặng, mẹ chồng càng nói nhiều. Cuối cùng, tôi đành lên tiếng: "Mẹ ơi, anh ấy ở trường là tiến sĩ, nhưng khi về nhà vẫn phải làm chồng, làm cha. Có quy định nào nói tiến sĩ không cần rửa bát?
Con cũng đi làm, chăm con, dọn dẹp nhà cửa, chợ búa bếp núc. Trong lúc con phơi quần áo, anh ấy rửa bát, không có gì nặng nhọc. Trong nhà, anh ấy là chồng, con là vợ. Con có phải osin của anh ấy đâu".
Mẹ chồng tôi nghe xong, đứng phắt dậy. Trước khi về, bà nhìn chồng tôi đầy thất vọng: "Con thấy chưa? Nghe vợ con cãi mẹ chồng chưa? Việc học rất quan trọng, "cá không ăn muối cá ươn"...".
Sau khi mẹ chồng bỏ về, chồng lên tiếng trách tôi: "Người hiểu không cần nói, người không hiểu nói có ích gì? Em biết tính mẹ còn nói lắm thế, định sau này không nhìn mặt nhau nữa à? Xem thế nào, chút nữa gọi điện xin lỗi mẹ đi".
Mẹ chồng đối xử với tôi như vậy đã đành, sao chồng tôi cũng nói cái giọng điệu ấy? Tôi không câm, không điếc, chẳng lẽ mẹ chồng nói đúng, nói sai gì cũng im? Thay vì nói vài lời bảo vệ vợ, anh lại "im như thóc", sau đó buông lời trách móc, bắt tôi xin lỗi mẹ.
Rốt cuộc, tôi đã sai cái gì?
Họp gia đình, bố chồng đưa ra đề nghị làm tôi rối bời Yêu cầu của bố chồng tôi khiến các con trong nhà đều khó chấp nhận. Mẹ chồng tôi đi xa đã được hai năm. Ngày bà mất, bố chồng là người đau khổ nhất vì hai cụ đã có thời gian dài gắn bó bên nhau. Bố mẹ chồng tôi đến với nhau bằng tình yêu và cố gắng nuôi các con khôn...