Đổ xô cho con học “bảo toàn tính mạng”
Mới vào hè, liên tiếp các vụ tai nạn đuối nước xảy ra tác động rất nhiều đến các phụ huynh. Không thể chờ đợi hay ỷ lại trường học, nhiều ông bố bà mẹ đã chủ động cho con theo học môn thể thao “bảo toàn tính mạng”.
Chật vật “xóa mù bơi” cho HS
Theo ngành Y tế, đuối nước là một trong những gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, trung bình mỗi ngày có hàng chục trẻ bị đuối nước và tình trạng này xảy ra ở hầu hết các địa phương, nhất là những nơi có nhiều sông ngòi, ao, hồ.
Trước con số đó, từ năm 2010, ngành giáo dục cùng các cơ quan chức năng đã lên kế hoạch dạy bơi cho học sinh (HS) tiểu học. Tuy nhiên, ngay như ngành giáo dục TPHCM, đã kết hợp kết liên tịch với Liên đoàn Thể thao dưới nước, cơ quan này có trách nhiệm hướng dẫn trung tâm thể thao của các quận, huyện hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí, chuyên môn… thì việc “xóa mù bơi” cho HS vẫn còn không ít khó khăn.
Ngành giáo dục gặp nhiều khó khăn thực hiện phổ cập bơi lội cho HS.
Bên cạnh một số đơn vị đạt được kết quả như Q.1 phổ cập bơi lội cho HS lớp 3 Q. Thủ Đức có khoảng 99% HS khối THCS và gần 80% HS ở khối tiểu học lớp 3 và lớp 5 được phổ cập môn bơi lội huyện Bình Chánh đưa vào giảng dạy thử nghiệm chương trình phổ cập dạy bơi cho HS tiểu học và THCS trên toàn huyện… thì phần lớn, các trường vẫn “chới với”.
Ông Lê Văn Quang, chuyên viên môn giáo dục thể chất của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hiện nay toàn thành phố có chưa đến 20 trường ở tất cả các bậc học có hồ bơi nên các trường phải di chuyển đến các hồ bơi. Điều này, kéo theo rất nhiều vấn đề như thu xếp lịch học, nhân sự, phương tiện đưa đón… Nhiều trường cố gắng cũng chỉ thực hiện được manh mún theo lớp, theo khối.
Video đang HOT
Chưa kể có những trường nằm ở khu vực cách hồ bơi rất xa, không thể đưa đón trẻ thì đành… chờ. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.7 bày tỏ, chỉ riêng việc đưa đón HS đến hồ bơi gần nhất đã mất hàng giờ đồng hồ, lịch học và phương tiện đưa đón đều không cho phép.
“Thế nên lâu nay chúng tôi đành “xóa mù bơi” cho HS bằng… miệng, động viên phụ huynh (PH) thu xếp cho con mình đi học bơi cũng như cảnh báo cho các em những nguy cơ về phòng tránh tai nạn đuổi nước”, ông nói.
Tính mạng… không chờ đợi
Mới vào hè, liên tiếp các vụ tai nạn đuối nước xảy ra ở khắp nơi, có những vụ nhiều trẻ cùng thiệt mạng đã tác động rất nhiều đến các PH. Không thể chờ đợi hay ỷ lại trường học, nhiều PH đã chủ động cho con đi học môn thể thao kèm kỹ năng “bảo toàn tính mạng”.
Hai ngày cuối tuần, em Nguyễn Văn Thịnh, HS lớp 4 tại một trường tiểu học ở Gò Vấp lại được mẹ đưa đến hồ bơi Đại Đức ở gần nhà. Sau bốn buổi, em đã thực hiện được các bước căn bản của kiểu bơi ếch, em chuẩn bị học thêm một vài kiểu khác và tỏ ra rất thích thú.
Chị Hồ Thúy Hoa, mẹ của em cho biết, từ năm ngoái đã nghe nhà trường đề cập việc dạy bơi cho HS nhưng chờ hoài không thấy động tĩnh gì nên chị không thể làm ngơ được nữa.
Chị Hoa nói: “Tính mạng của con mình, không thể cứ chờ kế hoạch này, kế hoạch nọ, mình phải là người có trách nhiệm đầu tiên. Ngay khi con được nghỉ học, ngoài việc cho cháu tham gia các hoạt động hè thì hai ngày cuối tuần, mẹ con đến đây cùng học bơi. Đâu chỉ để an toàn, được vũng vẫy dưới nước, cháu thoải mái lắm. Chỉ tội hồ đông quá, bơi không được thoải mái lắm”.
Nhiều trẻ em ở TPHCM được bố mẹ chủ động “xóa mù bơi”.
Các hồ bơi lớn nhỏ ở khắp thành phố, lượng trẻ đến đăng ký học trong những ngày đầu hè đều đông nghẹt, một số hồ phải “phá rào” nhận số lượng học viên quá quy định hoặc tăng ca học trong ngày. Cùng với thời tiết nắng nóng, các hồ bơi cũng đều chung cảnh quá tải.
Anh Nguyễn Huy Sơn, Trưởng phòng Giáo vụ Nhà thiếu nhi TPHCM cho biết số lượng PH đến ghi danh cho con học bơi rất đông. Diện tích hồ bơi của Nhà thiếu nhi nhỏ, chỉ nhận trẻ từ 4 đến 6 tuổi, sức chứa cũng đáp ứng được trên 20 học viên mỗi buổi thì nay đã phải “nới” xấp xỉ đến 30 em để giải quyết phần nào nhu cầu của trên 200 em đang theo học.
“Với môn bơi, mỗi ngày chúng tôi chỉ tổ chức được ba giờ học vì trưa thì nắng nóng mà chiều thì lạnh, không phù hợp với sức khỏe của trẻ. Đây không chỉ là môn thể thao mà còn là giúp đảm bảo an toàn nên PH rất quan tâm”, anh Sơn cho biết.
Góp phần phòng chống thương tích, giảm thiểu các tai nạn về đuối nước chotrẻ em TP, Thành đoàn TPHCM vừa triển khai kế hoạch dạy bơi cho khoảng 30.000 bạn trẻ từ 8-16 tuổi từ nay đến tháng 8/2012. Hoạt động này tập trung cho các huyện ngoại thành và vùng ven. Các khóa huấn luyện sẽ trang bị cho người học kiến thức, lý thuyết bơi cơ bản, thực hành bơi dưới nước, kỹ năng sơ cấp cứu và kiến thức an toàn dưới nước, cách xử lý khi gặp các tình huống nguy hiểm dưới nước.
Một số nguyên tắc khi cho trẻ tham gia môn bơi lội: – Nên cho trẻ đi khám bác sĩ để quyết định trẻ có thể tham gia hoạt động bơi lội được không. – Chọn hồ bơi đạt tiêu chuẩn chất lượng và có uy tín để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường và nguồn nước dùng. – Nên có thầy hướng dẫn cho trẻ cách học bơi một cách bài bản nhằm giúp trẻ bơi đúng cách và mang lại hiệu quả cao cho sức khỏe của trẻ. – Không nên để trẻ ngâm nước quá lâu, tối đa chỉ kéo dài 30 phút đối với trẻ dưới 5 tuổi và khoảng 1 giờ đối với trẻ lớn để phòng ngừa chứng cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. – Cha mẹ phải luôn giám sát trong suốt thời gian trẻ ở dưới nước để đảm bảo sự an toàn cho trẻ. – Những trẻ mắc bệnh hen phế quản trẻ mắc bệnh về đường hô hấp mạn tính như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn trẻ bị viêm da dị ứng do hóa chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi không nên tham gia bơi lội. ThS.BS Đinh Thạc (BV Nhi đồng 1, TPHCM)
Hoài Nam
Theo dân trí
Chàng trai Việt duy nhất ở Học viện Cảnh sát Czech
Honza là chàng trai Việt duy nhất đang theo học tại Học viện Cảnh sát ở Hole&scaronov, CH Séc.
Với sự hỗ trợ tài chính của EU, Học viện Cảnh sát ở Hole&scaronov đã mở rộng chương trình học cho học sinh đến từ nhiều dân tộc khác nhau. Năm nay, Học viện tiếp nhận 337 học sinh với khoá học trong 4 năm chuyên về các môn huấn luyện làm cảnh sát. Trong số này có 51 học sinh đến từ 16 dân tộc thiểu số đang sống tại nước này. Sau khi ra trường, họ sẽ phục vụ trong hàng ngũ của cảnh sát Czech.
Honza (trái) là chàng trai Việt duy nhất tại Học viện Cảnh sát ở Hole&scaronov
Các học viên của các dân tộc thiểu số trong dự án đào tạo tại Học viện này đã được chọn lựa rất kỹ càng. Họ là những thanh niên có năng khiếu. Ở Hole&scaronov, họ hứa hẹn được đào tạo đặc biệt, chuyên sâu để có được nghề nghiệp bền vững sau này.
Theo chương trình của Học viện Cảnh sát ở Hole&scaronov, ngoài các môn học văn hoá và môn giáo dục thể chất đặc biệt, Honza sẽ được dạy các môn như điều tra tội phạm cơ bản, an toàn giao thông, bắn súng hay luật pháp hình sự.
Tầm quan trọng của nghề cảnh sát và cơ hội giúp đỡ chính đồng bào của mình là động lực cho nhiều học sinh tại đây.
Theo VOV/aktualne.cz
Vấn nạn bị treo bằng vì nợ môn... thể chất Mỗi năm 2 đợt đầu năm học và ra Tết, sinh viên (SV) trường ĐH KHXH &NV, ĐH QGHN lại nô nức kéo nhau đi học lại thể dục. Có SV trượt liên tiếp 4 kì học thể dục liền, lại có những SV chỉ vì nợ môn thể chất mà không được nhận bằng tốt nghiệp... Nhộn nhịp mùa học lại... thể...