Điều gì tạo ra ‘mùa bão phá mọi kỷ lục’ ở Đại Tây Dương?
Mặc dù số các cơn bão ở Đại Tây Dương không gia tăng quá lớn, nhưng cường độ, tốc độ gió và lượng mưa mà chúng gây ra lại ở mức chưa từng ghi nhận trước đây.
Adan Herrea , một nông dân sinh sống ở một ngôi làng phía bắc Honduras, cảm thấy sốc trước thiệt hại mà bão Eta gây ra khi chèo thuyền qua vùng nước lũ do cơn bão để lại.
“So với bão Mitch , cơn bão này gây ra nhiều thiệt hại hơn vì nước dâng quá nhanh. Chúng tôi sợ rằng sẽ không còn gì để ăn”, anh Herrera chia sẻ.
Bão Mitch năm 1998 là cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất từng đổ bộ vùng Trung Mỹ. Tuy nhiên, hàng trăm nghìn nông dân tại khu vực đã mất tất cả mùa màng trong trận lụt do bão Eta gây ra khi nó đổ bộ vào bờ biển Nicaragua hôm 3/11. Giờ đây, khi một cơn bão khác được dự đoán đổ bộ gần khu vực này, nhiều người khác có thể sẽ lâm vào hoàn cảnh tương tự.
Các nhà khoa học khí hậu cho biết mùa mưa bão kỷ lục năm nay và trận bão kép “chưa từng có” ở Trung Mỹ có mối liên hệ rõ ràng với cuộc khủng hoảng khí hậu.
“Trong vòng 36 giờ, Eta từ một cơn áp thấp đã trở thành cơn bão cấp 4 rất mạnh. Đó là điều không bình thường. Có lẽ đó là sự chuyển biến từ áp thấp sang bão lớn nhanh nhất trong lịch sử”, ông Bob Bunting, Giám đốc điều hành Trung tâm Thích ứng Khí hậu (tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Florida, Mỹ), chia sẻ.
Một người đàn ông đứng giữa đống đổ nát và mưa lũ do bão Eta gây ra ở Honduras. Ảnh: Getty.
Bằng chứng về biến đổi khí hậu không đến từ con số 30 cơn bão nhiệt đới đổ bộ từ Đại Tây Dương trong năm nay, mà đến từ sức mạnh, cường độ và tổng lượng mưa mà chúng gây ra.
“Biến đổi khí hậu khiến nước biển ấm hơn và dự kiến làm cho các cơn bão trở nên mạnh hơn, và cũng làm chúng trở nên mạnh hơn một cách nhanh chóng và thường xuyên hơn. Những điều này đã được quan sát thấy ở Đại Tây Dương, và nó sẽ ngày càng phổ biến trong những thập kỷ tới”, tiến sĩ Jeff Masters, nhà khí tượng học của Yale Climate Connections, nhận định.
Trung Mỹ là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, đầu tiên là với bão Mitch và trong những năm gần đây là sự phổ biến của các hình thái thời tiết cực đoan hơn. Hiện tượng này chủ yếu diễn ra ở khu vực được gọi là “Hành lang Khô hạn”, kéo dài từ phía bắc Costa Rica cho tới tận miền Nam Mexico.
“Nhiệt là năng lượng. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết hiện tại, mọi thứ sẽ khuếch đại các điều kiện đó”, ông Masters nhận định.
Tại “Hành lang Khô hạn”, điều đó có nghĩa là hạn hán sẽ diễn ra thường xuyên hơn, kéo dài và khốc liệt hơn. Đến khi mưa xuất hiện, nước sẽ trút xuống và gây ra lũ quét cuốn trôi mùa màng.
Những người nông dân tự cung tự cấp trong vùng đã phải vật lộn để thích nghi với thực tế mới, và nhiều người trong vùng đơn giản là đã bỏ cuộc và tới nơi khác. Cuộc khủng hoảng khí hậu và nạn đói mà nó mang lại sẽ là động lực chính tạo ra sự di dân trong khu vực.
“Tôi không thấy có nhiều lựa chọn cho Trung Mỹ để đối phó với vấn đề nóng lên toàn cầu. Sẽ có rất nhiều người di cư và trên thực tế, nhiều đợt di cư xảy ra trong những năm gần đây là do tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến Trung Mỹ từ năm 2015″, ông Masters cho biết.
Di dân từ Honduras đến Mỹ bắt đầu tăng vọt sau bão Mitch năm 1998. Vào năm 2019, hơn 250.000 người Honduras đã tiếp cận biến giới phía Tây Nam của Mỹ, nhiều hơn gấp đôi so với bất cứ năm nào trước đó. Chỉ Guatemala là có lượng người di dân đến Mỹ nhiều hơn.
Theo Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế, đã có ít nhất 2,5 triệu người bị ảnh hưởng bởi bão Eta, trong đó có 1,7 triệu người Honduras. Nhiều người đã mất tất cả và xem xét việc di cư đến Mỹ. Trên mạng xã hội , nhiều người đã vận động thành lập đoàn người di cư đến Mỹ, như những gì xảy ra cuối năm 2018.
Các nhà lãnh đạo bày tỏ kỳ vọng mối quan hệ với Mỹ dưới chính quyền của ông Biden
Ngày 8/11, sau khi các hãng truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu tử Tổng thống Mỹ, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi lời chúc mừng ông, đồng thời bày tỏ kỳ vọng vào việc củng cố mối quan hệ với Washington.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chúc mừng chiến thắng của ông Biden. Bà nhấn mạnh mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương không gì có thể thay thế nếu muốn vượt qua các thách thức lớn hiện nay.
Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của nước này, do đó, London mong muốn hợp tác chặt chẽ với Washington về các ưu tiên chung, từ biến đổi khí hậu đến thương mại và an ninh.
Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho rằng khi ông Biden nắm quyền điều hành nước Mỹ, mối quan hệ giữa Athens và Washington có thể vững mạnh hơn.
Trong một tuyên bố, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hy vọng chính quyền mới ở Mỹ, dưới sự dẫn dắt của ông Biden, có thể nối lại việc thực thi các cam kết với cộng đồng quốc tế. Trước đó, ông Biden từng tuyên bố Washington sẽ tham gia trở lại thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Nhóm P5 1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) ký kết với Iran năm 2015 nếu ông đắc cử tổng thống Mỹ đồng thời Tehran vẫn tuân thủ thỏa thuận này.
Tổng thống Iraq Barham Saleh cũng gửi lời chúc mừng ông Biden, bày tỏ coi ông Biden là người bạn và là đối tác tin cậy trong việc xây dựng một đất nước Iraq tốt đẹp hơn. Tồng thống Iraq kỳ vọng hai nước sẽ cùng hợp tác để đạt được các mục tiêu chung cũng như củng cố hòa bình và ổn định trên toàn khu vực Trung Đông.
Trong tuyên bố từ trụ sở chính ở thành phố Ramallah thuộc Bờ Tây, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chúc mừng ông Joe Biden, đồng thời bày tỏ mong đợi hợp tác với chính quyền tổng thống đắc cử ở Mỹ.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi (ảnh) đã chúc mừng ông Joe Biden: "Nhân dịp này, tôi rất mong được làm việc và hợp tác với tân Tổng thống đắc cử để thúc đẩy quan hệ song phương chiến lược giữa Ai Cập và Mỹ, vì lợi ích tốt đẹp nhất và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước". Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi trông đợi Cairo và Washington có thể củng cố mối quan hệ song phương chiến lược vì lợi ích của đất nước và nhân dân hai nước.
Quốc vương Jordan Abdullah II cũng trông đợi việc hợp tác với Mỹ dưới chính quyền của ông Biden có thể thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác song phương trong các mục tiêu chung như hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Trong khi đó, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hy vọng mối quan hệ giữa Kabul và Washington có thể sâu sắc hơn. Ông nhấn mạnh Afghanistan trông đợi duy trì và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược đa tầng với Mỹ, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố cũng như mang lại hòa bình cho Afghanistan.
Nhiều nhà lãnh đạo các nước châu Phi trong đó có Nigeria, Nam Phi cũng gửi lời chúc mừng ông Biden, hy vọng tăng cường mối quan hệ và hợp tác với Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và chính trị, cũng như cuộc chiến chống khủng bố.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Thủ tướng nước này Lý Hiển Long cũng đã viết thư chúc mừng ông Biden và liên danh tranh cử cấp phó Kamala Harris chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Thủ tướng Singapore mong muốn tăng cường hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ nhằm làm sâu sắc quan hệ đối tác giữa hai nước.
Bão Eta 'càn quét' Trung Mỹ khiến ít nhất 50 người thiệt mạng Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Mỹ, bão Eta tiếp tục "càn quét" các nước Trung Mỹ và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tại Guatemala, siêu bão này đã gây lở đất kinh hoàng trên diện rộng, cướp đi sinh mạng của ít nhất 50 người tại nước này. Người dân sơ tán tránh bão Eta...