Điều chỉnh nguyện vọng ở giai đoạn nước rút, làm sao để nhiều lợi thế?
Theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, thí sinh có từ 8-10 ngày điều chỉnh nguyện vọng tùy vào phương thức thực hiện là trực tuyến hay bằng phiếu.
Hiện nay, các thí sinh đang trong giai đoạn điều chỉnh nguyện vọng trước khi các trường công bố điểm trúng tuyển theo phương thức dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019.
Đại diện nhiều trường Đại học cho rằng, việc điều chỉnh nguyện vọng cần có chiến lược rõ ràng để tận dụng hết những ưu thế mà đặc quyền này mang lại vì nếu không tìm hiểu kỹ, thí sinh có thể tự đánh mất cơ hội của bản thân.
Các chuyên gia cho rằng việc sắp xếp thứ tự nguyện vọng rất quan trọng để gia tăng cơ hội vào ngành học, trường học phù hợp.
Video đang HOT
Trước thông tin điểm chuẩn vào các trường Đại học năm nay có thể tăng nhẹ, nhiều thí sinh đã tính toán việc điều chỉnh nguyện vọng để gia tăng cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, việc bổ sung nhiều nguyện vọng không quan trọng bằng biết cách sắp xếp thứ tự hợp lý trên cơ sở đối chiếu điểm thi với điểm chuẩn các năm gần nhất của ngành, trường mà thí sinh muốn vào. Vì khi trúng tuyển nguyện vọng đầu tiên, tất cả các nguyện vọng xếp sau đều vô giá trị.
Theo ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó phòng Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghệ TP HCM, thí sinh cần sử dụng đặc quyền này một cách thông minh để không hối tiếc về sau: “Không phải thí sinh nào cũng nên điều chỉnh nguyện vọng mà theo tôi chỉ những thí sinh có mức điểm thi chênh lệch nhiều so với điểm dự kiến ban đầu của bản thân. Khi điểm thi của bạn cao quá hoặc thấp qúa thì mới nên điều chỉnh nguyện vọng. Tức là khi đó bạn sẽ có sự thay đổi về ngành xét tuyển, tổ hợp môn hoặc đăng ký thêm nguyện vọng để nâng cao cơ hội trúng tuyển của mình”.
Còn PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng, điều quan trọng nhất trong việc điều chỉnh nguyện vọng là thí sinh phải thật tỉnh táo và đánh giá đúng năng lực thực tế của mình. Khi mà các trường hiện nay có quá nhiều hình thức xét tuyển thì tỷ lệ chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia sẽ giảm dần. Điều này đồng nghĩa với việc rất có thể điểm chuẩn các trường dự kiến sẽ tăng. Do đó, thí sinh cần trừ hao điểm chuẩn, tính toán kỹ để không quá tự tin vào điểm số rồi trượt oan. Theo PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, điều quan trọng là thí sinh phải chọn được ngành phù hợp với điều kiện, khả năng của mình chứ đừng mọi cách vào “trường top, ngành hot”.
“Thí sinh phải tìm hiểu kỹ điểm chuẩn năm ngoái của các ngành dự kiến năm nay sẽ đăng ký rồi cộng khoảng 1,5-2 điểm dự kiến tăng trong năm nay. Trong bảng đăng ký, thí sinh nên xếp những trường, những ngành mình yêu thích nhất lên trên cùng. Thí sinh nên đăng ký thêm 3, 4 nguyện vọng nữa cho những ngành có điểm chuẩn thấp hơn hoặc gần với ngành mà mình yêu thích”, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng nói.
Thí sinh cần có chiến lược để thay đổi nguyện vọng hiệu quả.
Không cần đăng ký quá nhiều nguyện vọng là lời khuyên mà ThS. Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM dành cho thí sinh trong giai đoạn nước rút hiện nay. Thay vào đó, thí sinh cần dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu kỹ các ngành nghề, so sánh điểm chuẩn các năm để có chiến lược thay đổi nguyện vọng nếu cần. Điều quan trọng là vào đúng trường, học đúng ngành chứ không phải bằng mọi giá vào đại học rồi “đứt gánh giữa đường”. ThS. Phạm Thái Sơn nhắn nhủ: “Trúng tuyển thì phải trúng tuyển vào những trường, những ngành mà chúng ta cảm thấy phù hợp. Chính vì lý do đó, đầu tiên, thí sinh phải có sự lựa chọn ngành nghề một cách tốt nhất thông qua việc tìm hiểu kỹ càng thông tin các trường để có được sự lựa chọn hợp lý về học phí, điều kiện học tập, chuẩn đầu ra, những vấn đề liên quan đến việc làm sau khi tốt nghiệp… Thí sinh nên có tầm 3-5 nguyện vọng chứ đừng ít quá cũng không nên nhiều quá vì dễ gây ra tình trạng loãng và ảo”.
Theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo, trước 17h ngày 9/8 tới, các trường Đại học phải công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, năm nay điểm chuẩn các trường top trên sẽ tăng nhẹ. Điều cần thiết nhất trong giai đoạn mang tính quyết định này là thí sinh phải cẩn trọng trong việc tăng giảm, thay đổi nguyện vọng nhằm đạt được kết quả tốt nhất dựa trên năng lực của bản thân./.
Mỹ Dung/VOV-TPHCM
Hôm nay, thí sinh bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển
Hôm nay (22.7), theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh (TS) bắt đầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH và CĐ, TC sư phạm.
Đào Ngọc Thạch
Căn cứ trên điểm thi THPT quốc gia thực tế và điểm sàn xét tuyển các trường công bố, TS sẽ có 10 ngày (từ 22 - 31.7) để thực hiện điều chỉnh, thay đổi nguyện vọng đã đăng ký tại thời điểm đăng ký dự thi vào tháng 4 trước đó.
Theo đó, từ ngày 22 đến trước 17 giờ ngày 29.7, TS điều chỉnh nguyện vọng theo hình thức trực tuyến bằng cách đăng nhập vào hệ thống https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn bằng tài khoản cá nhân và thực hiện các bước theo hướng dẫn. Ở hình thức này, TS chỉ được thay đổi thứ tự nguyện vọngnhưng không tăng thêm số lượng nguyện vọng so với trước đó.
Cũng từ ngày 22 đến trước 17 giờ ngày 31.7, TS có thể điều chỉnh bằng phiếu tại các điểm thu nhận hồ sơ. Ở hình thức này, TS được quyền đăng ký thêm nguyện vọng, thay đổi thứ tự các nguyện vọng so với thời điểm đăng ký dự thi vào tháng 4.
Trước đó, TS đã có 3 ngày (16 - 18.7) để thực hành điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn chạy thử phần mềm giúp TS và điểm tiếp nhận hồ sơ làm quen với cách điều chỉnh nguyện vọng. Kết quả thực hành điều chỉnh nguyện vọng của TS trên Cổng thông tin tuyển sinh sẽ bị xóa toàn bộ sau khi kết thúc đợt chạy thử.
Theo Thanh niên
Băn khoăn điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ Sáng nay, 22-7, thí sinh trên cả nước bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ chính thức và chỉ một đợt duy nhất. Ngày 21-7, tại Hà Nội và TP.HCM đã đồng loạt diễn ra ngày hội "Tư vấn xét tuyển ĐH-CĐ năm 2019". Sự kiện do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), Tổng cục Giáo dục...