Diễn biến vụ khai thác cát lậu ở Công ty Trung Hậu 68
Đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã làm rõ các tình tiết có liên quan đến vụ án và hành vi của từng bị can vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, kinh doanh cát của Công ty Trung Hậu 68 tại mỏ cát ở xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân, H.Chợ Mới, do UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác.
Theo điều tra ban đầu của Bộ Công an, Công ty Trung Hậu 68 (trụ sở tại TP.HCM) do Lê Quang Bình làm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc. Công ty được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác tổng khối lượng hơn 1,5 triệu m 3 cát để cung cấp cho 4 công trình trọng điểm gồm: dự án (DA) cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên; đường kênh Long Điền A-B (H.Chợ Mới) và DA cao tốc Bắc – Nam, đoạn Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau.
Lê Quang Bình đã lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản được cấp để chỉ đạo nhân viên và thuê người tổ chức khai thác cát, bước đầu xác định trữ lượng hơn 4,7 triệu m 3 cát, trị giá tạm tính khoảng 253 tỉ đồng. Công ty bỏ ngoài sổ sách, không khai báo và nộp nghĩa vụ tài chính với số cát khai thác vượt giấy phép 3,2 triệu m 3.
Để tiêu thụ số cát khai thác trái phép, thu lời bất chính, Bình cùng đồng phạm dùng thủ đoạn thông qua các công ty trung gian do mình thành lập, quản lý mua hóa đơn đầu vào khống để hợp thức hóa nguồn gốc cát. Số tiền thu được, Bình sử dụng chi cho một số cán bộ cơ quan chức năng, trong đó có ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở TN-MT An Giang.
Liên quan vụ việc, trong các ngày 10 và 14.8, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên; đưa, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68 và các đơn vị có liên quan. Qua đó, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 18 bị can; trong đó có Lê Quang Bình và Nguyễn Việt Trí.
Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, để khai thác vượt khối lượng cấp phép hơn 3,2 triệu m 3, Công ty Trung Hậu 68 đã khai thác vượt độ sâu cấp phép (cấp phép -16 m nhưng khai thác vị trí sâu nhất đến -42 m). Đáng lẽ phải cung cấp cát cho 4 DA trọng điểm nêu trên nhưng với 4,7 triệu m 3 cát khai thác được, công ty này chỉ cung cấp hơn 900.000 m 3, còn lại khoảng 3,8 triệu m 3 được tuồn ra bên ngoài. Trong quá trình khai thác, mặc dù đã khai thác vượt độ sâu cho phép, nhóm của Công ty Trung Hậu 68 còn móc ngoặc với lãnh đạo và nhóm cán bộ Sở TN-MT An Giang tham mưu cho tỉnh An Giang cấp giấy phép nâng trữ lượng khai thác, gây thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản.
Miền Tây khan hiếm cát, giá đội lên cao
Hàng loạt sai phạm cấp phép khai thác cát ở An Giang
Mới đây Thanh tra Chính phủ đã kết luận thanh tra về công tác cấp giấy phép khai thác cát trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2020 có hàng loạt sai phạm, tỉnh đã cho gia hạn đối với 15 giấy phép khai thác cát cấp trước ngày 1.7.2011 không đúng so với quy định của luật Khoáng sản; đồng thời cấp 7 giấy phép khai thác thuộc khu vực không đấu giá nhưng tỉnh không xác định phục vụ riêng cho các công trình xây dựng trọng điểm của quốc gia hay của tỉnh nên tỉnh An Giang phải thu hồi các giấy phép khai thác cát đã cấp sai quy định. Thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh An Giang đã ban hành quyết định thu hồi 6 giấy phép khai thác cát sông, bao gồm 3 giấy phép đã cấp cho Công ty Tân Lê Quang và DNTN Thái Bình đối với 3 khu mỏ trên sông Hậu và 3 giấy phép khai thác cát trên sông Tiền đã cấp cho Công ty Xây lắp An Giang, HTX khai thác cát Chợ Mới và Công ty Hải Toàn.
Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững
Chính phủ vừa ban hành Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cắt giảm 10% hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi so với năm 2020; xác định sản lượng cho phép khai thác theo loài đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương.
Chính phủ vừa ban hành Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025. Ảnh: TTXVN
Ngày 19/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1090/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 (Chương trình).
100% các tỉnh, thành phố ven biển xác định hạn ngạch tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý; 100% tàu cá hoạt động vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định và được cung cấp bản tin dự báo ngư trường phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả.
Chương trình cũng đặt mục tiêu các địa phương xây dựng được ít nhất 3 mô hình, dự án thí điểm thuộc một trong những dự án, mô hình về: Chợ đầu mối, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực; Mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản; Mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.
Thực hiện giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác và nguyên liệu hải sản nhập khẩu; 100% tàu cá được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Hoàn thiện và cập nhật, khai thác và quản lý hiệu quả Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) trên toàn quốc; xây dựng và triển khai mô hình quản trị sổ hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.
Một trong các nhiệm vụ của Chương trình là phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tham gia tích cực, phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân trong chuỗi giá trị sản xuất khai thác thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác. Khuyến khích, vận động thành lập Hội, Hiệp hội thương lái, nậu vựa tại địa phương.
Xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề, từng địa phương.
Tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác tại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
Xây dựng các mô hình chuyển đổi nghề, phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng nghề cá ven biển phù hợp với đặc thù của địa phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, nhất là bản sắc văn hóa của các vùng miền ven biển, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường từng bước tạo việc làm ổn định, nâng cao mức sống của cộng đồng ngư dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển gắn với xây dựng nông thôn mới.
Nhiệm vụ khác của Chương trình là tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản. Cụ thể, tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo Luật Thuỷ sản 2017.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các tàu cá "3 không": Không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm. Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản nhất là đối với các tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); đánh bắt sai vùng, sai tuyến.
Tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý đối với hoạt động sửa chữa, đóng mới, cải hoán tàu cá, nhất là các doanh nghiệp sửa chữa, đóng mới cải hoán tàu cá liên vùng.
Tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định về cấm khai thác, tạm ngừng khai thác có thời hạn, vùng cấm khai thác, cấm theo nghề tại một số vùng biển, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào tiếp tục tăng Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam - Lào đạt 1,076 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu đạt 414,5 triệu USD, tăng 1,37%; kim ngạch nhập khẩu đạt 662 triệu USD, tăng 50,7%. Sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu tại...