“Điểm đến” của những người nhiễm HIV/AIDS đồng giới
Thành viên Nhà Cộng đồng Glink
5 năm qua, Nhà Cộng đồng Glink đã hỗ trợ hàng nghìn người nhiễm HIV/ AIDS.
Dược sĩ Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc chi nhánh Glink Hà Nội, tại địa chỉ của Nhà cộng đồng Glink ở số 18 ngõ 9 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho biết, Glink được thành lập năm 2019 với sứ mệnh cùng chung tay hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng LGBT nhiễm HIV/AIDS.
Nhóm gồm các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, nhân viên tư vấn và các cộng tác viên có cùng chung chí hướng mang lại cuộc sống tốt hơn cho những người đồng tính nhiễm HIV.
“Hiện Glink đã có 7 phòng khám trên cả nước. Trong 5 năm, chúng tôi đã hỗ trợ riêng tại Hà Nội khoảng 3.000 người đến sử dụng phương pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và chuyển gửi khoảng 1.000 người dương tính đi điều trị tại các cơ sở y tế”, anh Nguyễn Duy Hùng chia sẻ.
Nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM) là nhóm yếu thế trong cộng đồng bởi bị kỳ thị và sống kín đáo, khó tiếp cận các dịch vụ chữa trị HIV/AIDS hơn các nhóm đối tượng khác. Chính vì vậy, Glink thành lập ra để hỗ trợ cộng đồng MSM và đặc biệt, nhân viên tại Glink đều là người trong cộng đồng MSM nên dễ dàng tiếp cận hơn với những người thuộc nhóm này.
Dược sĩ Nguyễn Duy Hùng cho biết, trung bình mỗi tháng có khoảng 300-400 người đến sử dụng dịch vụ PrEP miễn phí và các dịch vụ có phí khác tại Glink.
Dược sĩ Duy Hùng (trái) tư vấn cho bệnh nhân
Nguyễn Trần Q., sinh năm 2004, có quan hệ tình dục đồng giới không an toàn đã được nhóm tiếp cận để xét nghiệm HIV. Kết quả dương tính với HIV khiến Q. bị sốc và rơi vào trầm cảm. Nhân viên Glink đã nỗ lực tư vấn, giải thích rõ về HIV và gửi Q. đến trung tâm y tế gần nhất để được xét nghiệm khẳng định.
Video đang HOT
Sau đó, Q. được điều trị ARV miễn phí bằng bảo hiểm y tế. Sau 3 tháng, Q. đã được làm xét nghiệm tải lượng và có kết quả dưới ngưỡng không phát hiện, sức khỏe cũng được hồi phục và bản thân không còn mặc cảm về bản thân nữa. “Bạn ấy đã vượt qua cú sốc, sống vui vẻ trở lại và đang hạnh phúc bên người yêu”, anh Hùng cho biết.
Trường hợp của Nguyễn Trần Q. chỉ là một trong số hàng nghìn trường hợp nhiễm HIV/AIDS tìm đến Nhà Cộng đồng.
Để thu hút được đông đảo cộng đồng MSM nhiễm HIV/AIDS tìm đến, Glink tạo một hệ sinh thái truyền thông online qua các nền tảng có đông cộng đồng MSM, đồng thời đăng các bài viết truyền thông trên các trang website, trang mạng xã hội của Glink để giới thiệu về PrEP, TelePrEP (dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ xa) và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác cho các nhóm có nguy cơ cao.
Nhóm cũng tạo các video quảng bá chiến dịch “Lần đầu mạnh dạn” và truyền thông các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên, tạo các video clip ngắn về các hoạt động chiến dịch Unitour, truyền thông về PrEP và an toàn tình dục cho sinh viên.
Dược sĩ Duy Hùng cho biết thêm, thời gian tới, nhóm sẽ đẩy mạnh truyền thông trong các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông để tuyên truyền về HIV, nhằm giảm sự lây nhiễm ở người trẻ và tuổi vị thành niên; đồng thời giúp phụ huynh biết được tầm quan trọng của phòng tránh HIV đối với lứa tuổi dưới 18 và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, năm 2023, số người nhiễm HIV mới chủ yếu ở nam quan hệ tình dục đồng giới, chiếm 49%. Tính đến hết quý 3/2023, có 60.020 người sử dụng PrEP ít nhất 1 lần, hơn 80,6% đối tượng MSM tham gia phương pháp này.
Tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nhóm đồng giới nam cao
Trong số 8.025 trường nhiễm HIV mới 6 tháng đầu 2023, có 82,5% là nam giới, độ tuổi chủ yếu từ 16 - 29 (46,6%), tiếp đến là 30 - 39 (29,1%).
Về nguyên nhân lây nhiễm HIV, đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (74,3%), quan hệ đồng giới nam chiếm 41,4%.
Theo Bộ Y tế, nhiễm mới HIV là tình trạng nhiễm HIV được xác định sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể đến trước 12 tháng hoặc xác định theo các dấu ấn sinh học quan sát được.
6 tháng đầu năm 2023 có 8.025 ca nhiễm HIV mới
Thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong giai đoạn 2017-2019, trung bình 9 tháng đầu năm ghi nhận lần lượt là 6.683 ca - 5.700 ca - 8479* ca mắc mới HIV (*số liệu 10 tháng đầu năm 2019). Ước tính mỗi năm ghi nhận khoảng 9.800 - 10.000 ca mắc mới.
Xét nghiệm chẩn đoán HIV
SHUTTERSTOCK
Năm 2020 có khoảng 13.000 người nhiễm HIV. So sánh với số liệu năm 2019 cho thấy tổng số ca mắc mới tăng mạnh, tỷ trọng nhóm tuổi trẻ (16 - 29 tuổi) trong số người nhiễm HIV được phát hiện tăng, từ 37,9% lên 45,5%.
Trong 10 tháng đầu 2021 cả nước ghi nhận 10.925 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính. Ước tính năm 2021, cả nước phát hiện khoảng 13.000 trường hợp HIV dương tính. 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam phát hiện 9.025 người nhiễm HIV mới, ước tính cả năm khoảng 12.000 ca mắc mới. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, đã ghi nhận 8.025 trường hợp nhiễm HIV mới.
Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, quan hệ tình dục không an toàn như quan hệ tình dục cùng lúc với nhiều người, quan hệ tình dục với người lạ, quan hệ không dùng bao cao su... là những nguyên nhân chính khiến gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV những năm gần đây.
Quan hệ đồng giới nam chiếm 41,4%
Theo Bộ Y tế, trong số 8.025 trường nhiễm HIV mới 6 tháng đầu 2023, có 82,5% là nam giới, độ tuổi chủ yếu từ 16 - 29 (46,6%), tiếp đến là 30 - 39 (29,1%). Về nguyên nhân lây nhiễm HIV, đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (74,3%), quan hệ đồng giới nam (MSM) chiếm 41,4%.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, nếu như trước đây, lây nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu qua đường máu ở nhóm nghiện chích ma túy (IDU) và lây qua đường tình dục ở nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD), thì những năm gần đây, lây truyền qua đường quan hệ tình dục ở MSM đang có xu hướng tăng. Năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV trung bình trong nhóm MSM là 6,7%, năm 2017 tăng lên 12,2%, đến năm 2020 là 13,25%.
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM tăng cao qua các năm so với nhóm IDU, PNBD
BYT
Theo thạc sĩ, bác sĩ Cao Kim Thoa, Phó trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV (Cục Phòng, chống HIV/AIDS), 3 - 4 năm gần đây, số ca nhiễm HIV ghi nhận tại Việt Nam đều tăng ở nhóm người trẻ và MSM. MSM có nguy cơ cao nhiễm HIV do họ thường có nhiều bạn tình, quan hệ không sợ mang thai và đường quan hệ cũng dễ lây nhiễm hơn.
Nguyên nhân gia tăng ca nhiễm HIV ở nhóm MSM
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Lâm Vĩnh Phúc, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn (TP.HCM), cho biết số ca nhiễm HIV gia tăng ở nhóm MSM là do quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su.
Quan hệ tình dục không dùng bao cao su sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV
SHUTTERSTOCK
Bác sĩ Vĩnh Phúc cho biết, các con đường lây nhiễm HIV ở nhóm MSM có thể kể đến như sau:
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn mang lại nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất. Do niêm mạc hậu môn mỏng, niêm mạc trực tràng có nhiều mao mạch, dễ bị tổn thương, dễ chảy máu, hậu môn cũng không có các tuyến tiết chất nhờn để bôi trơn nên dễ bị trầy xước. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không sử dụng chất bôi trơn cũng như bao cao su sẽ gây trầy xước hậu môn khiến vi rút HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể đối phương.
Vi rút HIV có rất nhiều trong tinh dịch, vì vậy hành động cọ xát dương vật vào nhau cũng khiến bệnh lây truyền. Thêm nữa, đầu dương vật chỉ được bảo vệ bởi lớp niêm mạc mỏng chứ không phải lớp da thường, vì vậy trong quá trình cọ xát, âu yếm, có thể tạo ra những vết trầy xước, tổn thương mà mắt thường không nhìn thấy được, điều này vô tình tạo môi trường cho vi rút HIV xâm nhập.
Mặc dù quan hệ bằng miệng có tỷ lệ nhiễm bệnh ít hơn nhưng nếu người nhiễm HIV bị lở miệng, chảy máu chân răng hay loét miệng thì cũng sẽ có khả năng lây bệnh cho người còn lại.
Bác sĩ Vĩnh Phúc chia sẻ, hiện nay nhiều người coi chất bôi trơn như "thần dược", có thể ngăn ngừa vi rút HIV và quên luôn việc sử dụng bao cao su. "Đây là quan điểm thiếu căn cứ, không khoa học. Chất bôi trơn có thể làm giảm trầy xước chứ không hoàn toàn loại bỏ nguy cơ lây nhiễm bệnh", bác sĩ Phúc phân tích.
Bác sĩ sản khoa cảnh báo nguy cơ mắc những bệnh t.ình d.ục khi l.àm "c.huyện ấ.y" sai cách Nhiều bạn trẻ ngày nay khi quan hệ chỉ chăm chăm quan tâm đến chuyện tránh thai mà không chú ý nhiều đến việc tránh các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục. Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung cho biết, bệnh lây truyền qua đường tình dục là những bệnh có thể lây từ bạn tình qua t.inh d.ịch...