Điểm danh 6 nguyên nhân khiến gót chân đau nhói khi di chuyển
Nhiều người bị đau gót chân mà không rõ nguyên nhân. Thậm chí, cảm giác đau nhói được mô tả như dao đâm dưới gót chân khi đi những bước đầu tiên vào buổi sáng.
Viêm cân gan chân là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến triệu chứng đau gót chân, ước tính khoảng 10% dân số bị bệnh này.
Đây là tình trạng viêm dải mô dày, chạy dọc theo lòng bàn chân và nối xương gót chân với các ngón chân. Viêm cân gan bàn chân thường gây đau nhói như dao đâm dưới gót chân, xuất hiện khi bước đi những bước đầu tiên vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Khi đứng dậy và di chuyển, cơn đau có xu hướng giảm dần nhưng có thể quay trở lại sau khi đứng lâu. Bệnh này thường gặp ở những người có nghề nghiệp phải đi bộ hoặc đứng lâu như giáo viên, tiếp tân, công nhân, người chạy bộ, múa ba lê…
Viêm gân Achilles ( viêm gân gót)
Viêm gân Achilles là một chấn thương do sử dụng quá mức gân gót. Biểu hiện của bệnh thường bắt đầu bằng cơn đau nhẹ ở phía sau chân hoặc phía trên gót chân sau khi chạy hoặc hoạt động thể thao. Gân gót bị căng khi chúng ta đi, chạy, nhảy hoặc nhón chân lên.
Cấu trúc của gân gót yếu đi theo tuổi tác, điều này có thể khiến gân dễ bị chấn thương hơn, đặc biệt ở những người chỉ hoạt động thể thao vào cuối tuần hoặc đột ngột tăng cường độ tập luyện.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau nhói gót chân. Ảnh: BVCC.
Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra tại các khớp thực hiện chuyển động lặp đi lặp lại gây áp lực lên bao hoạt dịch xung quanh khớp.
Hầu hết các trường hợp bị đau do viêm bao hoạt dịch sẽ cải thiện trong vòng vài tuần nếu được điều trị thích hợp nhưng dễ tái phát. Các triệu chứng gồm đau, sưng, đỏ và đau hơn khi vận động.
Video đang HOT
Gai gót chân là hiện tượng canxi tích tụ ở mặt dưới của xương gót chân, thường đi kèm tổn thương mô mềm. Tính chất đau có thể từng cơn hoặc mãn tính, đặc biệt là khi đi hoặc chạy bộ.
Nhiều người mô tả cơn đau do gai xương gót giống như bị dao hoặc ghim đâm vào gót chân khi đứng dậy vào buổi sáng. Sau đó, cơn đau giảm dần và chuyển thành đau âm ỉ.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Triệu chứng của bệnh bao gồm cảm giác tê, châm chích, nóng rát, ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay, có thể có teo cơ và yếu liệt chân. Bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh lý này.
Đây là một hội chứng ít gặp hơn so với các bệnh lý khác. Ống cổ chân được bao phủ bởi một dây chằng dày giúp bảo vệ các cấu trúc bên trong gồm mạch máu, gân cơ và dây thần kinh chày. Bất cứ nguyên nhân nào gây chèn ép lên dây thần kinh chày cũng có thể dẫn đến hội chứng ống cổ chân.
Người bệnh có triệu chứng đau tê lan dọc theo đường đi của dây thần kinh chày từ sau mắt cá trong xuống bàn chân, có thể lan xuống gót chân.
Một số biện pháp giúp phòng tránh đau gót chân
Chọn giày dép phù hợp với kích thước chân và phù hợp với hoạt động, hạn chế sử dụng giày cao gót. Đôi giày khi tập thể dục hoặc chạy bộ phải có đệm cho gót chân và phần đỡ vòm chắc chắn.
Không đi dép ngắn hơn chiều dài chân. Duy trì cân nặng phù hợp. Tránh các hoạt động gây căng cơ quá mức. Bạn nên dành thời gian giãn cơ bắp chân và gân gót vào buổi sáng, trước khi tập và sau khi tập thể dục để duy trì sự linh hoạt.
Nếu bạn mới bắt đầu một chế độ tập luyện, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần thời gian cũng như cường độ tập luyện.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bình Minh
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3
3 lưu ý khi mắc viêm cột sống dính khớp tránh tàn phế
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính gồm các biểu hiện viêm cột sống và khớp cùng chậu mạn tính gây cứng, dính cột sống.
Cho đến nay bệnh viêm cột sống dính khớp vẫn chưa có điều trị triệt để vì vậy, việc hiểu biết về căn bệnh này là vô cùng quan trọng.
Viêm cột sống dính khớp có biểu hiện thế nào?
Trong thời kỳ đầu phát bệnh, các triệu chứng viêm cột sống dính khớp thường nhẹ nên không được chú ý. Khi triệu chứng đã rõ thì bệnh đã tiến triển từ vài tháng đến vài năm.
Dấu hiệu sớm thường là đau cột sống thắt lưng và viêm các khớp chi dưới. Đau tăng lên về đêm và cứng cột sống thấy rõ nhất là lúc sáng sớm mới ngủ dậy.
Ở giai đoạn muộn có các biến dạng cột sống rõ rệt như eo lưng dẹt do teo cơ cạnh cột sống, lưng gù, cổ vươn về phía trước. Khớp háng bị viêm trong 70% trường hợp, thường xuất hiện trong 5 năm đầu bị bệnh, có biểu hiện đau vùng bẹn, sau mông, hạn chế vận động phần hông, cơ mông đùi teo.
4 dấu hiệu của viêm cột sống dính khớp và cách điều trị
Viêm cột sống dính khớp, điều trị như thế nào?
Khớp gối chủ yếu sưng đau, ít nóng đỏ, có thể kèm theo tràn dịch khớp, làm hạn chế các động tác gấp dũi chân, đi lại khó khăn. Một số khớp khác cũng có thể bị tổn thương như khớp cổ chân. khớp vai. Đau gót chân và đau hay sưng tấy ở những điểm bám gần dây chằng vào xương gọi là viêm gân bám tận.
Ngoài ra, bệnh còn có một số biểu hiện toàn thân và ngoài khớp như sốt. gầy sút, viêm màng bồ đào, hở van tim, loạn nhịp tim,... những bất thường đó có thể chuẩn đoán khi chụp X-quang tim phổi, làm điện tim và siêu âm tim.
Ở giai đoạn muộn viêm cột sống dính khớp có các biến dạng cột sống rõ rệt như eo lưng dẹt do teo cơ cạnh cột sống.
Viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không?
Nếu viêm cột sống dính khớp không được phát hiện và điều trị sớm sẽ phát triển nặng dần, dẫn đến dính và biến dạng và cứng toàn bộ cột sống và hai khớp háng, khiến người bệnh bị tàn phế. Tình trạng gù lưng nhiều có thể khiến các xương sườn chạm vào xương cánh chậu gây đau, hạn chế giãn nở lồng ngực, gây suy hô hấp, suy tim. Các biến chứng nặng nề còn có chèn ép tủy và thần kinh do hẹp ống sống.
Làm thế nào để không bị tàn phế?
Cho đến nay viêm cột sống dính khớp vẫn chưa có điều trị triệt để, điều trị hiện đại giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển tổn thương cấu trúc của bệnh. Điều trị bao gồm dùng thuốc, tiêm thuốc giảm đau tại chỗ kết hợp với vật lý trị liệu và tập thể dục, trường hợp nặng thì cần đến phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần có chế độ vận động và sinh hoạt khoa học giúp kiểm soát đau, tránh cứng khớp.
Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, khi khớp không vận động thì phải đặt khớp ở vị trí thích hợp để kết hợp dùng với nẹp nghỉ để tránh co rút khớp. Ngoài ra cần kiên trì tập duỗi thẳng chi và cuộc sống để giảm nhẹ các cơn đau do co rút cơ gây ra. Khi nằm nghỉ, người bệnh phải nằm trên nên cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng để tránh các khớp bị co rút nặng thêm.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần có chế độ vận động và sinh hoạt khoa học giúp kiểm soát đau, tránh cứng khớp.
Khi bệnh đã đỡ thì cần phải tích cực vận động càng sớm càng tốt để chống dính khớp. Bạn phải hiểu rằng tập vận động khớp và điều trị bằng thuốc đều có tầm quan trọng như nhau, để duy trì được tư thế tốt nhất của cột sống, tăng cường sức cơ của các cơ cạnh sống và tăng hoạt động của các cơ hô hấp. Tránh mang vác nặng ngồi lâu không thay đổi tư thế. Nếu thấy khớp háng không thoải mái thì nên đi kiểm tra sớm và khám định kỳ, đối với người có khớp háng đã bị cứng đơ không thể sinh hoạt và làm việc bình thường thì phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.
Tóm lại: Viêm cột sống dính khớp cần phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan. Mục đích của điều trị là giảm đau chống viêm và vật lý trị liệu để duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và ngoại vi.
Điều quan trọng là cần tuân thủ đúng chế độ thuốc men và tập luyện do các bác sĩ chuyên khoa chị định. Giai đoạn tiến triển của bệnh nếu không được điều trị đúng các khớp bị phá hủy nhiều gây dính khớp ở tư thế xấu.
Những kiểu giày cao gót gây hại bàn chân Giày cao gót có thể khiến người mang bị đau, phồng rộp, sưng tấy ở phía sau gót chân, thậm chí ảnh hưởng xấu tới cấu trúc xương. Nhiều chị em mang giày cao gót gặp tình trạng mụn nước, sưng tấy, viêm bao hoạt dịch và đau ở gân achilles, gân lớn nhất cơ thể kéo dài từ bắp chân tới xương...