Dịch COVID-19: Đứng ngồi không yên vì xe bỏ bến: Do khách hay doanh nghiệp
Dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát với xu hướng phức tạp hơn đã khiến cho việc đi lại bằng các phương tiện công cộng của người dân trong các bến xe giảm sâu.
Đỗ, chờ khách trong bến xe Nước Ngầm từ 14 giờ nhưng đến 17 giờ xe vẫn chưa đón được 1 người khách nào, bác tài Nguyễn Văn Dũng, nhà xe Nam Quỳnh Anh chạy tuyến Hà Nội – Nghệ An bày tỏ, dịp Tết nhưng xe “âm” suốt, ra không khách, về cũng không khách. Do lo sợ dịch bệnh , hành khách đặt vé rồi trả lại không đi nữa. Xe rỗng nhưng đúng giờ vẫn phải xuất bến (18 giờ) vẫn phải chạy, xe rỗng nhà xe lỗ nhiều nên rất lo lắng.
Với 20 “lốt” xe hoạt động tại bến Mỹ Đình , bình thường cứ 15 phút nhà xe Sao Việt – thương hiệu hoạt động vận tải của Công ty TNHH Minh Thành Phát có một lượt xe xuất bến đi Lào Cai. Tuy nhiên từ Tết Tân Sửu đến nay, tần suất này được nhà xe tăng lên 120 phút (2 giờ) mới có 1 lượt xe xuất bến, nhưng vẫn vắng khách. Do không có khách, từ đầu năm đến nay, từ 20 lượt xe xuất bến mỗi ngày, hiện nhà xe Sao Việt chỉ duy trì 5 lượt xe/ngày, giảm 75%.
Với mảng xe du lịch , ông Nguyễn Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát cho biết, để chuẩn bị cho dịp cao điểm tết và mùa du xuân sau Tết Tân Sửu , quý IV/2020 vừa qua, Công ty TNHH Minh Thành Phát đã đầu tư 10 xe chở khách loại hiện đại nhất. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bùng phát trở lại, lô xe mới đầu tư của nhà xe Sao Việt hiện phải nằm trong bãi, chưa được lăn bánh chở khách du lịch ngày nào.
Đề cập khoản kinh phí đầu tư lô xe trên, ông Bằng cho biết, với giá trị 4,2 tỷ đồng/xe, đơn vị đã phải chi 42 tỷ đồng cho lô 10 xe trên. “Để huy động được khoản tiền này, 70% số vốn trên chúng tôi phải vay ngân hàng. Theo hợp đồng cam kết với ngân hàng, Công ty có trách nhiệm trả cả gốc và lãi trong vòng 48 tháng (4 năm). Như vậy, tuy xe không chạy nhưng hiện mỗi tháng trung bình cả lãi và gốc đơn vị đang phải trả cho ngân hàng 900 triệu đồng. Đó là chưa kể, lương nhân viên, phí bến bãi…”, ông Bằng nói.
Với Cty TNHH vận tải Việt Thanh, hiện đang có hơn 30 lốt xe hoạt động tại bến Mỹ Đình , chủ yếu chạy các tuyến Quảng Ninh, Hải Phòng, khi dịch bùng phát, từ sau tết toàn bộ các lốt xe này phải dừng hoạt động.
70% nhà xe bỏ bến
Ngày 25/2, có mặt tại bến xe Mỹ Đình, nhiều khu vực thường dày đặc xe khách đỗ xếp khách đi các tuyến như Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh… nhưng chiều qua chỉ lác đác xe khách. Một số xe đỗ đến hết thời gian chờ lốt trong bến nhưng vẫn không có khách. Tại các khu vực có cột biển báo đề xe chạy các tuyến như Lào Cai, Quảng Ninh, Tuyên Quang… còn không có xe hoạt động.
Ông Lý Trường Sơn, Giám đốc bến xe Mỹ Đình cho biết, bình thường bến có 900 lượt xe xuất bến/ngày, nhưng hai tuần qua chỉ khoảng có 400 đến 500 lượt xe xuất bến/ngày (giảm khoảng 50%).
Cùng với các khoản trả gốc, lãi ngân hàng do đầu tư mua xe, hầu hết các doanh nghiệp vận tải hành khách còn đang đối mặt với nguy bị Sở GTVT Hà Nội phạt, cắt lốt vì bỏ bến quá 30% tần suất hoạt động. Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, đây là tình huống bất khả kháng do bến không có khách phải dừng hoạt động chứ không phải doanh nghiệp tự bỏ bến.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, trong ngày 25/2, Hiệp hội đã họp và đi đến thống nhất sẽ có văn bản đề nghị Sở GTVT, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải vượt qua khó khăn. Cụ thể, trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 cần nới lỏng hoặc bỏ các quy định về phạt giám sát lượt xe hoạt động tại bến theo biểu đồ; giãn các khoản nợ cho doanh nghiệp vận tải…
Cùng với các khoản trả gốc, lãi ngân hàng do đầu tư mua xe, hầu hết các doanh nghiệp vận tải hành khách còn đang đối mặt với nguy bị Sở GTVT Hà Nội phạt, cắt lốt vì bỏ bến quá 30% tần suất hoạt động. Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, đây là tình huống bất khả kháng do bến không có khách phải dừng hoạt động chứ không phải doanh nghiệp tự bỏ bến.
Giám đốc công ty cổ phần bến xe Hà Nội Nguyễn Anh Toàn cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, công ty đã xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, yêu cầu các bến xe, doanh nghiệp vận tải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương và thành phố về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 cũng như phối hợp với các lực lượng chức năng, doanh nghiệp vận tải đảm bảo tình hình an ninh trật tự, chống ùn tắc giao thông, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại cho người dân, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19
Thủ tướng chỉ đạo phải có quy trình lưu thông hàng hóa ở vùng dịch
Đây là chỉ đạo được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 về công tác phòng chống dịch bệnh.
Hơn 10 tấn bắp cải được vận chuyển từ Hải Dương vào TP.HCM để tiêu thụ - Ảnh: NHẬT THỊNH
Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết việc ách tắc hàng hóa thời gian ban đầu tại Hải Dương là kinh nghiệm cho các địa phương khác. Hiện Bộ Công thương đã kết nối với các đơn vị tiêu thụ lớn, tập đoàn bán lẻ để tiêu thụ hàng hóa cho Hải Dương. Tuy nhiên, ông An cho rằng vướng không phải do nhu cầu không có, chuỗi siêu thị không nhiệt tình mà là do vấn đề vận tải.
Trước đó, dù Bộ Y tế đã có hướng dẫn về vận tải hàng hóa an toàn nhưng có tình trạng các tỉnh hiểu khác nhau, áp dụng khác nhau. Đến nay, vấn đề cơ bản đã được xử lý nhưng cần rút kinh nghiệm bởi đại diện Bộ Công thương cho rằng việc tháo gỡ để hàng hóa lưu thông là điều kiện căn bản để thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.
Trước thực trạng trên, Thủ tướng cho rằng việc bảo vệ sức khỏe nhân dân rất quan trọng nhưng không thể vì chống dịch mà ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người dân. Do đó, nếu không giải quyết sớm thì dứt khoát là ảnh hưởng tới tăng trưởng phát triển nên Thủ tướng yêu cầu trong tiêu thụ hàng hóa, thông thương không được "ngăn sông cấm chợ".
Theo đó, Bộ Công thương chủ trì, cùng với Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế ban hành ngay quy trình tiêu thụ nhanh các sản phẩm nông nghiệp trong vùng có dịch, vừa bảo đảm yêu cầu phòng dịch vừa không để ách tắc.
Đối với các tỉnh đang có dịch, chủ tịch UBND tỉnh có biện pháp cụ thể để kiểm soát dịch, đồng thời đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế không can thiệp sâu vào những vấn đề cụ thể của địa phương, giao quyền cho địa phương ban hành các biện pháp cụ thể ở địa phương mình như phong tỏa, thực hiện các chỉ thị 15, 16... tùy tình hình địa phương và kịp thời giải tỏa khi tình hình đã ổn định, xem xét cụ thể để không ách tắc.
Hải Phòng "nới tay" với Hải Dương
Theo UBND TP Hải Phòng, trong khi chờ Bộ Công thương ban hành quy trình lưu thông hàng hóa ra vào vùng dịch bệnh, từ 20h ngày 24-2, các phương tiện vận tải hàng hóa được lưu thông trên quốc lộ 5 (khuyến khích các phương tiện không nhận, trả hàng tại Hải Dương không đi qua quốc lộ 5).
Trước đó, từ nhiều ngày nay lượng xe tải trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tăng đột biến gây ùn tắc tại nút giao quốc lộ 10. Việc cho phép xe chở hàng đi qua quốc lộ 5 để ra vào Hải Phòng sẽ giúp giảm tải, giải quyết vấn đề này.
Các xe vận tải hàng hóa từ Hải Dương vào thành phố phải có hợp đồng, đơn hàng (nơi sản xuất, nơi giao hàng, nơi nhận hàng...) và lái xe, phụ xe phải có giấy xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR tại các đơn vị đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 trong thời gian 5 ngày gần nhất.
Các lái xe và phụ xe chở hàng hóa từ Hải Phòng đi các địa phương khác phải có giấy xác nhận ghi rõ tên lái xe và phụ xe của chủ phương tiện hoặc UBND cấp xã. Các chủ phương tiện và chủ giao nhận hàng giám sát việc lái xe, phụ xe áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 và chịu trách nhiệm khi lái xe, phụ xe làm lây lan dịch bệnh COVID-19 trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, Hải Phòng cũng bỏ quy định chủ phương tiện tại Hải Phòng phải bố trí chỗ ở tập trung.
Nhiều nơi "giúp" Hải Dương
Chốt kiểm soát dịch ở TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương)- Ảnh: CHÍ TUỆ
Liên quan tình hình lưu thông hàng hóa tại Hải Dương, ông Phạm Thanh Hải - giám đốc Sở Công thương tỉnh Hải Dương - cho biết hiện các địa phương như Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh... đều đã tạo thuận lợi cho lưu thông, tiêu thụ hàng hóa "rất mạnh" cho địa phương.
Cũng theo ông Hải, Bộ Y tế cần xem xét lại điều kiện phòng chống dịch đối với tài xế vận chuyển hàng hóa, bởi theo công văn số 898 ngày 7-2-2021 của Bộ Y tế thì phải tổ chức xét nghiệm COVID-19 hai lần cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đi ra từ khu vực phong tỏa hoặc khu vực ổ dịch (vào thời điểm trước khi đi và khi quay về).
"Trong khâu vận tải, xe chuyển hàng nông sản của Hải Dương có thể đến từ nhiều tỉnh, thành phố và có thể đi qua nhiều tỉnh, thành phố khác. Vậy tài xế phải lấy xét nghiệm PCR ở đâu thì chưa có hướng dẫn.
Việc lấy mẫu xét nghiệm này cũng không cần thiết, bởi các lái xe thường ở doanh nghiệp và Bộ Y tế đã để các doanh nghiệp phải tự đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch và phải đủ điều kiện mới được hoạt động.
Do đó, thay vì yêu cầu lái xe phải có xét nghiệm PCR âm tính COVID-19 như công văn số 898 thì Bộ Y tế có thể yêu cầu tài xế phải kiểm tra COVID-19 sau 5-7 hoặc 10 ngày sẽ hợp lý hơn" - ông Hải nêu.
Nông sản Hải Dương có thể vào Hải Phòng
Tối 24-2, Hải Phòng cho biết hàng hóa từ Hải Dương được vào TP Hải Phòng, không yêu cầu chỉ cho nông sản phục vụ xuất nhập khẩu như trước nữa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ trong ngày 24-2, đại diện một doanh nghiệp chế biến nông sản tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết sáng cùng ngày tài xế của đơn vị có thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, có kết quả xét nghiệm âm tính của CDC Hải Dương chở hàng nông sản từ cơ sở để cung cấp cho một số siêu thị, khu trung tâm thương mại tại Hải Phòng nhưng không được qua chốt kiểm soát nên phải quay đầu xe trở lại.
Thủ tướng: "Không phải cứ dịch bệnh là đóng cửa!" Trước tình hình một số địa phương khó tiêu thụ nông sản vì dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: "Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Tinh thần là vậy chứ không phải dịch bệnh là đóng cửa". "Nóng" chuyện tiêu thụ nông sản ở Hải Dương Sáng 24/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp trực...